Ý nghĩa và những tục lệ ngày Tết Nguyên đán ở Việt Nam

Tết Nguyên đán là ngày đoàn tụ, là ngày làm mới và là ngày của hy vọng đối với người dân Việt Nam. Chính thức tết gồm ba ngày đầu tiên của năm mới âm lịch, nhưng thật ra người ta ăn mừng năm mới lâu hơn thế nữa, kéo dài đến cả tháng. Giây phút thiêng liêng nhất là đêm giao thừa, là lúc 0 giờ bắt đầu bước qua năm mới.

Tản mạn về Xuân

Lớn lên ở làng quê nên với tôi mùa Xuân là những hương đồng, gió nội và những cơn mưa phùn rả rích. Từ trong một ký ức rất xa, tôi luôn thấy những hình ảnh của một làng quê nhỏ bé, xưa cũ và phảng phất buồn trong mưa.

Xuân là xuân khắp mọi nhà…

Mùa Xuân có lẽ là một trong những món quà tuyệt vời nhất mà tạo hóa dành ban cho muôn loài một cách hoàn toàn bình đẳng. Vì thế, việc khám phá ra mùa xuân trong chu kỳ vận chuyển của vũ trụ phải là một trong những khám phá vĩ đại có ý nghĩa nhất của con người.

Xuân Nam Bắc – Tết Bắc Nam

Hơn bảy trăm năm trước, Điều Ngự Giác hoàng Trần Nhân Tông, một chiều, từ đỉnh cao non thiêng Yên Tử, phóng tuệ quang bát nhã nhìn về phương Nam, thấy chân trời nơi cuối đất, một đồng bằng mênh mông, sông dài cuồn cuộn chảy, phù sa tuôn biển rộng, chim lớn rợp trời cao, cá tôm bơi đặc nước, bèn nảy ý tuần du phương Nam.

Hoài cảm Xuân

Tết đang đến thật gần. Những ngày này đường phố trở nên chật chội với khối người đông đảo hối hả ngược xuôi suốt từ sáng sớm cho đến tối khuya. Dường như ai cũng tranh thủ thời gian cố hoàn tất những công việc còn lại của năm cũ để nhẹ lòng khi bước vào năm mới.

Tản mạn về câu đối tết

Sáng tác câu đối là một thú chơi tao nhã của các bậc trí thức nhiều thời, có nội hàm văn hóa rất cao, thể hiện luân lý của người Á Đông nói chung, tính nhân văn của dân tộc ta nói riêng. Mỗi độ xuân về, ngoài việc trang hoàng nhà cửa, chuẩn bị bánh trái, nhà nào cũng dán câu đối.

Ấm nồng Tết Huế

Ăn mấy chục cái tết ở Huế rồi, vậy mà gần hết năm có người bạn ở xa điện về hỏi: "Tết Huế có chi vui không?" lại không biết trả lời thế nào, vì bao năm nay đều vậy, mặc dòng chảy của thời gian thì người Huế vẫn ăn tết rất riêng.

Niệm Phật đường Phong Quy Hòa – Nơi mùa xuân ở lại

Bỏ đi những vướng bận lo toan trong cuộc sống đời thường của những ngày giáp tết, được sự trợ duyên của nhóm Phật tử Tâm Hương, Tâm Tín, Tâm Điền đại diện cho ni sư  Thích Nữ Kiến Nguyệt và Phật tử chùa Phật An Mỹ Quốc, chúng tôi lại cùng ban từ thiện Vạn Hạnh TP. Đà Lạt đến với bà con Phật tử Niệm Phật Đường Phong Qui Hoà TP. Qui Nhơn.

Hái lộc đầu xuân

Một trong những kỷ niệm đẹp nhất mà tôi còn nhớ được về những mùa xuân thời thơ ấu là được theo mẹ lên chùa hái lộc. Từ sáng sớm ngày mồng một, anh em chúng tôi đã náo nức chờ đợi giây phút đầu tiên được mặc vào bộ quần áo mới chuẩn bị cho ngày Tết. Rồi tung tăng trên con đường làng đến chùa, chúng tôi càng hân hoan hơn nữa khi gặp biết bao người bạn nhỏ cũng xúng xính trong những bộ quần áo mới.

Bàn thờ Tết ở Nam bộ

Đối với dân tộc ta, chữ hiếu được xem là một trong những thước đo phẩm chất con người. Bởi vì có hiếu với cha mẹ, tổ tiên, ông bà thì mới cư xử tốt với đời. Và một trong những cách thể hiện cho trọn chữ hiếu đó là việc thờ cúng ông bà, tổ tiên.

Bài xem nhiều