Tết trong kí ức tuổi thơ tôi
Có lẽ Tết ngọt ngào lung linh rộn niềm vui lại là những ngày nằm trong kí ức tuổi thơ tôi, khi tôi 12 tuổi.
Nhớ những Tết xưa!
Chiều nay đi làm về, không khí lành lạnh dịu nhẹ, một chút mưa xuân vừa rơi ướt con đường. Tôi nghe lòng mình xao xuyến, một chút vui, một chút buồn, một chút lãng đãng vậy thôi mà thấy mắt cay cay!
Thương nhớ Tết xưa
Cứ gần đến Tết mình lại ngồi nhớ những cái Tết miền thơ ấu. Với con nít Tết bắt đầu từ ngày 20, sốt ruột bấm đốt ngón tay đếm từng ngày một. Ngày 22 vẫn chưa thấy có gì, trong nhà ngoài ngõ vẫn vắng hoe, sang đến ngày 23 bỗng rộn ràng hẳn lên, nhà nào cũng dựng cây nêu, đã nghe mùi hương khói, mùi xôi, mùi thịt cá thơm lừng. Người lớn tất bật hết chạy chợ lại nháo về nhà mua mua bán bán, có khi vừa chợ về đã vội vã nháo trở ra.
Vị Tết xa
Vị tết tôi thích nhất là vị mứt gừng. Mứt này làm bằng gừng già, củ to bằng bàn tay xòe ra, có lóng có đốt như những ngón tay mũm mĩm. Tôi không biết làm, chỉ thấy gần Tết dì tôi thường ngồi cả ngày xâm gừng, chốc chốc lại phải ngừng, ngâm hai bàn tay đỏ au vào nước vo gạo cho đỡ nóng.
Xuân thời gian
Trong một năm, thời khắc thiêng liêng đầy xúc cảm, đó là đêm giao thừa, thời điểm giao thoa giữa năm cũ và năm mới, cảm xúc giữa cái cũ và cái mới.
Mùa xuân nào cho cây Bồ đề đất Việt
Khi những con én ríu tít gọi cành cây thức giấc sau một mùa đông dài lười nhác thu mình tránh rét, là thời khắc rạo rực nhất cho vạn vật hồi sinh. Những chồi non bắt đầu ló dạng từ những thân cây tưởng chừng như già cỗi, hóa ra là đất trời và vạn vật đều xoay vần trong vòng tròn sinh, trụ, dị, diệt và rồi sinh,…
Giao thừa, ta thèm nụ cười quê hương
Chợt nhận ra, vào thời khắc thiêng liêng nhất, ta không khao khát được ăn, được uống, được ngắm hoa, được nhận lì xì... mà lúc đó thực sự nhớ về quê nhà, thèm được nhìn thấy người thân, nhìn thấy nụ cười của mọi người, nghe được lời chúc Tết.
Bâng khuâng, trống vắng khi Tết về
Tôi sẽ không bao giờ quên những lúc ngồi làm khuôn bánh chưng bằng lá dừa, gói lại với nếp, đậu và thịt mỡ. Không gì hạnh phúc bằng lúc ngồi quanh bếp lửa, chia sẻ chuyện vui buồn và chờ đón giao thừa.
Cái Tết ở Little Saigon
Có một điều thật lạ là bên Công giáo thì không tổ chức đón giao thừa như bên Phật giáo. Chính vì vậy mà toàn bộ kiều bào điều tập trung lại tại các chùa của người Việt để cùng đốt pháo và đón giao thừa.
Mơ ngày về
Cha mẹ tôi vẫn giữ văn hóa và phong tục ăn tất niên, cúng tổ tiên, chúc tết lì xì, nhưng tôi cảm thấy nó khô khan và nhạt nhẽo lắm chẳng giống như cái Tết trên quê nhà.