Mái ấm nơi cửa Thiền
Giữa không gian thanh tịnh với những mái cong cổ kính, bình dị của ngôi chùa Mía (Sơn Tây, Hà Tây), những năm qua 5 em gái nhỏ bị bỏ rơi từ lúc còn đỏ hỏn đã được sư thầy Thích Đàm Thanh mở rộng vòng tay từ bi, ân cần chăm sóc. Nhìn các em ríu rít chơi đùa trong sân chùa rồi lại ùa vào ôm vai, ôm cổ, nũng nịu gọi mẹ Đàm Thanh, chúng tôi cảm nhận được nơi đây đã đem đến cho các em mái ấm, một điểm tựa để khôn lớn và trưởng thành mà những người mẹ mang nặng đẻ đau đã không làm được.
Chùa Nghệ sĩ – nơi lưu giữ những thâm tình
Để tạo một môi trường sinh hoạt của giới văn nghệ sĩ qua ý định của NSND Phùng Há và ông bầu Xuân đã thành lập Hội Nghệ sĩ Ái hữu Sài Gòn-Gia Định. Trong suốt 10 năm (1948-1958) NSND Phùng Há chính là người có công đầu trong việc kết nối trách nhiệm, tương trợ những người nghệ sĩ sân khấu đang hành nghề tại Sài Gòn. Và kể từ ngày 29-10-1958 trên mảnh đất 6.000m2 tại Hạnh Thông Tây, quận Gò Vấp, giới nghệ sĩ Sài Gòn như có một địa chỉ chung để trở về, đó là chùa Nghệ Sĩ (Nhựt Quang tự – 116/6A Thống Nhất, Q.Gò Vấp).
Khoảng an bình nơi cửa chùa Bình An (TP. Hồ Chí Minh)
Bao năm nay, ngôi chùa Bình An trở thành ngôi nhà chung của những mảnh đời bất hạnh. Cửa chùa vẫn luôn rộng mở chở che những người già neo đơn, cô độc. Tiếng chuông chùa đang ươm những mầm xanh không may mắn... Mỗi thân phận trắc trở sẽ được an bình nơi cửa phật. Đó cũng chính là thiện nguyện của ngôi chùa Bình An.
Ngôi chùa ‘cử nhân’
Hơn 10 năm làm trụ trì chùa Viễn Quang, sư trụ trì Lý Hùng đã tiếp nhận và giúp đỡ hơn 100 sinh viên nghèo. Sinh viên mới đến thường gọi ông là “sư” nhưng đa phần gọi bằng tiếng “cha” trìu mến.
Truyền thống an cư đất Bắc tại Tổ đình Vĩnh Nghiêm – TP. Hồ...
Từ những ngày đầu được thành lập, Vĩnh Nghiêm được xem là nơi quy tụ của những người con xa quê, bởi ngôi chùa hình thành nhằm để lưu giữ những giá trị văn hóa Phật giáo đất Bắc.
Mùa Vu lan ở chùa An Lạc (TP. Hồ Chí Minh) với các em...
Ở chùa An Lạc (Phạm Ngũ Lão, Q1) mùa Vu lan, chúng ta lại bắt gặp hình ảnh các em khiếm thị tiếp nối nhẹ nhàng dìu dắt nhau tìm về với ngôi chùa dự lễ, nơi đặc biệt tổ chức buổi lễ Bông Hồng cài áo dành riêng cho các em.
Tấm lòng từ bi của những người con Phật (bổ sung hình ảnh)
Mỗi năm, cứ vào dịp tháng 7, Thầy Thích Nữ Như Hiền, trụ trì chùa Linh Sơn Thanh Nhàn (Số 1 Ngõ 331 Trần Khát Chân, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) và các Phật tử của chùa lại chuẩn bị cho những chuyến đi xa để cùng với cả nước hướng về vong linh những người con đã anh dũng hy sinh cho nền độc lập, tự do của Tổ quốc.
Ai đem con bỏ chùa này
Cuộc sống tuy cơ cực nhưng thắm đượm tình người, các sư cô không quạnh quẽ, đơn chiếc dù phải ở nơi cô tịch. Những người dân địa phương dù không có của nhưng có lòng đã phụ giúp các sư cô gánh củi, xách nước, tắm rửa, nấu ăn, may vá cho các cháu. Các cô giáo quanh vùng cũng vậy, ngoài những giờ lên lớp chính thức, họ đến chùa giúp các sư cô dạy chữ cho các em nhỏ. Từ đó, ngôi chùa Diệu Pháp trở nên nhộn nhịp, đông vui, ấm áp như một gia đình lớn giữa xóm nghèo…
Ni sư nơi cửa biển
“Ni sư Thích Đàm Tâm trụ trì chùa Phúc Khánh xã Tây Phong huyện Tiền Hải (Thái Bình), một người giàu lòng từ thiện và tâm huyết với sự nghiệp khuyến học, khuyến tài. Ni sư đã học hành, thành đạt về học Phật và đã nuôi, dạy 13 cháu có hoàn cảnh khó khăn học tập và trưởng thành”.
Cần Thơ: nhà chùa tiếp sức mùa thi
Cơn mưa chiều nặng hạt vẫn không làm chùn bước các tình nguyện viên là các sư, các cựu SV người Khơme đã ra tận bến tàu, bến xe chờ đón TS là con em người dân tộc Khơme ở vùng sâu các nơi về ngôi chùa cổ kính MuNiRanrây (trên đường Hòa Bình, TP Cần Thơ) tá túc.