Phản hồi về bài tư vấn “Tự lợi và lợi tha”
Đọc báo Giác Ngộ số 349 ra ngày
Đổ nghiệp
Tôi tu tập theo pháp môn Niệm Thánh hiệu Phật Thích Ca. Ngoài ra, còn dành nhiều thời gian, công sức và tài sản cho các Phật sự từ thiện xã hội. Có thể nói, với 52 tuổi đời, tôi đã sống và tu tập theo lời Phật dạy đồng thời cũng cố gắng lo lắng sung túc cho gia đình. Vậy mà, thời gian gần đây, tôi gần như sụp đổ và thật sự bàng hoàng khi gia đình xảy ra sự cố: chồng thì luôn say xỉn, con trai lớn thì nghiện ngập, con trai kế thì cá độ bóng đá.
Sám hối tội bất hiếu
Tôi hiện là Phật tử, có tìm hiểu giáo lý nhưng không am tường lắm. Trước đây, tôi phạm phải một sai lầm rất lớn là đã chửi mắng cha mẹ. Vì thời ấy, theo cách nghĩ “duy lý” của tôi thì làm như thế là đúng. Bây giờ, nghiệm lại biết mình đã sai. Tôi không biết với những tội lỗi ấy, tôi sẽ chịu những quả báo gì? Cách sám hối như thế nào? Xin Tổ Tư vấn cho tôi biết để gửi trọn niềm tin.
Cảnh giới cực lạc
Chúng tôi chuyên tu tập pháp môn niệm Phật, trì niệm Thánh hiệu A Di Dà Phật, cầu vãng sanh Tây phương. Sau một thời gian dài tu tập, thiết lập được lòng tin, phát nguyện vững chắc và hành trì niệm Phật tinh chuyên, chúng tôi đã có khá nhiều an lạc. Tuy nhiên gần đây, một vài người thân (cũng trải qua thời gian dài tu học) lại cho rằng: Cõi Cực lạc chỉ là biểu tượng để khuyến khích sự tu tập chứ không có thật. Vì vậy, chúng tôi thiết tha mong quý Báo giải thích để có được niềm tin sâu sắc và vững chắc hơn về pháp môn Tịnh độ
Quy y Tam bảo trên online (internet) có được không?
Cúng dàng thanh tịnh
Con theo thầy tu học đã lâu, từ trước đến nay, mỗi khi con phát tâm cúng dàng thì thầy cũng đều hoan hỷ thọ nhận. Chẳng biết vì sao thời gian gần đây, thầy từ chối không nhận bất cứ vật gì của con dâng cúng. Con rất buồn về điều ấy nhưng không biết làm sao, xin giúp con biết phải làm gì để được thầy thọ nhận cho con tạo phước?
Tùy duyên giáo hóa
Tôi là người xuất gia đang hành đạo ở vùng sâu vùng xa. Có nhân duyên là các cháu học sinh hàng ngày đi học về thường ghé chùa và tôi thường khuyên dạy các cháu về hiếu nghĩa, đạo đức và nhất là vâng lời cha mẹ, thầy cô, chăm ngoan học hành. Tôi nghĩ mình đang góp phần làm điều lợi ích cho xã hội bởi trao truyền đạo đức cho các cháu là cần thiết. Thế nhưng một vài bậc phụ huynh không hài lòng, đã ngăn cấm không cho các cháu vào chùa. Tôi mong muốn các bậc phụ huynh nhận thức rằng việc các cháu được gần gũi môi trường đạo đức là điều cần thiết nhưng chưa biết làm sao!
Hãy im lặng mở rộng vòng tay cảm thông
Bạn tôi thất thần báo cho tôi biết một tin sét đánh rằng con gái của cô đã "không chồng mà chửa! Cô cho biết thật là hãi hùng, trời đất như sụp đổ khi nghe đứa con gái cưng của mình thú nhận như vậy với vợ chồng cô. Họ đã trách mắng nhau, đổ lỗi cho nhau về việc "Làm sao mà lại ra nông nỗi như thế được chứ !?".
Truyền lực sống bằng danh từ và trạng thái
Nhiều năm trước, một giáo viên trường công vẫn được chỉ định đến thăm viếng các trẻ đang nằm điều trị ở bệnh viện lớn của thành phố. Cô giáo dạy các em học để khi bình phục, chúng đi học lại, không bị thua kém bạn bè cùng lớp.
Lời với một người bạn trước khi ra đi
Trong bài điếu văn đọc trước hương linh của một người bạn thâm thiết (có vợ là người Đức), với nhận thức sâu sắc về cuộc sống, và là một Phật tử, Tiến sĩ Nguyễn Tường Bách đã nghĩ về cuộc đời của một trí thức người Việt sống tại CHLB Đức đầy trí tuệ và nhiều ước vọng cho quê hương. Nhân giỗ đầu (10-2005) của người bạn, tác giả đã gửi cho VHPG bản tiếng Việt vừa được dịch từ nguyên bản tiếng Đức. Đây không chỉ là bài điếu văn thường tình mà còn là tâm tư của giới trí thức người Việt ở nước ngoài. VHPG trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.