Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Hòa hợp dân tộc để thống nhất lòng người

Tối 21-2 (mồng 5 Tết Đinh Hợi), sau một ngày về VN bắt đầu cho chuyến thăm và hành đạo tại Đông Nam Á, thiền sư thích Nhất Hạnh đã trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ xung quanh đại lễ cầu siêu ở VN lần này cũng như những chia sẻ về đạo và đời.

Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi

Xuất phát từ lối tư duy liên tưởng của người phương Đông, các tục kiêng kỵ ngày Tết ra đời... Tết Nguyên đán là cái Tết bắt đầu cho một năm mới với hy vọng về mọi sự may mắn, tốt lành, rũ bỏ những vận đen, rủi ro của năm cũ.

Đất , nước, gió, lửa

Email của bạn đến thật đúng lúc. Bạn quả là thiện hữu tri thức tuyệt vời, dường như có “tha tâm thông” vậy đó! Bạn nhắc mình những câu Phật dạy thật đúng vào lúc cần giải tỏa tâm trạng hơi bị héo úa của mình vì những cú đấm bất ngờ của “oan gia nghiệp chướng” nhiều đời đó. 

Hạnh phúc chia đều

Hồi nhỏ, bố mẹ may cho mỗi anh chị em chúng tôi một bộ đồ mới để mặc Tết. Không may, năm đó, đã 23 tháng Chạp rồi mà thợ may chỉ xong được bộ quần áo cho ông anh tôi thôi, còn tôi... chưa có. Ông anh tôi lúc đó mới độ mười mấy tuổi mà đã có nhã ý... không vui mừng, không mặc thử bộ đồ mới, đề nghị cứ tạm cất nó đi, khi nào mọi người trong nhà đều có quần áo mới, mới thử đồng loạt. Tôi không bao giờ quên cái kỷ niệm cảm động đó của thời thơ ấu.

Ước muốn của con người

Trong giáo lý Phật giáo, ước muốn của con người thường được giảng giải như là đầu mối của mọi rối ren, bất an và đau khổ. Luật Sa di coi ước muốn là gốc rễ của sinh tử luân hồi: “Sinh tử căn bản dục vi đệ nhất”. Từ đó, đề ra nhiều phương thức khác nhau để đoạn trừ các ước muốn (dục). Cũng vì vậy, người hiểu lầm cho rằng giáo lý đạo Phật triệt tiêu sự sống, là bi quan yếm thế, mơ tưởng về thế giới khác (không có dục).

Mùa xuân của hành giả phát tâm Bồ Đề

Sức sống của muôn loài theo nhịp tuần hoàn của vũ trụ luân chuyển với bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa Xuân trăm hoa đua nở, cỏ cây xanh tươi, muôn vật tỏa ra sức sống mãnh liệt. Có thể thấy rõ những gì xinh tươi, đẹp đẽ nhất của vạn vật đều được thể hiện trọn vẹn ở mùa Xuân.

Kho tàng lòng tốt

Có một thứ khi càng cho đi thì càng có thêm nhiều. Có một loại năng lượng càng sử dụng, thậm chí càng xài phí thì càng có nhiều thêm. Đó là lòng tốt...

Sử dụng hình ảnh Đức Phật trên bao bì hàng hóa: Những câu hỏi...

Việc sản phẩm sữa tắm Tesori d'Oriente mang hình Phật Tổ  lưu hành trên thị trường VN đang bị nhiều Phật tử phản đối mạnh mẽ thật ra đã có một tiền lệ trên thế giới. Đó là vụ Phật tử, các tổ chức Phật giáo và cả chính quyền một số nước phản đối sản phẩm bikini có hình Phật của Hãng Victoria's Secret, một hãng thời trang quốc tế lớn, vào năm 2004.

Thiền với trẻ em

Thiền định là một phương pháp rèn luyện tâm, làm cho tâm trí nhạy bén hơn trong nhận thức, làm cho tính tình điềm tĩnh, giảm thiểu những xung động thất thường của các cảm xúc. Thiền không phải chỉ dành cho những người tu sĩ trong các thiền viện cổ kính và nghiêm mật mà ngày nay được ứng dụng rộng rãi, cho nhiều giới khác nhau như dành cho các nhà quân sự, cảnh sát, nhà chính trị, doanh nhân.

Tu và học

Tôi là một Ni sinh, hiện đang học Trường TCPH TP.HCM. Trước đây, khi học xong chương trình phổ thông, huynh đệ và bạn bè đều khuyên thi đại học (các trường đại học bên ngoài) nhưng tôi nghĩ học đạo ở các trường Phật học là đủ rồi nên vẫn giữ quyết định của mình. Đến nay, được tin sư chị thi đậu đại học thì vừa mừng cho chị ấy, vừa cảm thấy tủi cho bản thân mình. Đôi khi, trong lòng cũng gợn buồn vì huynh đệ và gia đình có phần xem tôi là người thất bại trong chuyện học hành. Trong bối cảnh các Tăng Ni trẻ hiện nay học hành tất bật ở cả trường đạo lẫn trường đời, cả trong nước lẫn ngoài nước khiến tôi phân vân không biết quyết định trước đây của mình là đúng hay sai?

Bài xem nhiều