Vu Lan đạo lý sống của con người
Ngay từ thời Phật giáo mới du nhập vào Việt Nam, Mâu Tử, trong tác phẩm Lý hoặc luận, đã xác định con đường thể nhập của Phật giáo là: "ở trong nhà thì có thể phụng thờ cha mẹ, ra ngoài xã hội có thể cứu dân giúp nước và lúc ở một mình thì có thể hoàn thiện bản thân”(1). Dưới cái nhìn duyên khởi của Phật giáo, đạo lý sống của con người vốn bắt nguồn từ tâm hiếu. Mà tâm hiếu chính là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật. Rõ ràng, Vu lan là ngày lễ để con người thực thi đạo hiếu.
Một vài suy nghĩ về vấn đề nghiện rượu
Khi nói đến rượu, người ta thường nghĩ nó là một thức uống có vị trí đặc biệt gần như không thể thiếu được trong những ngày lễ hội, tết nhất. Đồng thời, nó cũng góp phần không nhỏ trong các lĩnh vực nghiên cứu y học, sinh học và hóa học… Thế nhưng có không ít người xem rượu là một trong những tố chất để tiêu sầu giải muộn “dục phá thành sầu tụ dụng tửu”. Thậm chí có kẻ còn xem rượu là thú tiêu nhã của các bậc hiền nhân.
Cho một lòng tin kiên định
Ngoài trọng trách là sứ giả của như Lai, Tăng Ni trẻ còn có trách nhiệm chung đối với xã hội, phát triển đất nước, khẳng định tinh thần “Phật pháp bất ly thế gian giác”. Thực tế cho thấy tại các trường đại học ở TP.HCM, số lượng Tăng Ni sinh theo học ngày càng đông, đây là một tín hiệu đáng mừng cho sự năng động, hội nhập xã hội của thế hệ trẻ. Các hoạt động xã hội được Tăng Ni sinh quan tâm,chủ động phát huy, tạo nguồn sinh khí mới, một cách nhìn mới trong môi trường giáo dục Phật giáo. Tuy nhiên, vấn đề đáng quan tâm đối với thế hệ tăng ni trẻ hiện nay là sự phai nhạt các giá trị truyền thống trong đời sống phạm hạnh.
Vài suy nghĩ về ngày Vu lan
Ngay từ đầu Công nguyên, đạo Phật được ghi nhận là đã có mặt trên đất nước Việt Nam chúng ta. Giáo lý Phật-đà đã sớm được tiếp nhận và từ đó hội nhập vào đời sống văn hóa của người Việt một cách ôn hòa, sâu sắc. Gần 20 thế kỷ qua, Đạo Phật như luôn hòa quyện vào vận mệnh dân tộc và không ngừng khởi sắc tạo cho nền văn hóa Việt Nam một đặc trưng riêng biệt đậm nét dân tộc và Phật giáo. Một trong những ngày lễ lớn của Phật giáo đã sớm chuyển mình thành ngày lễ có ảnh hưởng lớn đến đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam, phải nói, đó là ngày lễ Vu-lan.
Tinh Thần báo hiếu Tứ Ân trong mùa Vu Lan
Đạo Phật đặt nặng tinh thần báo hiếu và báo ân. Vì vậy, Đức Phật nhắc nhở chúng ta không chỉ nhớ nghĩ ơn sâu nghĩa nặng của cha mẹ hiện tiền đã nuôi dạy trực tiếp chúng ta nên người, mà còn phải nghĩ đến công ơn của cha mẹ nhiều đời. Ngoài ra, cũng còn phải trân trọng nhớ ơn những người có liên hệ với chúng ta trong sinh hoạt xã hội, như thầy hiền bạn tốt đã giúp chúng ta khai mở và phát huy tâm trí, thực hiện được những việc làm tốt đẹp, hay những người ngày đêm bảo vệ an ninh cho đất nước để chúng ta được sống thanh bình, an vui.
Bồ Đề Tâm – sự viên thành của Phật Pháp
Trang trải tình thương đến chúng sanh cần thiết vô cùng, không còn gì để nghi ngờ điều đó nữa. Tình thương là điều quan trọng của bồ đề tâm, là thái độ của bồ tát đạo, là con đường bình an, là pháp thiền dễ tu nhất. Không có bất cứ triết lý, khoa học hay môn tâm lý nào có thể bất đồng với điều đó. Bồ Đề Tâm không xung đột giữa Đông hay Tây.
Tìm Thầy không dễ
Có một vị quốc vương, một hôm cảm thấy đời sống sao vô vị quá, chẳng còn gì vui thú. Rồi ông nghĩ: Ta nên tìm một vị thầy dạy cho mình cách sống hạnh phúc, tự tại.
An cư kiết hạ – Suối nguồn từ bi và trí tuệ
Thuở Đức Phật còn tại thế, Ngài có đặt ra một giới luật cho hàng Tăng ni là mỗi năm phải An cư Kiết hạ vào mùa mưa [1]. Vì mùa mưa ở Ấn Độ, các loại côn trùng sinh sôi nảy nở rất nhiều, mà chúng Tăng đi khất thực sẽ dẫm đạp lên chúng, giết hại nhiều chúng sanh nhỏ nhoi, làm tổn thương đến lòng từ bi tế vật của hàng Phật tử, nên chư Tăng ni không được phép du hành ra ngoài, mà phải ở yên một chỗ trong thời gian ba tháng để nỗ lực tu tập thiền định, trau dồi giới định tuệ, cùng nhau sống trong hoà hợp thanh tịnh.
Hiếu đạo của người con PHật
Trong kinh Phật có nói rằng :"Thiên kinh vạn quyển, hiếu nghĩa vi tiên" dù tu đạo nào, dù có học hay không học, hiếu là gốc, hiếu là trên trước, hiếu là tất cả. Là con người thì phải trọn đạo hiếu, phải nhớ ân nghĩa và đền trả những ân nghĩa ấy. Trong tất cả các ân nghĩa, có thể nói lớn lao nhất là ân nghĩa cha mẹ . Người Phật tử phải có tâm chân thành, đời sống ngay thẳng, mọi sinh hoạt đều sáng suốt, nói làm như nhau. Thực hiện đạo hiếu cũng phải bằng tâm chân thành .
Lời khuyên của đức Phật cho các cặp vợ chồng: Phần 4: Một gia...
Quả đúng trong mọi xã hội, gia đình là một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội. Nếu mọi gia đình trong một nước hạnh phúc thì cả quốc gia ấy đều hạnh phúc. Cái gì tạo cho gia đình hạnh phúc? Một gia đình hạnh phúc được định nghĩa là một gia đình ổn định về mặt xã hội, kinh tế tâm lý, và các khía cạnh vật chất và tinh thần của đời sống; và là nơi có tình thương yêu ấm áp và hòa hợp giữa những người trong gia đình. Một gia đình có thể cân bằng giữa những yếu tố trên quả thực là một gia đình hạnh phúc.