Sống đẹp, chết đẹp

Thực tập tâm linh là ngủ với nó, sống với nó, chết với nó. Đó là cách làm cho cuộc đời mình thay đổi. Chừng nào mà việc này vẫn còn xa xôi, vẫn còn ở nơi thánh thiện trên cao đâu đó thì nó chẳng có ích gì cho bạn. Các cảm xúc bất thiện sẽ ở lại với bạn chừng nào mà “điều thánh thiện” vẫn còn lơ lửng ở một nơi nào đó, xa lắc lơ, và không có ích lợi gì cho bạn.

Như ong đến với hoa

Trong một ca khúc, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn bộc bạch: “Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi…”

Kham nhẫn và phương thuốc trị liệu

Đức Phật nói rằng kham nhẫn là liều thuốc đối trị lòng sân hận. Kham nhẫn theo cách hiểu của tôi và của mọi người có thể khác nhau một ít. Theo cách hiểu thông thường thì nhẫn có nghĩa là bạn không mất bình tĩnh, bạn có thể chờ đợi mọi việc kết thúc.

Quý trọng sự sống

Thỉnh thoảng vẫn có người hỏi tôi rằng tại sao Phật giáo quý trọng sự sống đến như vậy, trong khi có vẻ như việc mọi sinh vật đều ăn nuốt lẫn nhau để mà sống mới chính là luật tự nhiên. Quả thật đúng, quy luật cuộc đời là mọi sinh vật đều được nuôi dưỡng bằng sinh mạng của các sinh vật khác.

Những nguồn hạnh phúc

Đức Phật đã có lần miêu tả một số loại hạnh phúc, xếp chúng theo thứ tự từ cái bình thường nhất cho đến cái cao thượng nhất…

Thông điệp của việc cúng dàng

Sống trong bối cảnh xã hội phát triển ở một đất nước đang hội nhập thế giới với một nền kinh tế thị trường đa dạng, thì công hạnh “Thượng cúng dàng, hạ bố thí” trở thành nếp sống đạo của người Phật tử. Trên hết, nó có giá trị trong việc nâng cao đời sống tâm linh, khai mở trí tuệ và trở thành một thông điệp đưa đến sự hạnh phúc an lạc cho mọi người ngay trong cõi đời này.

Tu nhà

“Tu đâu cho bằng tu nhà” là câu nói nhấn mạnh tính thực tiễn của chữ “tu” trong đời sống hàng ngày của người Việt Nam. Tu là sống, là thể hiện, là ứng dụng đạo lý vào cuộc sống, làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp. Tu thì ở đâu cũng tu được, miễn là có lòng muốn tu. Người Việt Nam có câu nói “Thứ nhất là tu tại gia, thứ hai là tu chợ, thứ ba là tu chùa” vốn hàm chứa nhiều ý nghĩa rất hay.

Hạnh phúc và sự an lạc

Đức Phật đã nói đến nhiều cấp độ hạnh phúc, an lạc khác nhau và chỉ rõ các phương pháp thực nghiệm để mọi người có thể lựa chọn mục tiêu nỗ lực thích hợp. Ngài không có các tín điều. Trái lại, Ngài tôn trọng và khuyến khích khả năng thực nghiệm của mỗi cá nhân trong chiều hướng mưu cầu hạnh phúc.

Một Phật tử chân chính là một công dân toàn cầu

Chúng ta phụ thuộc vào những vật và những người khác trong đời sống nầy. Nghĩa là nếu không được sự giúp đỡ của người hay vật khác trong cuộc đời nầy thì chúng ta không thể nào sống còn.

Sống với các pháp của cuộc đời

Có một số người vẫn chưa hiểu tính chất của sự thực tập Thiền. Họ nghĩ rằng thiền hành, tọa thiền và nghe pháp thoại là thực tập. Thật là như vậy, nhưng đây chỉ là những thực tập phiến diện, sự thực tập thật ra nằm nơi phần tinh thần, với một đối tượng. Ðấy mới là sự thực tập thật sự. 

Bài xem nhiều