Cải cách hành chính Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Trong Hội thảo kỷ niệm 25 năm thành lập GHPGVN vừa qua tại Tp. Hồ Chí Minh, Đại đức Thích Nhật Từ đã có bài viết về cải cách hành chính GHPGVN. Mặc dù có một số ý kiến không đồng ý với nhiều điểm trong bài viết nhưng thiết nghĩ vấn đề nêu ra mang tính thời sự và thời đại của Phật giáo Việt Nam nên trang Phật tử Việt Nam xin đăng bài viết này để quý độc giả đưa ra ý kiến phản hồi, ngõ hầu góp vào quá trình phát triển GHPGVN nói riêng và PGVN nói chung.

Bao bì dầu tắm Terosi in hình ảnh Đức Phật: Có xúc phạm tín...

Nhiều Phật tử Việt Nam phản đối việc bao bì sản phẩm sữa tắm Terosi do Cty BNB nhập khẩu từ Italia hiện đang bán tại VN có sử dụng hình ảnh của Đức Phật. Trong khi đó, doanh nghiệp nhập khẩu lên tiếng bác bỏ và dọa kiện ngược lại Phật tử.

Vài ý kiến về tổ chức lễ hội Phật giáo

Ngày 11-01-2007 vừa qua,Việt Nam đã chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại Thế giới W.T.O. Cùng với vận hội mới của đất nước và sự hội nhập về kinh tế thì còn có một làn sóng tư tưởng và văn hoá ngoại lai mang đậm màu sắc thực dụng và hưởng thụ từ phương Tây đang ngấm ngầm sẽ ồ ạt đổ bộ và xâm thực nền văn hóa hàng ngàn năm văn hiến của cha ông, cũng như bề dày tư tưởng Phật Giáo đã bén duyên và thăng hoa trong lòng Dân tộc suốt 2000 năm qua.

Tiếp tục sự nghiệp chấn hưng Phật giáo

Hơn 60 năm trước, phong trào chấn hưng Phật giáo ra đời, vừa khởi sắc thì đất nước phân ly. Cùng cảnh ngộ đau thương của dân tộc, tất cả chương trình chấn hưng đều bị bỏ dở, Phât giáo đành phải thu mình lại dưới mái chùa rêu phong cổ kính. Trong hoàn cảnh “lực bất tòng tâm” đó, người chủ xướng Phong trào Chấn hưng Phật giáo miền Bắc lúc bấy giờ là cố đại lão Hòa thượng Thích Trí Hải đã ghi lại đề cương chấn hưng trong hai cuốn : Hồi ký thành lập Hội Phật giáo Việt nam và Nhân gian Phật giáo đại cương.

Trách nhiệm

Chưa có bao giờ chữ ‘trách nhiệm’ được nhắc nhiều như bây giờ và cũng chưa bao giờ xã hội cần đến tinh thần đó như hiện nay. Tưởng như là nghịch lý, nhưng chỉ cần lướt qua những vụ việc xảy ra hàng ngày và chỉ trên phương tiện thông báo chí thôi, ai cũng có thể thấy được điều đó. Hàng loạt vụ tham nhũng, rút ruột các công trình công ích, chiếm đoạt tài sản của nhà nước và công dân, nhiều vụ bê bối trong lĩnh vực giáo dục, v.v…, được phản ánh hàng ngày trên các báo, đài; được nói tới trong dư luận.

Suy tư mùa Noel

Những ngày này, không khí Noel tràn ngập khắp nơi, từ trên đường phố, trong nhà hàng, khách sạn, đến phát thanh, truyền hình, báo mạng. Thậm chí chương trình Thời sự trên kênh truyền hình quốc gia VTV lúc 19h ngày 24/12 còn dành hẳn 10 phút đầu của chương trình (vốn thường lệ để phản ánh hoạt động của giới lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ) để nói về không khí đón giáng sinh khắp cả nước, và 6 phút tiếp theo để nói về không khí này trên thế giới. Các kênh truyền hình của Trung ương và địa phương đều chiếu phim, ca nhạc chủ đề giáng sinh. Ngay cả cô dẫn chương trình thời sự nghiêm nghị cũng kịp chúc khán giả đón giáng sinh an lành.

Tản mạn về một chuyến đi xuyên Việt: Ngổn ngang trăm mối tơ vò

Sau hội thảo khoa học về những cơ hội và thách thức của Phật giáo Việt Nam được Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức tại thành phố HCM vào tháng 7 năm 2006 vừa qua, tôi phải mất hơn một tháng mới đọc hết 82 bài tham luận đăng tải trên trang nhà của Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam ( http://vinabri.org ) để rồi choáng váng, nhưng phấn khởi, nhận ra rằng Phật giáo Việt Nam, ít nhất là trên mặt nhận thức, có vẻ như đang có những nỗ lực xét soát lại chính mình, lượng giá lại gia tài cũ và vốn liếng mới để từ đó can đảm tìm cách giải quyết những vấn nạn có thực của mình hầu vươn lên cao thêm và mở ra rộng hơn.

Về “Tiêu chuẩn người Phật tử Việt Nam”

Sau bài viết “Phật tử - con số và con người”, giới Phật giáo đã có người giật mình quan tâm đến tình hình Phật tử hiện nay. Trong bài viết này, tác giả Nguyễn Kha đưa ra những vấn đề, những… con số thống kê đáng “báo động” về tình hình người Phật tử Việt Nam. Nhân đây, chúng tôi cũng xin có vài suy nghĩ, với mong ước góp phần vào việc hoàn thiện một tiêu chí chung cho người Phật tử Việt Nam.

Tiêu chuẩn cho người Phật tử Việt Nam

Đến bây giờ chúng ta vẫn chưa có con số thống kê tương đối tin cậy về số Phật tử thì quả thật là đáng buồn cho Phật giáo. Đừng nói đợi các cơ quan hữu quan của chính quyền thống kê giùm ta, mà chính chúng ta phải tự thống kê, phải biết mình đang có trong tay nguồn nhân lực là bao nhiêu, chất lượng thế nào, từ đó mới hoạch định chiến lược phát triển trong phạm vi cả nước, phù hợp với thời đại mới.

Phật tử Long An: Đạo tâm thông minh, tinh tấn tu học, hết lòng...

Kể từ khi Ban Trị Sự Tỉnh Hội Phật Giáo Tỉnh Long An được thành lập đến nay ( 1983 – 2006 ), trải qua nhiều nhiệm kỳ hoạt động, Chư Tôn Đức đã mở ra các đạo tràng tu tập Bát Quan Trai, đạo tràng Niệm Phật, đạo tràng tụng kinh Pháp Hoa ... để hướng dẫn Phật tử. Nhờ đó, đạo tâm của Phật tử Long An ngày càng kiên cố, sự tu tập ngày càng tinh tấn, sự thông hiểu giáo lý ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu trên địa bàn tỉnh Long An.

Bài xem nhiều