Trang chủ Tin tức Cảm nhận của các đại biểu quốc tế dự đại lễ phật...

Cảm nhận của các đại biểu quốc tế dự đại lễ phật đản LHQ 2008 tại Việt Nam

72

Hòa thượng Pha-xụ-đi-na-na-vi-đệt, Trưởng đoàn đại biểu Bỉ:


Ðại lễ Phật đản LHQ 2008 để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi










Tôi sống tại cộng đồng Phật giáo ở Bỉ. Ngày càng có nhiều người châu Âu tìm hiểu đạo Phật và giáo lý Ðức Phật. Tôi cho rằng, đạo Phật là tôn giáo của trí tuệ, từ bi hỉ xả và hòa bình, giúp con người sống tốt hơn, sống hài hòa, hạnh phúc với nhau. Ðạo Phật tiếp cận đời sống của từng cá nhân và giúp mọi người sống tốt hơn, thương yêu, đùm bọc nhau hơn. Theo tôi, giá trị cao cả của đạo Phật là trí tuệ, giúp con người có lối sống đúng đắn, tôn trọng quyền lợi cá nhân và của người khác. Có như vậy, xã hội mới trật tự, hài hòa. Khi xã hội hài hòa thì con người có hạnh phúc.



Ngày Lễ Tam hợp – Phật đản, Phật thành đạo, Phật nhập Niết bàn là ngày lễ tôn giáo quốc tế mang đậm mầu sắc văn hóa, đạo đức và hòa bình của nhân loại. Tôi tin tưởng rằng, với chủ đề “Phật giáo và xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, Ðại lễ Phật đản sẽ góp phần xây dựng một thế giới hòa bình và tốt đẹp hơn. Hơn 2.500 năm qua, Thông điệp của Ðức Phật về từ bi, trí tuệ, hòa bình, giáo dục văn hóa đã lan tỏa khắp nhân gian. Tôi hy vọng rằng, mọi Phật tử luôn là những người đóng góp tâm lực, tài lực trong mọi lĩnh vực của xã hội và Ðại lễ sẽ góp phần xây dựng hòa bình, thịnh vượng, vượt lên sự khác biệt về giai cấp, mầu da, chủng tộc hay tín ngưỡng. Tôi thấy công tác tổ chức Ðại lễ rất chu đáo. Con người Việt Nam thân thiện và cởi mở, để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc. ਍



Ông Giép-phơ ni-en-xen, nhà hoạt động xã hội ở Mỹ:



Hạnh phúc được dự Ðại lễ Phật đản ở Việt Nam










Là một nhà hoạt động xã hội, tôi đánh giá cao vai trò và sự đóng góp của Phật giáo trong công cuộc phát triển xã hội và thế giới. Chúng ta không thể phủ nhận sự đóng góp của Phật giáo trong hơn 2.500 năm qua trong việc mưu cầu hạnh phúc cho nhân loại. Những lời dạy của Ðức Phật về lòng từ bi, sự hòa hợp và đức tính tự giác vẫn còn nguyên giá trị cao cả.



Tôi rất hạnh phúc được tham dự Ðại lễ Phật đản LHQ 2008 tại Việt Nam. Lần thứ ba đến Việt Nam, tôi nhận thấy đất nước các bạn đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Tôi rất khâm phục về công tác tổ chức Ðại lễ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Ban tổ chức bố trí chu đáo việc đi, lại, ăn, ở và đội ngũ tình nguyện viên trẻ trung, năng động và rất nhiệt tình. Ðất nước và con người Việt Nam đã để lại trong tôi những ấn tượng khó phai. Ðại lễ Phật đản 2008 là cầu nối tâm linh và trao đổi kinh nghiệm Phật sự của hơn 3.500 đại biểu của hơn 60 nước và vùng lãnh thổ, tạo niềm tin vào các giá trị tốt đẹp của đạo Phật, góp phần mang lại cho đời sống xã hội các giá trị hòa bình, an lạc và hữu nghị, kêu gọi bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa Phật giáo. Phật giáo giúp chúng ta giác ngộ sự hòa bình trong tâm thức, dẫn chúng ta đóng góp cho nền hòa bình của nhân loại. Phật giáo đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục con người sống tốt hơn, nhân bản hơn, giúp con người có thêm niềm tin trong cuộc sống. Tôi tin tưởng rằng, các hội thảo chuyên đề tại Ðại lễ Phật đản 2008 sẽ đóng góp quan trọng vào sự phát triển của Phật giáo thế giới, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội toàn cầu.



Thượng tọa O.X.N. Thê-rô, đoàn phật giáo Sri Lanka:



Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ mà tôi ngưỡng mộ nhất










Chủ đề của Ðại lễ Phật đản LHQ 2008 “Phật giáo với xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” rất đúng, phù hợp những vấn đề chủ yếu của thế giới hôm nay. Phật Tổ luôn dạy chúng ta cố gắng xây dựng xã hội có những giá trị đó. Tôi đã dự nhiều lễ VESAK tổ chức ở một số nước, như ở Ấn Ðộ. Tôi đánh giá cao công tác tổ chức Ðại lễ của Việt Nam. Các bạn đã quy tụ được đông đảo Phật tử khắp thế giới, bảo đảm các điều kiện tốt nhất cho các hoạt động Ðại lễ, hội nghị, cũng như nơi ăn, chốn ở cho các đại biểu.



Ðây là lần đầu tôi đến Việt Nam. Trước kia tôi nghĩ Việt Nam là một nước rất nghèo. Nhưng ngay khi máy bay vừa hạ cánh, tôi đã nhận ra một đất nước tươi đẹp, đang phát triển nhanh. Người dân rất thân thiện và nồng nhiệt.



Ở Sri Lanka, đạo Phật rất được coi trọng, là tôn giáo lớn nhất, với gần 80% số dân theo đạo. Ở Việt Nam, tôi cũng thấy sự coi trọng đó đối với Phật giáo. Bài phát biểu khai mạc Ðại lễ của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cũng như việc tạo điều kiện tổ chức Ðại lễ của Chính phủ Việt Nam cho thấy chính sách tôn giáo đúng đắn của Nhà nước Việt Nam và mức độ tự do tôn giáo cao ở Việt Nam.



Tôi đã nghiên cứu nhiều tôn giáo của các nước trên thế giới. Tôi biết Phật giáo Việt Nam có lịch sử lâu đời, giới Phật tử đã có đóng góp không nhỏ trong bảo vệ và xây dựng đất nước, đặc biệt trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Tôi cũng biết lễ kỷ niệm VESAK năm nay trùng với dịp kỷ niệm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một danh nhân của thế giới mà những tư tưởng của Người rất gần gũi với người dân Sri Lanka. Tư tưởng cộng sản chủ nghĩa mà Người theo đuổi có rất nhiều điểm tương đồng với giáo lý đạo Phật. Với tôi, Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ trên thế giới mà tôi ngưỡng mộ nhất. Tôi rất muốn được thăm Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong dịp này.