Trang chủ Diễn đàn Hộ Pháp Cách mọi chức vụ của người dính đến mâu thuẫn, xung đột...

Cách mọi chức vụ của người dính đến mâu thuẫn, xung đột để giữ hình ảnh của PGVN

1907

Diễn tiến vụ chùa Ba Vàng có liên quan đến các tu sĩ Phật giáo cho thấy mặc dù, bên ngoài chùa Ba Vàng là hỏa điểm truyền thông của nhiều tờ báo, nhưng bên trong lại có một quan chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam là có mâu thuẫn gay gắt với chùa Ba Vàng, thông qua lời lẽ ở một số buổi thuyết pháp. Mâu thuẫn này tạo nên điểm nóng xung đột trong nội bộ Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Mâu thuẫn, xung đột giữa các quan chức Phật giáo Việt Nam với nhau, giữa chùa này với chùa khác, giữa quan chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam với Phật tử có uy tín, có nhiều bổn đạo ủng hộ là một vấn đề lớn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Nó thể hiện hình ảnh một Giáo hội Phật giáo Việt Nam chia rẽ, mất đoàn kết, xung đột nội bộ, xào xáo, cấu xé.

Nếu xảy ra thưa kiện lôi thôi, rồi lôi các quan chức cao cấp hơn nữa của Giáo hội Phật giáo Việt Nam bị lôi vào vụ kiện với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan hoặc người làm chứng, lôi các văn bản, bài báo của các cơ quan của Giáo hội Phật giáo Việt Nam làm tài liệu chứng cứ, truy cứu trách nhiệm của các quan chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam cao cấp, thì sự việc lại càng tồi tệ hơn nữa.

Các cuộc tập kích truyền thông mới vào Phật giáo Việt Nam, vào các quan chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam lại nhân đó mà xảy ra gây nhiều tổn thất hơn nữa cho Phật giáo Việt Nam, cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Trong cách giải quyết thường thấy của các cơ quan chức năng, khi xảy ra mâu thuẫn xung đột nội bộ giữa những thành viên trong tổ chức, thì việc đầu tiên là cách ly các bên xung đột để hạ nhiệt xung đột.

Chúng ta vẫn thấy công an giải quyết những vụ mâu thuẫn, xung đột, thì việc đầu tiên là ngăn cách các bên, tách rời họ ra.

Trong công tác tổ chức cũng vậy. Nhưng điều đó rất khó trên môi trường mạng, nơi khó mà ngăn cách bên này cứ tha hồ đả kích bên kia bằng cách của mình. Hơn nữa là nếu khi có một bên muốn giải quyết mâu thuẫn bằng “thưa kiện”.

Trong trường hợp mâu thuẫn xung đột tiếp tục diễn ra, thì cách giải quyết mang tính kinh điển, thường thấy của các tổ chức, là giảm nhẹ cường độ xung đột.

Trong nhiều cách giảm nhẹ cường độ xung đột, có cách giải nhiệm các chức vụ của các bên xung đột để biến cuộc xung đột giữa các quan chức, người giữ các nhiệm vụ quan trọng trở thành thành mâu thuẫn xung đột giữa những người không có chức vụ, không có vai trò, do đó, không ảnh hưởng đến uy tín, tiếng tăm của tổ chức, không liên hệ phiền toái đến các quan chức khác.

Nói gọn lại, không để những người mâu thuẫn, xung đột nhau còn là những quan chức nữa. Gọn nữa: xung đột = cách chức.

Các quan chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam nếu muốn vụ xung đột lùm xùm đang diễn ra không làm nhức đầu mình, không rắc rối tới Giáo hội, không đưa các quan chức của Giáo hội mắc lưới tố tụng do một người gây ra và chỉ có lợi cho lợi ích cá nhân của người đó, dù để một người showbiz thưa kiện, thì phải cách hết chức vụ của những người liên hệ, giảm đi tầm mức phức tạp liên hệ đếnn vụ việc do quan chức gây ra.

Bà Phạm Thị Yến không phải là quan chức. Khi vụ lùm xùm ó ré diễn ra hiện nay có liên quan đến chùa Ba Vàng thì CHỈ CÒN MỘT NGƯỜI CÓ CHỨC, GÂY NÊN VẤN ĐỀ RẮC RỐI, PHIỀN TOÁI CHO GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM VÀ CÁC QUAN CHỨC LIÊN HỆ.

Cho nên, điều hiển nhiên khi quyền tố cáo, tố giác tội phạm, khởi kiện của công dân là quyền không thể ngăn trở, thì hướng giải quyết cho những vụ mâu thuẫn, xung đột nội bộ sẽ chỉ là cách chức vụ của những người liên hệ đến vụ rắc rối, cứ để vụ rắc rối giảm đi tầm quan trọng.

Những người không có chức vụ đi kiện cáo, hay mâu thuẫn, xung đột gì với nhau bằng diễn đàn mạng, thì cũng không đến nỗi ảnh hưởng đến hình ảnh Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Mức độ rắc rối, tai tiếng của một tổ chức, cơ quan đơn vị tỷ lệ thuận với chức vụ của những chủ thể gây ra mâu thuẫn, xung đột. Mâu thuẫn, xung đột giữa những người không có chức vụ gì khó làm ai quan tâm.

Đẩy ra và đẩy xuống những người gây ra mâu thuẫn xung đột, kiện cáo, ì xèo, tai tiếng là sự lựa chọn tất yếu của không chỉ Giáo hội Phật giáo Việt Nam mà của bất kỳ tổ chức, cơ quan, đơn vị nào.

Quyền lợi của tập thể tổ chức đơn vị luôn phải được đặt trên quyền lợi các cá nhân.

Cách chức tất cả chức vụ của cá nhân gây ra mâu thuẫn xung đột, thưa kiện, scandal là một kiểu khoanh vùng, cách ly dịch bệnh, không để nó ảnh hưởng lây lan.

MT