Trang chủ Nghiên cứu Triết học Bình Tây Du Ký: Ai là thủ phạm thật sự làm mất...

Bình Tây Du Ký: Ai là thủ phạm thật sự làm mất áo cà sa gấm ở Quan Âm viện

957

Rõ ràng đây chỉ là chuyện trong tiểu thuyết, chuyện do tài hư cấu của nhà văn Ngô Thừa Ân.

Sao không cho một con yêu quái đi cướp cà sa? À! Mà sao yêu quái lại đi cướp cà sa thì không logic dù cái cà sa này rất quý giá.

Không phủ nhận trong chuyện này Hắc Hùng Tinh và vị sư già bộ lộ rõ lòng tham.

Và chúng ta hiểu chẳng qua câu chuyện trộm áo cà sa ở Quan Âm viện là muốn cường điệu để nói tới tác hại to lớn của lòng tham, một trong tam độc trong lời dạy của Đức Phật.

Tham trường sinh bất tử, tham tài hóa, tham sắc tướng, tham danh vọng, Đường Tăng Tam Tạng lại là đối tượng cho các lòng tham tấn công.

Thế nhưng, công minh mà nói rằng, thực chất Hắc Hùng Tinh và sư cụ không hẳn là thủ phạm thật sự. Mà người mở đầu mọi chuyện chính là Tôn Ngộ Không.

Trong tập “Họa khởi Quan âm viện” của phim Tây Du Ký, Tôn Ngộ Không chót khoe khoang báu vật áo cà sa của sư phụ dẫn tới ma quỷ yêu tinh nảy lòng tham muốn cướp vật quý này.

Vì sự khoe khoang của Tôn Ngộ Không đã khiến cho thấy trò đường tăng gặp rất nhiều rắc rối và gieo tại vạ cho bao người có liên quan.

Nho gia có câu: Họa phúc của một người còn phải xem người đó khiêm tốn hay kiêu ngạo.

Ngộ Không vì bị tâm danh lợi dẫn động mà khoe mẽ báu vật, nhìn thì là một việc nhỏ, chỉ là đùa vui nhưng nghiêm khắc mà nói thì chính là khoe khoang bản ngã, cậy mình có tài, sau này ắt là chuốc vạ vào thân.

Hắc Hùng Tinh nguyên hình là một con gấu đen, trú ngụ ở động Hắc Phong, từng trộm áo cà sa trong vụ cháy thiền viện.

Sau cùng, Hắc Hùng Tinh được Quan Âm Bồ Tát hàng phục và nhận làm đệ tử.

Yêu quái này võ nghệ cao cường, lại một lòng yêu thích Phật pháp, coi áo cà sa như bảo bối, sau trở thành hộ vệ giữ núi của Quan Âm, tu hành chính quả.

Trong Tây Du Ký, không khó để nhận ra chiếc áo cà sa và tích trượng của Đường Tăng được liệt vào trong danh sách những bảo vật xưa nay hiếm, người trần thèm muốn, yêu ma nảy lòng tham, đến những vị Thần tiên cũng trầm trồ muốn được sở hữu.

Quan Âm Bồ Tát y lời Phật Tổ cầm áo cà sa và tích trượng hạ phàm trong thân xác của lão hoà thượng đến Đông thổ Đại Đường.

Nhìn thấy Đường Tăng giảng pháp ở kinh thành bèn lớn tiếng: “Áo cà sa, gậy tích trượng quý. Ai hiểu vật quý, ta xin biếu. Kẻ không hiểu ngàn vàng cũng không bán”.

Thấy ngạc nhiên, vua Thái Tông liền hỏi vị hoà thượng 2 bảo vật này tại sao lại đắt giá đến vậy. Vị hoà thượng chậm rãi rằng: “Thưa bệ hạ, áo cà sa giá 5.000 lạng, gậy tích trượng giá 2.000 lạng. Áo cà sa này được làm từ tơ con tằm nhả trong băng, được các tiên nga thêu dệt. Trên áo có nhiều báu vật, mặc tấm áo cà sa này không bị đắm chìm trong địa ngục, ngồi thì được vạn Thánh kính chào, đi thì được 7 Đức Thánh phật tháp tùng. Mặc tấm áo cà sa của ta thì không bị đắm chìm, không sa địa ngục, không gặp tai ương ác độc, không bị hoạn nạn sói lang”.

Nếu sở hữu 2 thứ này, bất kỳ ai cũng có thể tránh bị rơi trong vòng xoáy đầu thai luân hồi (nghĩa là trường sinh) và không bị độc dược làm hại.

Không chỉ vậy, nói về 2 vật báu này, đích thân Phật Tổ Như Lai dặn dò trước đó rằng: “Tấm áo cà sa và cây gậy này đưa cho người lấy kinh dùng. Nếu người ấy mặc tấm áo cà sa của ta sẽ có thể miễn được vòng luân hồi, giữ chiếc trượng này có thể không bị độc hại”.

Nhớ năm ấy Quan Thế Âm Bồ Tát trao áo cà sa và tích trượng cho Đường Tăng, nếu không có hai vật báu ấy chắc chắn sẽ không có nạn ở núi Hắc Phong, yêu quái cũng không có cơ hội để ăn trộm báu vật!

Minh Anh