Sáng ngày 14-09-2024(nhằm 12 tháng 08 năm Giáp Thìn), tại Thiền Viện Thiên Phước – xã vĩnh Lộc B huyện Bình Chánh, đã trang nghiêm tổ chức Lễ Tưởng niệm húy nhật Tổ sư lần thứ 168 – PL:2568 – DL:2024.
Quang lâm chứng minh và cử hành pháp sự có Hòa Thượng Thích Thiện Lạc – Chứng minh Ban Trị sự GHPG Việt Nam huyện Bình Chánh; Hòa Thượng Thích Huệ Minh – UV BTS GHPG Việt Nam Thành Phố, Trưởng Ban Trị sự GHPG Việt Nam huyện Bình Chánh; Hòa Thượng Thích Thiện Phát – Giáo phẩm chứng minh Phật giáo tỉnh Đồng Nai, Trụ trì Chùa Sắc Tứ Hộ Quốc Quan (TP Biên Hòa, Đồng Nai); Thượng Tọa Thích An Trung – Phó Trưởng Ban Thường trực BTS GHPG Việt Nam huyện Bình Chánh, cùng chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni trong tông môn, chư tôn đức Tăng Ni trụ trì các tự viện, quý nam nữ Phật tử trong và ngoài huyện Bình Chánh đồng về tham dự.
Chư tôn Hòa Thượng chứng minh
Tại buổi lễ, tông môn pháp phái cung thỉnh Ban Kinh sư niêm hương bạch Phật, cúng ngọ, cung tiến Tổ sư. Sau đó, chư Tôn đức dâng hương tưởng niệm.
Tác bạch thỉnh sư
Đại diện tông môn, Đại đức Thích Từ Lộc dâng lời tác bạch cúng dường trai Tăng đến chư tôn thiền đức Tăng Ni bày tỏ lòng kính nhớ bậc Tổ sư khai sơn tạo tự.
Chư tôn đức Tăng tham dự
Tiểu sử Phật thầy Tây An.
Phật thầy Tây An còn có tên là Đoàn Minh Huyên (14/11/1807 – 10/9/1856), quý danh là Lê Hướng Thiện, đạo hiệu Giác Linh, được tín đồ tôn gọi là Phật Thầy Tây An. Ngoài vai trò là người sáng lập giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương bản đầu tiên ở An Giang, ông còn là một nhà yêu nước kiêm nhà đinh điền đã có công khai hoang nhiều vùng ở đất Nam Bộ – Việt Nam. Vậy tiểu sử Phật thầy Tây An còn có nét gì nổi bật?
Xuất thân
Ông Đoàn Minh Huyên là người ở vùng Cái Tàu Thượng, thuộc làng Tòng Sơn, huyện Vĩnh An, tỉnh An Giang; đến thời Pháp thuộc đổi thành làng Mỹ An Hưng thuộc quận Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (nay thuộc huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).
Trong hoàn cảnh xảy ra vụ mất mùa và đại dịch kéo dài vào năm 1849 ở Nam Kỳ, đã làm nhân dân lâm vào cảnh khổ cực, đói kém và chết chóc. Trong hoàn cảnh ấy, thầy Tây An từ Tòng Sơn vào Trà Bư (nay thuộc ấp An Thái, xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang), rồi đến vùng Kiến Thạnh (xưa thuộc xã Long Giang, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang), cư trú ở cốc ông đạo Kiến.
Lúc bấy giờ, tại Tòng Sơn cũng như nhiều vùng khác thuộc miền Hậu Giang thời đó đang có dịch bệnh rất nặng. Ông bèn trổ tài ra tay trị bệnh cho nhân dân, vùi dịch cứu người. Từ kết quả chữa trị bệnh có hiệu quả, ông dẫn dắt được nhiều bệnh nhân và người thân của họ nghe theo những điều khuyên dạy của mình.
Lớn lên ông Đoàn Minh Huyên rời quê quán. Hình bóng của ông đã bị vùi lấp dần trong ký ức của mọi người cùng thời vào lúc bấy giờ. Sau đó được biết đến năm 1844, ông đã xuất hiện tại Gò Công. Và lần lượt vân du qua các xứ Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Rạch Giá và miền Thất Sơn,…
Hành trang
Thấy người tin theo mình ngày một đông, nên cùng thời điểm năm ấy (1849), ông đã sáng lập ra đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, với tôn chỉ và phương pháp hành đạo rất đơn giản, dễ hiểu.
Khi biết tin ông chữa bệnh bằng nước cúng, bông cúng,… đồng thời rao giảng đạo pháp, các quan tại tỉnh An Giang nghi ngờ ông là gian đạo sĩ, hoạt động chính trị trái phép nên bắt giam, nhưng xét xử lại không có bằng chứng và ông được trả tự do. Song ông buộc phải quy y theo đạo Phật và tu hành tại chùa Tây An, dưới chân núi Sam (Châu Đốc). Từ đó, ông được người dân tin tưởng, tôn kính và khi đó cũng là lúc cái tên về tiểu sử Phật Thầy Tây An ra đời.
Mặc dù bị chỉ định cư trú, nhưng ông vẫn thường đi lại khắp miền sông Hậu, phổ biến giáo lý, đồng thời vận động dân nghèo khai hoang, từ đó dần hình thành 4 trung tâm đinh điền lớn, đó là Đồng Tháp Mười (Đồng Tháp), Thới Sơn (Tịnh Biên), Láng Linh và Cái Dầu (Châu Phú),…
Phật Thầy Tây An rời trần đời vào ngày 10 tháng 9 năm 1856, hưởng thọ 49 tuổi. Mộ ông được đặt ở phía sau chùa Tây An (Châu Đốc), không đắp nấm theo lời căn dặn của ông. Ông có nhiều đệ tử giỏi, như Đức Cố Quản, Tăng Chủ, Đạo Xuyến, Đạo Lập, Đạo Thắng,…
Sự nghiệp của thầy Đoàn Minh Huyên
Ngoài vai trò là một tu sĩ, có tài chữa bệnh, Phật Thầy còn là một người yêu nước, người có công lớn trong công cuộc vận động, dìu dắt nhân dân khai hoang, lập ấp. Từ cuối năm 1851, thầy Đoàn Minh Huyên đã cử một số đệ tử, hướng dẫn từng nhóm tín đồ là người dân đi nhiều hướng, đến nhiều vùng đất xa xôi để khẩn hoang, lập trại ruộng.
Đây là việc làm đầy ý nghĩa nhân văn, vị nhân sinh. Ông muốn tạo điều kiện cho những nông dân nghèo, khẩn hoang để có ruộng cày, có cuộc sống tốt hơn. Tín đồ theo ông vừa “học Phật – tu nhân”, vừa lao động sản xuất, tự tạo ra lương thực, không phải nhờ vào người khác.
Nhờ niềm tin tôn giáo, tín đồ vượt qua mọi khó khăn, khổ cực, nguy hiểm, bệnh tật, cùng sự kiên cường đoàn kết, bám trụ đã giúp họ thành công trong việc khẩn hoang, biến những vùng đất đầm lầy, rừng rậm hoang vu trở thành những vùng đất màu mỡ, dựng lên làng mạc dân cư đông đúc, họ cùng nhau gìn giữ bảo vệ vùng đất Tổ quốc gian khó này. Bên cạnh đó, Phật Thầy Tây An còn chủ xướng đào kênh, chuyên cần cày cấy, tạo dựng cuộc sống an cư lạc nghiệp cho nhân dân.
Lời kết
Rõ ràng có thể thấy tiểu sử Phật thầy Tây An là một trong những nét đẹp của một bậc thầy tài giỏi, một người yêu nước thương dân. Người đã khai sáng một tôn giáo bản địa đầu tiên ở đất Nam Bộ, và sửa đổi cách tu hành mà không cần xây dựng chùa, hướng đến việc khai hoang, lập ấp, tích cực sản xuất, coi nông trại như chùa chiền.
Hình ảnh ghi nhận:
Thực hiện: Tâm Nhơn