Trang chủ PGVN Cửa thiền Bếp ăn từ thiện chùa Quang Minh

Bếp ăn từ thiện chùa Quang Minh

262

Ni sư viện chủ TN, Khật Khương cho biết: “Sau lần ủy lạo quà Tết cho bênh nhân nghèo năm 1998, một bác sỹ ở bệnh viện Đa khoa (Bình Phước) đã đến chùa cảm ơn và bày tỏ ý mong muốn nhà chùa hỗ trợ bệnh nhân lâu dài bằng những bữa cơm từ thiện.


 


Thế là trong buổi khai kinh Dược Sư từ mùng 8-1 hàng năm, tôi gợi ý với Phật tử. Họ đồng ý góp sức, chúng tôi khai trương bếp ăn”. Quả thật, trong điều kiện kinh tế nhà chùa eo hẹp, cư dân tỉnh mới Bình Phước phần nhiều là dân lao động nghèo và đồng bào dân tộc, vùng sâu vùng xa, một tấm lòng trong những tấm lòng đã trợ sức cho Ni sư duy trì được bếp ăn hơn 6 năm qua. Những bao gạo, những giỏ rau củ ở chợ Đồng Xoài mỗi ngày mang đến bếp ăn đã khơi ấm niềm vui của cô bác tiểu thương. Cô Hồ Thị Thu, một Phật tử 70 tuổi phụ giúp bếp ăn bày tỏ : “Thầy và mấy cô tận tâm lo lường cái ăn rồi dạy pháp cho Phật tử. Tôi là Phó ban hộ trì Tam bảo cua chùa, đến này đã 82 kỳ thầy tổ chức tu Bát quan trai.Nhiều lúc tôi bệnh nhưng mỗi lần định nghỉ lại thấy nhớ chùa, tội nghiệp mấy cô đơn chiếc, cực quá.


 


Chùa cách bệnh viện hơn 2 cây số. Phương tiện và công chuyên chở do Phật tử phát tâm đảm nhận. Lúc đầu anh Tư Cao (Phật tử ở nhà trọ Kim Châu) chở cơm bằng xe Honda. Sau có được thùng xe ba gác do một Phật tử phát tâm cùng dường. Cũng bằng xe Honda của mình, hiện nay vợ chồng anh Nghi (Phật tử tiệm táp hóa Nghi Lộc) ở thị xã Đồng Xoài thay phiên nhau chở. Điều đáng quý là anh Nghi suốt ngày tất bật chở hàng cho mối, kiếm thêm để đủ nuôi 5 con ăn học. Song đến giờ phát cơm lại tranh thủ đến chùa. Anh nói: “Tôi không có tiền, chỉ có chút công đóng góp cho người nghèo bớt khổ”. Thường xuyên trợ giúp bếp ăn là nhóm chúng Mục Kiền Liên (đạo tráp Pháp Hoa hùa Ấn Quang, TP.HCM) ủng hộ mỗi tháng 200.000đ, ở thị xã Đồng Xoài thì có sự ủng hộ của tiệm điện Quang Phú, tiệm nhôm nhựa Bích Phượng… Đặc biệt hai Phật tử tiểu thương Tâm Nhu, Diệu Độ đã chắt chiu từng đồng lời bán trầu cau mỗi ngày cùng với phần vận động quyên góp mỗi tháng mang đến bếp ăn vài trăm ngàn đồng. Ni sư Nhật Khương kể : “Có lần hai vợ chồng người Phật tử mang đến chùa 3 bao gạo, một số nước tương. Người chồng cho biết họ vừa may mắn trúng ssố, nhớ những bữa cơm từ thiện của chùa lúc nghèo khổ, vợ sinh con ở bệnh viện trước đây họ đến tạ ơn”.


 


Trái tim nhà Phật đã góp nhặt và sẻ chia, đánh thức niềm tin hướng thiện trong con người. Song một nghịch lý vẫn làm Ni sư trăn trở, đó là những ngày rau cải dồi dào cho bệnh nhân nghèo lại là nỗi lo buồn cho thí chủ bán ế trong khi người lao động nghèo lại vẫn tràn đầy một chữ tâm. Ai cũng bảo: “Đem đến chùa trợ giúp người nghèo hôm sau con lại bán đắt. Vì vậy, có hôm bán được con vẫn chừa lại một ít để cúng dường”. Thế là từ 30 suất cơm đầu tiên, bếp ăn từ thiện chùa Quang Minh tăng dần lên 50 suất rồi đến nay 120-130 suất/ngày. Bằng tình thương và chí nguyện của thầy, một số đệ tử đã can ngăn: “Phải dành sức để trường kỳ kháng chiến!”. Nhưng Ni sư thản nhiên bảo: “Chúng sanh còn cần thì mình còn giúp, cho đến khi nào Phật tử không còn ủng hộ mới đành thôi!”. Chị Thị Lê, sinh năm 1980, dân tộc Stiêng ở xã Hưng Pháp địu đứa con út 4 tháng tuổi đi nhận cơmcho biết cháu bị bệnh hô hấp, tiêu chảy, chồng chị suốt ngày đi làm mướn trên rẫy không đủ nuôi hai con lớn ăn học. Hai mẹ con phải nhờ cơm từ thiện qua bữa. Chị Trịnh Thị Hoa, sinh năm 1972 ở xã Thanh Phú, huyện Bình Long nuôi cha bị tai biến gần 1 tháng tâm sự: “Ba em già yếu, bệnh không có hy vọng khỏi. Nhà em có vài sào tiêu năm nay thất thu, anh chị em đều đi làm mướn. Mua cơm hộp 8.000đ hai cha con ăn đâu đủ no. Ở đây người dân tộc nghèo nhiều lắm, có cơm từ thiện thật đỡ khổ!”.


 


Tọa lạc số 322 QL.14, TX Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước, chùa Quang Minh đang trong giai đoạn trùng tu xây mới, trong bao nỗi ngổn ngang thiếu thốn, bếp ăn từ thiện vẫn được nỗ lực duy trì.