Trang chủ Tin tức BÁT NHÃ DƯ ÂM (PHẦN 2)

BÁT NHÃ DƯ ÂM (PHẦN 2)

461

III.                    Phần giải thích kinh

A-    QUAN TỰ TẠI BỒ-TÁT

Bồ-tát Quan tự tại” (người năng tu)

Năm chữ này có chung, có riêng

Ba chữ đầu tiên là tên của Bồ-tát.

Hai chữ cuối là chung, chung cho các vị Bồ-tát

Tiếng Phạn là Bà-lô-chỉ-đề-thấp-phạt-la, Trung Hoa goi là Quán-tự-tại. Nếu nói A-ra-bà-cát-đề-luận, Trung Hoa gọi là Quán Thế Âm, chữ Phạn vốn có hai tên, bởi tông chỉ mỗi Kinh có khác. Nếu từ căn tai nghe được mà chứng ngộ, như kinh Lăng Nghiêm, Bồ-tát nghe, nghĩ tu vào được chính-định (tam-ma-địa).Trong Kinh Đại Bi, Bồ-tát nghe thần chú, chứng ngay lên Bát-địa (ngôi thứ tám của mười ngôi Bồ-tát). Đó đều là từ tai nghe ngộ được pháp nhẫn vô sinh, gọi là Quán Thế Âm. Từ thể khởi dụng, cho nên gọi là Quán Thế Âm. Người nào mà quán âm thanh của Ngài liền được giải thoát, sáu căn dung lẫn được cả, cho nên hiện nghìn mắt, nghìn tay, soi và giúp đỡ mọi loài. Ở đây chính Ngài Quán Âm dùng mắt tu chớ không ai khác.

Kinh này từ mắt nhìn mà chứng vào cho nên nói: “soi thấy uẩn đều không, qua tất cả khổ-ách”gọi là “Quán-Tự-Tại”.

Nhưng ở đây còn có nghĩa là mình làm, dạy người,.Chữ “Quan” nếu đọc tiếng “bình” thì thuộc “ năng quan, “Thế Âm” thuộc “sở quan” là căn cơ được hóa độ, cho nên Kinh Pháp Hoa dạy: “Nhất tâm xưng danh Quán Thế Âm, ngay trong khi đó đều được giải thoát”, đó là ý năng quán.

Kinh Lăng Nghiêm dạy: bởi ta xem, nghe rõ cả mười phương, thế là khiêm cả căn Tai và căn mắt, cho nên gọi là quán thính đều thuộc tự hành (tự mình tu hành). Kinh Đại Bi gồm cả hai hiệu Quan ÂmTự Tại là thuộc cả tự-hànhhóa-tha.

Nếu theo Tổ Ổn Lăng giải thích thì chữ “Quán Âm” là quán lời nói thế gian là cái hiệu viên-ứng viên-ngộ, thế cũng là tự hành hóa tha.

Song về phía tự hành, chữ  “quan” nên đọc là “quán”, nghĩa là vị Bồ-tát này dùng Tuệ Bát-nhã, soi thấy năm uẩn thân tâm đều “ không” cả, qua mọi khổ ách, giải thoát ngay được sinh tử, được hoàn toàn yên vui, cho nên gọi là “tự tại”.

Tổ Giao Quang giảng chữ theo tục ngữ tuy đọc là “quan”, nhưng lý thể phải đọc là  “quán” bởi vì nhận tiếng là nghe, thấu suốt chân lý là quán nhưng chỉ chọn phần đạt lý, cho nên đối với âm thanh không nói “nghe” mà gọi là “quán”.

Cũng lại nên hiểu rằng, ở cõi người tu hành gọi là tự hành, chứng tới quả vị là hóa tha.

Bồ tát lấy việc làm lợi cho chúng sinh, giáo hóa chúng sinh là chính, như vậy đúng là danh hiệu Bồ tát.

Chữ Bồ tát tiếng Thiên Trúc đọc đủ cả là Bồ đề tát đỏa, bồ đề Trung Quốc phiên là giác. Tát đỏa phiên là hữu tình (loài có hình thức), ở đây cũng có hai nghĩa: tự hành hóa tha.

Về phần tự hành, Bồ tát đã đủ trí giác ngộ, nhưng tập khí hữu tình chưa hết (tình tập chưa hết nên chưa thành Phật).

Về phần hóa tha Bồ-tát dùng tâm thương xót, mở mang trí tuệ cho hết thảy mọi loài có tình -thức được thấy đạo lớn, hợp cả hai nghĩa cho nên goi là Bồ-tát.

“Hành thâm Bát-nhã ba-la-mật-đa thời”

Quán Tự Tại” Bồ-tát là người tu, “Bát-nhã” là pháp tu, “hành” là tu hành, tức là pháp quán đã tu được thâm nhập

Thâm” là rất sâu, tức là Chân-không Bát-nhã, không phải điều mà vọng-tâm vọng-thức có thể hiểu biết được

Nếu ước lệ về giáo mà nói thì có hai cách:

(1)   Thâm

(2)   Thiển

Thiển” là Bát-nhã nhân không, đó là nơi chứng ngộ của bậc Nhị-thừa.

Thâm” là Bát-nhã nhân không đó là nơi chứng nhập của các bậc Bồ-tát. Ở đây thật tướng chân không không phải thực tiễn của bậc nhị thừa thiên không, tiểu trí, cho nên nói là thâm (sâu) vậy.

Chữ “ thời” ở trong giây lát khi chứng vào thể chân không, tức thời giây lát cuối cùng Bồ-tát đã chứng vào thể chân không, thênh thang vắng lặng, xứng với thể mà khỏi ra dụng, đổ hết thảy khổ ách chỉ trong thời gian giây lát.

Kinh Đại Bát-nhã giảng: Lấy không tínhtự tính, dung giây lát hợp với trí tuệ màu nhiệm, chứng được chính đẳng bồ-đề là thế.

NGÔI TU CHỨNG

“Soi thấy năm uẩn đêu “không”, thoát khỏi mọi khổ ách

Chữ “chiếu kiến” (soi thấy) là phép năng quán năng nhập; năm uẩn là cảnh “sở quán”. Dùng diệu-tuệ soi lấy tự-tính năm uẩn, đương thể đều là chân-không,  vì vậy khác với tướng-không do diệt sắc chất của Nhị-thừa  nên khi chứng được chân-không, thì năng, sở đều không còn.

Chiếu là kết quả tự tại, tức là chữ “Quán tự tại”.

Khi tâm con người mới chợt phát hiện-lượng, chư khởi phân biệt, chữ “chiếu” này là yếu thuật, tức là thiết yếu trước hết là hạ quyết tâm tu (Bát-nhã). Đó là trí-vô-phân-biệt rành rành, soi tỏ; đó là hiện-lượng sẵn sàng, không phai nhãn căn, nhãn thức có thể thấy được, thế là được tự-tính của các pháp, không thấy mảy may gì đáng được nghĩa là không thấy sắc, thấy thụ, tưởng, hành , thức; không phải là không thấy, ngay cả đó, mà là không thấy bởi vì “năm uẩn đều không”. Đó là thực-tướng, thực-tướng thì không có tướng, vì vậy không thấy được, không thể thấy mà là thấy suốt cả pháp giới. Tất cả các pháp xuất thế gian thiền-định, trí-tuệ, giải-thoát, chính-định, vô-thượng chính-giác, bồ-đề cũng đều không thấy, mới gọi là “chiếu kiến”.  Thế mới là thấy được thực tướng của mọi pháp; chớm có thấy gì là rơi vào hang ổ vọng-tưởng vô-minh.

Năm uẩn: sắc, thụ.tưởng, hành, thức.

Năm uẩn tức là “chứa chấp’. Tất cả chúng sinh đều bởi năm pháp này chứa góp thành thân, lại bảo thân này góp bao nhiêu trần-lao phiền-não, để mà chịu không biết lượng nào khổ-não về luân-hồi sống chết

Còn gọi là “ngũ ấm” là che chấp bởi tích tụ những phiền não vọng tưởng, che lấp tính chân thật vốn sáng suốt sẵn có.

1.      Sắc là những vật chất, thân người mượn nhân duyên bốn chất huyễn: đất, nước, gió, lửa hợp lại mà thành cho đến cả sông núi trái đất, phàm có hình tướng đều gọi là sắc.

2.      Thụ là “lấy” nghĩa là lãnh thụ, vì sáu thức của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý, nạp thụ sáu trần sắc, hương vị, âm thanh, xúc, pháp.

3.      Tưởng: nhớ, nhớ, nghĩ, tưởng tượng, tức là thức của ý, noi theo tưởng tượng cảnh sáu trần.

4.      Hành: bởi có nghĩa tạo tác. Tức là ý thức suy nghĩ của sáu trần, tạo nên những nghiệp thiện ác.

5.      Thức: lấy nghĩa là phân biệt rõ ràng, riêng rẽ mọi “tâm vương”; thụ, tưởng, hành là “tâm-sở”, năm uẩn này thu gọn vào hai pháp: “thân” và “tâm”. Nhưng “thân” và “tâm” thì như huyễn-thuật hóa ra, từ nhân-duyên mà sinh, vốn không có tính thật, cho nên Phật thuyết ví dụ cho vua Bình Sa rằng:

          Sắc như đống bọt, nhân gió thổi thành, thể tướng không thật.

          Thụ như bọt nước, do vật gì đùa khuấy thành bọt, khởi lên diệt tắt không thường; những điều khổ, vui của chúng sinh cũng như vậy.

          Tưởng như tia sáng phát nơi đồng không quạnh vắng; kẻ khát trông xa tưởng là nước thèm khát; chúng sinh nhân nhớ thành tưởng, chỉ là lầm lẫn.

          Hành như cây chuối, thể chất thì xốp, không chắc, mọi việc chúng sinh tạo tác cũng thế.

          Thức như trò rối, hiện ra hình này vật nọ, vốn không thật; tâm-thức chúng sinh phân biệt mọi pháp theo với cảnh sinh diệt giả dối không thật.

Bồ-tát dùng trí Bát-nhã quan sát năm uẩn này, sắc từ bốn đại giả-hợp mà có: thụ, hưởng, hành, thức bởi vọng-tưởng cảnh-giới mà sinh ra.

bốn đại vốn không có tự tính, rõ ràng không có bản-thể, tức là “không”, cho nên nói là “giai không”, không phải diệt đi mới là “không”. Cũng không phải có phép gì có thể kiến được nó “không”, tự bởi vốn tự “không”, chúng sinh không rõ trăng dưới nước, hoa trong hư-không, cho nên chấp năm uẩn “huyễn-hữu”, mà mất tự tính là “ chân-không”; “chân-không” và “huyễn-hữu”, không phải là hai thể khác nhau, chỉ tùy nới sở-kiến phàm hay Thánh mà thôi.

Nếu vọng-tâm phân biệt, thì chỉ lấy năm uẩn mà bỏ sót mất “chân-không”. Nếu lấy trí Bát-nhã mà quan sát, thì “chân-không” hiện ra rõ ràng, mà năm uẩn mất đi, nên khi “chân-không” hiện ra, những “huyễn-hữu” đều diệt hết, thế rồi năm uẩn “không” rồi thì khổ-ách đều thoát khỏi, thế là “đáo bỉ ngạn” (đến bờ giác ngộ)

Chữ “Độ” là giải thoát, vượt qua.

Nhất thiết khổ-ách” là mọi khổ-ách dù là thế-gian hay xuất thế- gian đều có.

Từ đây trở lên là thuật rõ bản-ý của Bồ-tát Quán Tự Tại; đó là cương lĩnh của Kinh khiến người ta lấy đó mà tu.Nếu là bậc thượng-cơ thì nhờ đó mà ngộ được phép vô sinh.

Còn như bậc thượng-thượng-căn nghe tên Ngài Quán Tự Tại thì chứng ngay được lý chân-không chẳng cần giảng giải. Nếu hoặc chưa được như thế, nên xem văn dưới đây:

Nói chữ “chứng” trên kia tức là nghĩa chứng-ngộ, không phải quả vị của nhị-thừa chứng được, cho nên Kinh nói “vô-trí diệc vô-đắc” xuống dưới này đều như thế cả.

Ngài Chấn Quốc (Trung Hoa) nói: các gốc sinh tử không ngoài hai chấp: nhânpháp. Mê tổng tướng thân tâm, cho nên chấp nhân ngã là có thật. Mê một tự tướng của năm uẩn cho nên nhận pháp ngã là có thật. Lấy trí tuệ soi năm uẩn hòa hợp, gọi là “nhân”. Xét cho kỹ từng phần, thì chẳng thấy tướng gì là “nhân”, là “ngã” cả.

Trước quán sắc-uẩn để xét thân mình rồi biết rằng sắc là đất, lỏng là nước, nóng là lửa, cử động là gió (hơi thở).

Quán bốn uẩn kia là quán tâm. Biết rằng lĩnh nhận là “ thụ”, ghi nhớ hình tướng là “tưởng”, tạo tác là “hành”, phân biệt là “thức”; y cứ thân tâm như thế, xét cho cùng chỉ thấy năm uẩn mà thôi, còn tìm cũng chẳng thấy chút gì là tướng nhân, tướng ngã cả, thế là “ nhân không”.

Nếu xét từng uẩn một, đều là từ duyên sinh ra, đều không có tự-tính, tìm đến chân-tướng của năm uẩn, cũng không có gì cả, thì năm uẩn đều “không”; thế là pháp không. Thế thì chỉ quán-chiếu năm uẩn, mà rõ lý hai; “không”: “nhân”, “pháp” rồi.

Nói đến nỗi khổ-ách của thế-gian, đó là tám khổ: sinh, già, bện, chết, yêu mà phải chia lìa, ghét mà phải hội tụ, cầu không đượcnăm ấm thịnh.

Khổ-ách của nhị-thừa, Thanh văn, Duyên-giác và Bồ-tát tuy đã thoát được khổ ách của thế-gian là sinh tử phân đoạn nhưng còn chịu khổ ách sinh tử biến dịch ở những cõi Phương tiện; như ngôi trước là nhân, ngôi sau là quả, hay là hậu vịnhân, hậu hậu vịquả, bởi vì nhân thay, quả đổi, cho nên gọi là “biến dịch”.

Nói chữ “phân đoạn” là chúng sinh trong ba cõi theo từng nghiêp-nhân mà cảm quả-báo hình đoạn; về thân thì có cao thấp, phân hạn; về mệnh thì có dài ngắn, nên gọi là “phân đoạn sinh tử”.

Bởi soi thấy cái ngã giả-dối của nhân-tướng rồi, diệt được phiền-não-chướng, là qua được khổ-ách “phân đoạn”.

Soi thấy tự-tính năm uẩn là “không”, là diệt được sở-tri-chướng là qua được khổ-ách “biến-dịch”.

Khổ ách tuy nhiều, mà chỉ nói hai cách chết: “biến dịch” và “phân đoạn” là gọn hết.

 Khi thấy được chân-không thì qua hết mọi khổ ách vậy.

B-    PHÁP KHÔNG

1-      Uẩn-không

“Này ông Xá Lợi, Sắc-uẩn chẳng khác chân-không; Chân-không chẳng khác sắc-uẩn; chấp nhận, tư tưởng, hành động, phân biệt, cũng như thế cả”.

Phần này chủ yếu giải thích chân –không của năm uẩn, rõ ràng không phải là “sắc” mà tỏ rõ tướng “không”, và dứt hẳn là “không”; bởi vì ngay chính “không” ở “sắc” là chân không; ngay “sắc” ở “không” là huyễn-sắc, là “sắc” là tướng đứng đầu mọi pháp, cho nên nêu trước tóm sau, bởi vì nghĩa “sắc” đã tỏ, thì muôn pháp rõ ràng.

Sắc”là bốn đại huyễn-hữu, “không” là lý chân-không Bát-nhã.

Chúng sinh vì mê chân-không mà có sắc huyễn-hữu.  duyên sinh mà có huyễn-hữu, nó vốn không tự-tính, gốc nó vốn là chân-không, ví như ngoài sông không có nước, do chúng sinh khởi lên vọng-tưởng, như gó thổi vào bể chân-tính, mà mê mất nguồn gốc, mà chạy theo sóng vỗ, chìm đắm ở bể khổ.

Đức Phật dạy: hãy dùng tuệ Bát-nhã, soi tỏ huyễn-hữu chẳng khác chân-không như thể hiểu rằng: sóng không khác nước cho nên nói “sắc chẳng khác không”.

Tổ Chí Công dạt:

“Thân vô-tướng ở trong thân hữu-tướng.

Đường vô-sinh ở trên đường vô-minh

(Hữu tướng thân trung, vô tướng thân;

Vô minh lộ thượng, vô sinh lộ)

Không chẳng khác sắc” là chân-không,bản-thể của vạn pháp, cho nên vốn đủ mọi pháp, ví như nước sinh ra sông, ra bọt và sóng lớn, sóng nhỏ, và tuỳ những tướng vuông tròn của đồ dựng (ở bầu thì tròn, ở ống thì dàiv.v…) mà chúng-sinh nhân vì chấp huyễn-tướng cho nên mê chân- không, như nhìn sóng mà mê nước. Nên Phật dạy tu tuệ quán Bát-nhã, thấy thể chân-không không khác huyễn-tướng, như hiểu nước không khác sóng, cho nên nói: “không chẳng khác sắc’.

Hai câu “Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc”, là chính phát minh cái nghĩa không khác. Bởi vì không khác nên chính là đó vậy.

Lại e “người” nhận “pháp” thành chấp, bởi vì còn hai thành kiến “sắc, không” giống như đời nói ngọc đá giống nhau, vốn là hai vật, vì vậy nói là “chẳng khác”, là muốn không có hai thành kiến để cho người ta hiểu “ sắc không” không hai một cách màu nhiệm toàn thể đó thôi. Như sóng là nước, nước là sóng, động, tĩnh có khác, thực chất vẫn không hai thể, bởi vì đó là chân-không. Cho nên để người ta nhận biết huyễn hay chân, nên tạm dắt ra hai tên, nhưng vốn là một vật, cho nên Tổ Vĩnh Gia dạy:

“Thực-tính của vô-minh là Phật-tính

Thân huyễn-hoá là Pháp-thân”

(Vô minh thực tính, tức Phật tính

Huyễn hoá không thân tức Pháp thân)

Vì vậy biết cảnh huyễn, biết gốc là cảnh chân không, thì phải tự tu tập, nên phải dùng trí Bát-nhã soi chiếu; không nhờ trí chiếu, không biết gốc thật, cho nên kiến giải đều khác. Phàm phu thì chấp có thân tâm, cho nên thấy có sinh diệt phải chịu sinh tử; Ngoại đạo thì chấp không, không tin hoạ phúc, nên chịu luân hồi. Nhị thừa thì hiểu lầm, thật có tướng của năm uẩn, không rõ bởi duyên sinh ra nên mới chán lìa, vì vậy là Thanh-văn. Tuy hiểu rõ mọi pháp từ duyên sinh ra năm uẩn nhưng lại không thấu hiểu vốn là vô-tính nên làm duyên-giác. Nếu hiểu được năm uẩn chư pháp là vô-tính, là duyên sinh, duyên sinh vô-tính , vô tính cho nên “không”, “không” đây tức là chân-không. Thể chân –không là Pháp-thân của chư Phật.

Thể pháp-thân chân-không. Vốn không bị đoạn diệt nên phải tìm ở trong huyễn-hữu, ngoài huyễn-hữu ra, không có thật nên nói là chân-không, ngoài thật ra không có huyễn nên mới nói là huyễn-sắc. Vì vậy chân không huyễn sắc là đó cả thôi (tương tức) thế là chân-tông của Bát-nhã, là hết ý của Kinh này.

Vì các bậc Bồ-tát tỏ phép quán trung đạo, dạy thật-tướng, thì lập cả, phá cả nên nói “sắc tức là không, không tức là sắc”.  Nhưng Kinh này thể huyễn-sắcchân-không, hoàn toàn không phải có ý phá không, phá hữu nên không phải theo ý giải thích cũ kia.

Sắc uẩn đã thế, thì bốn uẩn đều thế cả nên nói “chấp nhận, tư tưởng, hành động , thiện ác, ý thức phân biệt cũng như thế cả” (“ thụ, tưởng,hành, thức diệc phục như thị”).

Nếu như nói đủ cả, thì phải nói: thụ chẳng khác không, không chẳng khác thụ, thụ tức là không, không tức la thụ, còn ba uẩn nữa cũng rõ ràng như vậy cả.

Đoạn này Phật dạy quán hiện tiền thân tâmcảnh sở quán, không phải là tìm pháp nào khác làm cảnh, đó là điểm rất chủ yếu.

Nếu đã quán được một uẩn không, thì bao nhiêu uẩn nữa cũng là không, nên Kinh Viên Giác dạy: Thân huyễn cũng diệt thì tâm huyễn cũng diệt; tâm huyễn diệt thì trần huyễn diệt, trần huyễn diệt rồi thì cái diệt huyễn kia cũng diệt. Cái diệt huyễn kia diệt rồi, cái gì không huyễn thì không bao giờ diệt.  Nhưng Kinh Viên giác lấy phá huyễn hiển chân, Kinh Bát-nhã này thì ngay huyễnchân (thực), ý tuy khác, nhưng sắc với tâm không khác.

Đã biết rằng chân vọng cùng một gốc, không, hữu là một, nay hiện tiền một niệm vộng-tưởng khởi lên, chân-không liền hiện rõ ngay khi đó, dung trí quan sát, vọng thấy không có bản tính, tức là chân-không. Ngay nơi tâm phàm nhận thấy tâm phật thì sao lại bỏ huyễn-vọng nay mà riêng tưởng chân-như ở nơi khác, có khác gì bỏ sóng mà tìm nước, không thể thế được.

Đó là chân vọng vốn chung, không hữu là một (chân vọng đồng nguyên, sắc không bất nhị)

Không có trí tuệ, không thể nào thấu suốt được, vì vậy Phật gọi ngài Xá lợi mà bảo thế đó.

Xá lợi là tiếng Thiên Trúc, Ngài là vị để tử của Phật có trí tuệ bậc nhất. Ngài là con nhà đại luận sư Đề-Xá, dòng họ Bà-la-môn, mẹ ngài là Xá Lợi, gọi theo tên mẹ là Xá Lợi. Dịch ra tiếng Trung Hoa là Thân tử, bởi thân hình mẹ tốt đẹp. Còn gọi là Thu tử, bởi mẹ Ngài mắt sáng như mắt chim Thu (tức chim hoàng anh hay chim khướu)

Ở trung Hoa đã có sáu lần phiên dịch Kinh này, bản kinh nà do ngài Thi Hộ dịch là bản mà Ngài Bồ-tát Quán Tự Tại ớ núi Linh Thứu thuyết Kinh này vì ngài Xá Lợi. Nếu thế dưới chữ Bồ-tát nên có chữ “ngôn” (giảng rằng).

Nay căn cứ vào thể văn của Kinh này, trong bộ Đại bát-nhã, thì phải nói là Phật thuyết, bởi vì văn không có toàn bộ, nên không có hai phần duyên khởi và lưu thông. Song người có trí chỉ nên nhận nghĩa, mà chớ chấp nệ vào vết tích, dù là Phật thuyết hay Bồ-tát thuyết cũng vậy.

Chú thích:

Ly sắc minh không, là muốn nói “không” ở ngoài sắc như nơi tưởng là “chẳng không”, ngoài tưởng là “không”.

Đoạn diệt không là diệt sắc chất đi, để tỏ rõ “không” như đào giếng bỏ dất đi là hố không. Trước có sau không là đoạn diệt. Hai cách đó không phải là tâm chân thật, không có tri giác, không có tác dụng, không thể hiện được vạn pháp, thế nhưng ngoại đạo và Nhị-thừa đều có đoạn diệt. Ngoại đạo đoạn diệt quay về thái hư, Nhị-thừa đoạn diệt quy về Niết-bàn

Có bản dịch Kinh này chia làm ba phần:

  1. Từ chữ “Quán Tự Tại v.v…” đến “độ nhất thiết khổ ách” là phần duyên khởi.
  2. Từ đoạn “Xá Lợi Tử v.v…” đến “tam-bồ-dề” là phần chính tông.
  3. từ chữ “ cố tri v.v…” trở xuống là phần lưu thông, như thế cũng là gượng ép

Kinh này gọi là Tâm Kinh, tức là tâm điểm của bộ Đại Bát-nhã nên không chia làm ba phần

Tổ Từ Ân dạy: Kinh này là chép riêng ra nhưng rất màu nhiệm của Đại Kinh, nên đều không có thông tự, biệt tự và ba phần tự phận, chính tông, lưu thông.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1.  Chân –không

a.      Giải thích chung.

“Này ông Xá Lợi! Mọi pháp đều là tướng của chân-không, không sinh, không diệt, không bẩn, không sạch, không thêm, không bớt”.

Mọi pháp có năm uẩn v.v… không tướng, đó là thực-tướng của mọi pháp. Bởi vì trươc đó đã dạy 5 uẩn huyễn-hữuchân-không, mà chưa nói ra tướng của chúng, nên đến đây Phật dạy: “Chân-không là tướng của mọi pháp”.

Chân-không đã là tướng của mọi pháp, thì không thể lìa được, mà nói riêng thì tướng không, chỉ thẳng đương thể của mọi pháp là tướng chân-không, ví như trăng dưới nước, bóng trong gương, hình thể này lìa, sinh, diệt, cấu, tịnh, tăng, giảm. Hình thể này không thể tạo cho nó sinh ra, huỷ hoại cho nó diệt đi, nhúng cho nó bẩn, rửa cho nó sạch, thêm để cho hơn, bớt cho nó kém, tại sao? Vì ảnh tướng kia không thật, thể ấy là không cũng như không, không thể lấy sinh diệt cấu tịnh v.v… mà gọi được; tướng chân-không cũng thế, nên không thể đặt tên được, gượng gọi là thật-tướng.

Tướng của thật-tướng dù là mắt tục, mắt trời, mắt đạo pháp, mắt tuệ, mắt thần (ngũ nhãn) cũng không thể nhận thấy được, chỉ các bậc đã chứng Thật-tướng mới có thể thấy được hiểu được. Bởi vì sinh diệt chỉ vào năm uẩn, 12 xứ, 18 giới, cấu tịnh ước chỉ vào tứ-đế, nhân-duyên. Tăng-giảm chỉ vào trí-đắc. Về 5 uẩn, 12 xứ, 18 giới v.v… vì m&