Trang chủ Nghiên cứu BÁT NHÃ DƯ ÂM (PHẦN 1)

BÁT NHÃ DƯ ÂM (PHẦN 1)

1265





Lời Nói Đầu

Bát-nhã  Ba-la mật-đa Tâm kinh chính là một đoạn văn tâm điểm, thiết yếu, gồm 275 chữ trích ra từ Đại bộ Bát-nhã, Phật thuyết vào thời thứ tư, sau những thời Hoa Nghiêm, A-Hàm Phương Đẳng, trước thời Pháp Hoa, Niết Bàn, thường được trì tụng, nhưng tôi vẫn chưa hiểu nghĩa lý gì.

Thế rồi, nhân một buổi “ôn cố”, tìm thấy trong tủ sách Phật học của Tổ sư, may mắn thay gặp được quyển sách có nhan đề “ bát-Nhã thiêm túc”, ý nói vẽ rắn thêm chân, do đại sư Hoằng Tán giảng giải từ thời nhà Minh – Trung Quốc, có ghi:” Đời nhà hậu Lê Việt Nam khắc lại ván in”, nhưng đáng tiếc sách đã quá cũ, bài tựa khắc cũng như niên đại, cũng đôi chữ sờn mục, nhưng cũng còn đủ cơ sở để hiểu và tin được.

Tôi đem đọc đi đọc lại, thấy có đôi chút “tri tân” Tuy biết mình vẫn còn dốt, nhưng cũng là chưa từng biết đến, nay có duyên may nhất ngộ, tôi mạnh dạn đem bài giảng dịch ra tiếng nước nhà, rồi giới thiệu lên từng số trong nội san của Phân viện nghiên cứu phật học, thuộc giáo hội Phật giáo Việt Nam – chùa Quán Sứ, Hà Nội.

   Lý do in sách:

   1 – Thấy bản cũ có nhiều chữ sai nay sửa lại.

   2 – Từng số (nội san) thì người đọc gặp được số này, không gặp được số kia, bị gián đoạn văn mạch, khiến người đọc khó chịu, có thể mất nhiều công tìm kiếm mà không được tiếp tục hội thông vì số báo giãn cách

Phật học là tuệ học, nên những bài tôi phiên dịch, khảo cứu ở sách khác như Hiển mật viên thông, Huyền thị Lăng Nghiêm, Trúc song tuỳ bút, Thái Hư toàn thư v.v … đều là những dư âm của Bát-Nhã, có ích cho việc Kiến hoà đồng giải, hợp với ý nghĩa nghiên cứu Phật học tự-giác giác-tha, tôi điều cho ra mắt đọc giả trình bày sở kiến.

Tuy cũng đã cẩn thận, cân nhắc khi dùng lời diễn đạt ý những từ ngữ trong Kinh Luận, Phật Pháp, khiến số đông độc giả phần nào bỡ ngỡ như: hiện tượng, đương tiền, tỷ lượng, phi lượng, tán đọng tán loạn, trạng thái thô, phù , tinh tế v.v …( đáng lẽ phải có chú thích) , nhưng vì thời gian và khuôn khổ cuốn sách có hạn, nếu còn thiếu sót gì nữa cùng mong chư vị lượng thứ.

Thành phẩm này ra đời, tất phải nhờ nhiều trợ duyên tăng thượng thiện… sự sốt sắng đầu tiên phải kể là thầy Thích Thanh Ninh.Vì báo ân tất cả xin đem công đức này hồi hướng cho tất cả chúng sinh đồng viên chủng trí.

Viết tại: Tổ Đình Viên Minh

(Quang Lãng, Phú Xuyên, Hà Tây)

Ngày 2 Tháng 9 năm Ất Hợi

Phật lịch 2539-1995

Sa-môn THÍCH PHỔ TUỆ

 

BÁT- NHÃ-BA-LA-MẬT-ĐA TÂM KINH

Đại-sư HOÀNG TÁN giảng

Hoà-thượng THÍCH PHỔ TUỆ dịch

 

I.                   Giải thích đầu đề kinh

Tám chữ đàu đề Kinh có hai nghĩa: chungriêng

Bảy chữ trên là riêng, riêng biệt so với những chữ Kinh khác, bởi không cùng tên vói những Kinh khác. Chữ Kinh nói chung chỉ tất cả các Kinh, bởi vì Kinh Phật thuyết thường có nhiều tên khác nhau, nhưng đã là lời Phật thuyết đều gọi là Kinh

Đầu đề Kinh này có hai ý:

Sáu chữ trên là Pháp phải bàn tới (sở thuyên).

Chữ Tâm là ví dụ được viện dẫn, vì vậy Kinh này lấy pháp, dụ làm tên

Giáo tướng: là Đại-thừa (tâm Bát-nhã).

Tông yếu: Không (chư pháp Không-tướng).

Chỉ thú: Niết-bàn (Cứu-kính Niết-bàn).

Bản thể: Thật tướng (sắc tức thị không).

Công dụng: Quán-chiếu (chiếu kiến ngũ-uẩn).

Nếu giải thích chung, thì lấy gương thần (thần giám) làm thể (Bát-nhã). Nếu giải thích theo lý nhân-quả thì Bát-nhã là nhân (trí không phân biệt), ba-la-mậtquả (đến bờ-giác-ngộ).

Bát-nhã có ba nghĩa:

1)      Tật tướng Bát-nhã

2)      Quán-chiếu Bát-nhã

3)      Văn-tự Bát-nhã

1-      Thật-tướng Bát-nhã

Thể Chân-không Pháp-thân vốn không có tên gọi là hình tướng, bây giờ ở chỗ không có dang tướng, dựng lên giả danh để bàn Thật-tướng nên gọi là Thật-tướng Bát-nhã. Bởi nguồn tâm lắng đọng trong yên lặng, không-tướng mà là tướng nên gọi là Thật-tướng. Đó là nơi Chân-tính được quán tới (sở quán chân-tính), đó là bản-giác chân-tâm thiêng liêng sáng suốt của con người. Không phải tịch, không phải chiếu, lý tính thường trụ tự-thể lìa hết những pháp sinh, diệt, nhiễm, tịnh, hư, vọng v.v…

2-      Quán-chiếu Bát-nhã

Là công dụng phát khởi từ thể của thật-tướng, là tuệ màu nhiệm chủ quan. Bởi vì pháp-tính sâu xa huyền diệu, không dùng diệu-tuệ này thì không hê nào soi thấu được. Chư Phật vận dụng diệu-tuệ Bát-nhã này mà khế hợp Pháp-thân một cách màu nhiệm. Bồ-tát cũng dùng diệu-tuệ này mà chứng được Chân-không một cách mau lẹ. Diệu-tuệ này là Trí-vô-phân-biệt của con người, nó không phải là soi mà vân sỗi tất cả mọi pháp đều là chân-không, vô-minh cũng là Thật-tướng cho nên nói “sắc tức là không

3- Văn-tự Bát-nhã

Văn-tự Bát-nhã là công dụng của Chư Phật dùng để lý giải, giáo hoá, mà tính văn tự vốn không, thể không của tính là Bát-nhã. Vì thế lời phán giáo của tông Thiên Thai dạy: “văn tự là sắc, sắc tức là thật tướng”

Kinh Thiên Vương Bát-nhã dạy: “Tổng trì không văn tự, nhưng văn tự là thể hiện tổng trì “, bởi vì làm rõ được thật tướng cả hai thứ Bát-nhãquán chiếu.

Bát-nhã tuy có ba lực dụng nhưng vốn cùng một tướngvô-tướng là thể Chân-không, Viên-thường, Đại-giác đủ ba tên ấy như chữ (i) của thế gian, đây là chữ I (:.) tiếng Phạn.

Nếu có thể trong một thoáng, chính quán tu trọn soi tỏ mọi pháp đều không, đó là đã chứng được viên mãn tới nơi Cứu-kính Niết-bàn

Tiếng Phạn gọi là Bát-nhã, tiếng Trung Hoa gọi là Trí- tuệ. Trí là trí thật-tướng không phân biệt. Tuệdiệu-tuệ trong trí-vô-phân-biệt, cũng gọi là tịnh -tuệ, là Tuệ-vô-tướng.Tuệ còn gọi là trí nữa, cho nên Luận Thành Thực giảng: Chân-tuệ gọi là trí, trí-tuệ này, thể tính tròn hòa dung chiếu tự tại, cùng tận được thật-tính của mọi pháp, đó là siêu tình thức, ly khiến, kiến giải huyền diệu hết ý, không phải  trí tuệ của thế gian. Trí tuệ của thế gian từ thức-tâm sinh ra phân biệt cảnh trần, chấp thủ tên gọi lời nói, phát ra trí-kiến, vọng-tưởng, làm cội rễ cho hữu-lậu-sinh-tử, không thể phá được mê-hoặc vô-minh, tỏ rõ được lý Thật-tướng, e người đời hiểu lầm nên để nguyên tiếng Phạn mà không phiên thành ngữ âm Trung Hoa. Xét cho đúng, thì không có vật gì thay thế cho đó (Bát-nhã); không có từ gì đặt được tên nên gượng gọi là Bát-nhã.

      Tiếng Phạn gọi là ba-la-mật-đa, phiên ra tiếng Trung Hoa là; “bỉ ngạn đáo’. nếu thuận theo từ ngữ Trung Hoa thì là ” đáo bỉ ngạn” (đến bờ bên kia), là nghĩa thực tế rốt-ráo của mọi pháp vô tướng. Vì sinh-tử là bờ bên này, phiền-não, vọng-niệm là giữa dòng biển khổ, Chân-không là bờ bên kia, Bát-nhã là thuyền bè, vì vậy ai tu hành pháp bát-nhã được thấu đáo, thì soi qua bóng uẩn, diệt hết vô-minh, thấy phiên-não là thật-tướng, sinh-tử là Niết-bàn, qua hai bờ tử (biến dịch, phận đoạn) đến bờ Tam-đức (Pháp-thân, Bát-nhã, Giải-thoát) gọi là đến bờ bên kia.

Kẻ mê Bát-nhã, phận biệt nọ kia, vọng chấp thân tâm là có, liền mất ánh sáng trí tuệ, không rõ thật tướng của mọi pháp, gọi là bờ bên này, cho nên kinh Hoa Nghiêm dạy:” ta xem hết thảy chúng sinh đều có trí tuệ đức tướng của như Lai, chỉ vì vọng tưởng chấp trược mà không chứng ngộ được trí tuệ đức tướng của như Lai”.

Nói tóm lại, hễ còn chút vọng tưởng chưa hết là cách bỉ ngạn, vọng tình Phàm, Thánh; hết rồi lại đáo bỉ ngạn. Không có gì khác mà gọi là “đáo’ nữa.

Tâm”, ví như tâm con người, là chủ yếu của tứ đại, bạch hài. Ví dụ Kinh này là chỗ quy tụ của cốt yếu của 600 quyển Bát-nhã. Nếu thông suốt được nghĩa lý kinh này, thời hiểu được rõ cả bộ Bát-nhã 600 quyển vậy.

Cũng có thuyết cho là chữ Tâm  này, là tâm của trung tâm, bảo Kinh này là trung tâm của ruột kinh Bát-nhã của 600 quyển Kinh thực là lầm vậy. Hoặc còn có thuyết cho là tâm của chân-tâm. Nhưng 600 quyển Bát-nhã đều là Chân-tâm không chỉ là Kinh này, bởi Bát-nhã Tâm.

Tâm, có “thể’ có “dụng”, thật tướng là “thể”, quán chiếu là “dụng”, đem dụng về thể gọi là đáo bỉ ngạn, cho nên Luận Khởi Tín dạy: “Tự-tâm khởi tín, lại tín tự-tâm thể, khởi tín là dụng, lại tín tự-tâm là đem dụng về thể”.

Hoa Nghiêm Biệt Hành Sao dạy: Trí là dụng của , thể của thành ra trí lại soi về , trí với lý hợp, mới gọi là chân-trí, chân-tríthật-tướng-Bát-nhã;lý chân-không, cho nên kinh này không có trí ngoài như mà chứng được như, không có như ngoài trí, làm chỗ cho trí vào tức là đem dụng về thể. Huống chi tính tướng không tông đều khác, không cho phép nhầm lẫm mà 600 quyển Bát-nhã đều là một ”vô-tướng” của Không-tông. Vậy Bát-nhã là thể của Chân-không. Kinh Niết-bàn dạy: Tính Phật là nghĩa không thứ nhất, là trí tuệ cho nên gọi trí tuệ là đủ rôi, không phải nói riêng tâm-tính, nếu nói tâm-tính tức thành pháp thật đã chớm vào thật-pháp, thì không phải là không. Hoặc gọi là tâm “tát-bà-nhã”. Thì vốn không phải là nhan đề của Kinh. Bởi vì ngoài tâm không có Bát-nhã; ngoài Bát-nhã không có tâm. Tâm không có hình tướng gọi là Bát-nhã. Thế là rất sâu xa, rất mầu nhiệm cần gì phải nói tâm nữa.

Chữ KINH tiếng Phạn gọi là tu-đa-la, Trung Hoa gọi là Khế-kinh, nghĩa là trên hợp với của chư Phật, dưới hợp với của chúng sinh, nay được bớt đi chỉ còn là kinh. Kinh là gáo lý được Phật giảng thuyết bao gồm nghĩa thường, nghĩa nhiếp. Thường nghĩa là không biến đổi; nghĩa là cổ kim có khác, đường lối giác ngộ không đổi thay, không có tà nguỵ nào làm thay đổi được. Các bậc thánh không thể đổi khác được. Nhiếp là gồm hết nghĩa huyền vi, để mở mang trí tuệ cho con người chưa giác ngộ, cùng thoát khỏi biển khổ, bến mê mà lên bờ giác. Cho nên có ai hiểu được Kinh này, thì đã đến được bờ giác ngộ.

Kinh Hoa Nghiêm biệt hành sao dạy: “có ai giả thích được bảy chữ đầu đề Kinh Hoa Nghiêm thì công phu tìm hiểu nghĩa lý của kinh này đã được quá nửa rồi”.

II.                Tên người dịch kinh

Ngài Huyền Trang bậc pháp sư kiêm tinh thông ba tạng (Kinh, Luật, Luận) vâng chiếu chải của vua Đường dịch Kinh này từ văn Phạn ra văn Trung Hoa.

Đường là tên nước, Pháp-sư là bậc thầy mẫu mực khuôn phép dạy người.

Huyền Trang là tên của pháp-sư, ngài chính là Vi, họ Trần thuộc dòng dõi quan Thái Khưu nhà  Hán là Trọng Cung không ra làm quan. Thân mẫu Pháp-sư nằm mộng thấy người mặc áo trắng mà sinh ra Pháp-sư. Năm 11 tuổi theo anh là tiệp Pháp-sư xuất gia. Hàng ngày được trao truyền nhiều nghĩa lý tinh vi. Năm 23 tuổi lên toà giảng lời lẽ tuyệt diệu. Ngài tự nghĩ rằng kinh Pháp chưa hết liền sang Tây Trúc học thuộc ba tạng, rồi đem kinh luận về Trung Quốc, vâng chiếu chỉ của vua nhà Đường dịch ra văn Trung Hoa.

Bộ Tâm-kinh này trước sau cũng có tới 6 lần dịch, bản dịch này chính là của ngài Huyền Trang

Dịch là phiên dịch từ chữ Tây Vực, ra tiếng Trung Hoa.

 

III.Phần giải thích kinh
A- QUAN TỰ TẠI BỒ-TÁT
Bồ-tát Quan tự tại” (người năng tu)
Năm chữ này có chung, có riêng
Ba chữ đầu tiên là tên của Bồ-tát.
Hai chữ cuối là chung, chung cho các vị Bồ-tát
Tiếng Phạn là Bà-lô-chỉ-đề-thấp-phạt-la, Trung Hoa goi là Quán-tự-tại. Nếu nói A-ra-bà-cát-đề-luận, Trung Hoa gọi là Quán Thế Âm, chữ Phạn vốn có hai tên, bởi tông chỉ mỗi Kinh có khác. Nếu từ căn tai nghe được mà chứng ngộ, như kinh Lăng Nghiêm, Bồ-tát nghe, nghĩ tu vào được chính-định (tam-ma-địa).Trong Kinh Đại Bi, Bồ-tát nghe thần chú, chứng ngay lên Bát-địa(ngôi thứ tám của mười ngôi Bồ-tát). Đó đều là từ tai nghe ngộ được pháp nhẫn vô sinh, gọi làQuán Thế Âm. Từ thể khởi dụng, cho nên gọi là Quán Thế Âm. Người nào mà quán âm thanh của Ngài liền được giải thoát, sáu căn dung lẫn được cả, cho nên hiện nghìn mắt, nghìn tay, soi và giúp đỡ mọi loài. Ở đây chính Ngài Quán Âm dùng mắt tu chớ không ai khác.
Kinh này từ mắt nhìn mà chứng vào cho nên nói: “soi thấy uẩn đều không, qua tất cả khổ-ách”gọi là “Quán-Tự-Tại”.
Nhưng ở đây còn có nghĩa là mình làm, dạy người,.Chữ “Quan” nếu đọc tiếng “bình” thì thuộc “năng quan, “Thế Âm” thuộc “sở quan” là căn cơ được hóa độ, cho nên Kinh Pháp Hoa dạy: “Nhất tâm xưng danh Quán Thế Âm, ngay trong khi đó đều được giải thoát”, đó là ý năng quán.
Kinh Lăng Nghiêm dạy: bởi ta xem, nghe rõ cả mười phương, thế là khiêm cả căn Tai và căn mắt, cho nên gọi là quán thính đều thuộc tự hành (tự mình tu hành). Kinh Đại Bi gồm cả hai hiệuQuan Âm và Tự Tại là thuộc cả tự-hành và hóa-tha.
Nếu theo Tổ Ổn Lăng giải thích thì chữ “Quán Âm” là quán lời nói thế gian là cái hiệu viên-ứng viên-ngộ, thế cũng là tự hành hóa tha.
Song về phía tự hành, chữ  “quan” nên đọc là “quán”, nghĩa là vị Bồ-tát này dùng Tuệ Bát-nhã, soi thấy năm uẩn thân tâm đều “ không” cả, qua mọi khổ ách, giải thoát ngay được sinh tử, được hoàn toàn yên vui, cho nên gọi là “tự tại”.
Tổ Giao Quang giảng chữ theo tục ngữ tuy đọc là “quan”, nhưng lý thể phải đọc là  “quán” bởi vì nhận tiếng là nghe, thấu suốt chân lý là quán nhưng chỉ chọn phần đạt lý, cho nên đối với âm thanh không nói “nghe” mà gọi là “quán”.
Cũng lại nên hiểu rằng, ở cõi người tu hành gọi là tự hành, chứng tới quả vị là hóa tha.
Bồ tát lấy việc làm lợi cho chúng sinh, giáo hóa chúng sinh là chính, như vậy đúng là danh hiệu Bồ tát.
Chữ Bồ tát tiếng Thiên Trúc đọc đủ cả là Bồ đề tát đỏa, bồ đề Trung Quốc phiên là giác. Tát đỏa phiên là hữu tình (loài có hình thức), ở đây cũng có hai nghĩa: tự hành  hóa tha.
Về phần tự hành, Bồ tát đã đủ trí giác ngộ, nhưng tập khí hữu tình chưa hết (tình tập chưa hết nên chưa thành Phật).
Về phần hóa tha Bồ-tát dùng tâm thương xót, mở mang trí tuệ cho hết thảy mọi loài có tình -thức được thấy đạo lớn, hợp cả hai nghĩa cho nên goi là Bồ-tát.
“Hành thâm Bát-nhã ba-la-mật-đa thời”
Quán Tự Tại” Bồ-tát là người tu, “Bát-nhã” là pháp tu, “hành” là tu hành, tức là pháp quán đã tu được thâm nhập
Thâm” là rất sâu, tức là Chân-không Bát-nhã, không phải điều mà vọng-tâm vọng-thức có thể hiểu biết được
Nếu ước lệ về giáo mà nói thì có hai cách:
(1)  Thâm
(2) Thiển
Thiển” là Bát-nhã nhân không, đó là nơi chứng ngộ của bậc Nhị-thừa.
Thâm” là Bát-nhã nhân không đó là nơi chứng nhập của các bậc Bồ-tát. Ở đây thật tướng chân không không phải thực tiễn của bậc nhị thừa thiên không, tiểu trí, cho nên nói là thâm(sâu) vậy.
Chữ “ thời” ở trong giây lát khi chứng vào thể chân không, tức thời giây lát cuối cùng Bồ-tát đã chứng vào thể chân không, thênh thang vắng lặng, xứng với thể mà khỏi ra dụng, đổ hết thảy khổ ách chỉ trong thời gian giây lát.
Kinh Đại Bát-nhã giảng: Lấy không tính là tự tính, dung giây lát hợp với trí tuệ màu nhiệm, chứng được chính đẳng bồ-đề là thế.
NGÔI TU CHỨNG
“Soi thấy năm uẩn đêu “không”, thoát khỏi mọi khổ ách
Chữ “chiếu kiến” (soi thấy) là phép năng quán năng nhập; năm uẩn là cảnh “sở quán”. Dùngdiệu-tuệ soi lấy tự-tính năm uẩn, đương thể đều là chân-không,  vì vậy khác với tướng-khôngdo diệt sắc chất của Nhị-thừa  nên khi chứng được chân-không, thì năng, sở đều không còn.
Chiếu là kết quả tự tại, tức là chữ “Quán tự tại”.
Khi tâm con người mới chợt phát hiện-lượng, chư khởi phân biệt, chữ “chiếu” này là yếu thuật, tức là thiết yếu trước hết là hạ quyết tâm tu (Bát-nhã). Đó là trí-vô-phân-biệt rành rành, soi tỏ; đó là hiện-lượng sẵn sàng, không phai nhãn căn, nhãn thức có thể thấy được, thế là được tự-tính của các pháp, không thấy mảy may gì đáng được nghĩa là không thấy sắc, thấy thụ, tưởng, hành , thức; không phải là không thấy, ngay cả đó, mà là không thấy bởi vì “năm uẩn đềukhông”. Đó là thực-tướng, thực-tướng thì không có tướng, vì vậy không thấy được, không thể thấy mà là thấy suốt cả pháp giới. Tất cả các pháp xuất thế gian thiền-định, trí-tuệ, giải-thoát, chính-định, vô-thượng chính-giác, bồ-đề cũng đều không thấy, mới gọi là “chiếu kiến”.  Thế mới là thấy được thực tướng của mọi pháp; chớm có thấy gì là rơi vào hang ổ vọng-tưởng vô-minh.
Năm uẩn: sắc, thụ.tưởng, hành, thức.
Năm uẩn tức là “chứa chấp’. Tất cả chúng sinh đều bởi năm pháp này chứa góp thành thân, lại bảo thân này góp bao nhiêu trần-lao phiền-não, để mà chịu không biết lượng nào khổ-não về luân-hồi sống chết
Còn gọi là “ngũ ấm” là che chấp bởi tích tụ những phiền não vọng tưởng, che lấp tính chân thật vốn sáng suốt sẵn có.
1.Sắc là những vật chất, thân người mượn nhân duyên bốn chất huyễn: đất, nước, gió, lửa hợp lại mà thành cho đến cả sông núi trái đất, phàm có hình tướng đều gọi là sắc.
2.Thụ là “lấy” nghĩa là lãnh thụ, vì sáu thức của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý, nạp thụ sáu trần sắc, hương vị, âm thanh, xúc, pháp.
3.Tưởng: nhớ, nhớ, nghĩ, tưởng tượng, tức là thức của ý, noi theo tưởng tượng cảnh sáu trần.
4. Hành: bởi có nghĩa tạo tác. Tức là ý thức suy nghĩ của sáu trần, tạo nên những nghiệp thiện ác.
5.Thức: lấy nghĩa là phân biệt rõ ràng, riêng rẽ mọi “tâm vương”; thụ, tưởng, hành là “tâm-sở”, năm uẩn này thu gọn vào hai pháp: “thân” và “tâm”. Nhưng “thân” và “tâm” thì như huyễn-thuật hóa ra, từ nhân-duyên mà sinh, vốn không có tính thật, cho nên Phật thuyết ví dụ cho vua Bình Sa rằng:
–  Sắc như đống bọt, nhân gió thổi thành, thể tướng không thật.
– Thụ như bọt nước, do vật gì đùa khuấy thành bọt, khởi lên diệt tắt không thường; những điều khổ, vui của chúng sinh cũng như vậy.
– Tưởng như tia sáng phát nơi đồng không quạnh vắng; kẻ khát trông xa tưởng là nước thèm khát; chúng sinh nhân nhớ thành tưởng, chỉ là lầm lẫn.
–  Hành như c&