PTVN – Chiều ngày 14/01/2024 (nhằm ngày 04/12/Quý Mão) tại Văn phòng Đại diện Ban Văn Hóa Hóa Trung ương khu vực phía Nam (chùa Pháp Hoa, P.14, Q.3, TP.HCM) diễn ra Hội nghị Tổng kết Phật sự năm 2023 và phương hướng hoạt động năm 2024.
Chứng minh, tham dự có Trưởng lão Hòa thượng Quang Nhuận – Thành viên Hội đồng Chứng minh; Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu – Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự, cùng chư tôn đức Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự; Hòa thượng Danh Đổng- UVTT HĐTS, Hòa thượng Thích Thọ Lạc – UVTT HĐTS, Trưởng ban Văn hóa T.Ư; Hòa thượng Thích Thích Hải Ấn – UVTT HĐTS, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Văn hóa T.Ư, Hòa thượng Thích Bửu Chánh – Ủy viên Thư ký Hội đồng Trị sự T.Ư, Phó Trưởng ban Thường trực ban văn hóa Trung ương, Thượng tọa Thích Minh Hiền – UVTT HĐTS, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Văn hóa T.Ư; chư tôn đức Phó ban Văn hóa T.Ư: Thượng tọa Thích Giác Nghi, Thượng tọa Thích Trí Chơn, Thượng tọa Thích Minh Tiến, Thượng tọa Thích Lệ Trí; chư tôn đức Thường trực Ban Văn hóa T.Ư, các Phân bạn trực thuộc ban Văn hóa T.Ư, chư tôn đức Trưởng các Ban, Viện T.Ư .
Khai mạc Hội nghị, Hòa thượng Thích Thọ Lạc – UVTT HĐTS, Trưởng ban Văn hóa T.Ư phát biểu Trong năm qua, mặc dầu tình hình xã hội có nhiều biến động, nhưng với tinh thần của người: “Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến”, không chao đảo trước các nghịch duyên, thử thách. Chuyên ngành Văn hóa Phật giáo cả nước đã hoàn thành xuất sắc các công tác Phật sự chuyên đề theo lĩnh vực phân công, được Trung ương Giáo hội và Tăng Ni, Phật tử ghi nhận đánh giá cao, các tầng lớp xã hội đồng thuận, hợp tác bền vững. Điểm lại các hoạt động nổi bật trong năm qua, đó là: Lễ công bố Quyết định và ra mắt nhân sự nhiệm kỳ IX (2022 – 2027) được tổ chức tại chùa Quán Sứ, Thủ đô Hà Nội – Trụ sở Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, vào ngày 14 tháng 4 năm 2023 với 103 thành viên và Khối Thư ký, Văn phòng, cùng 10 Phân ban chuyên trách gồm: Phân ban Di sản Văn hóa Phật giáo; Phân ban Kiến trúc kiến thiết công trình Phật giáo; Phân ban Ngôn ngữ Phật giáo; Phân ban Pháp phục Phật giáo; Phân ban Sáng tác Văn học, Nghệ thuật và Mỹ thuật Phật giáo; Phân ban Điện ảnh, Âm nhạc và Nghệ thuật biểu diễn văn hóa Phật giáo; Phân ban Sự kiện – Triển lãm văn hóa Phật giáo; Phân ban Hợp tác và phát triển văn hóa Phật giáo; Phân ban Bảo trợ phát triển văn hóa Phật giáo; Phân ban Công nghệ và Thông tin văn hóa Phật giáo. Tổ chức ký kết lan tỏa 04 đề án với 34 Ban Trị sự tỉnh thành, 02 Viện và 01 Phân ban, 03 hệ phái nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ IX, nhiệm kỳ 2022 – 2027: “xây dựng nền văn hóa, hệ giá trị con người Việt Nam tiến đến, đậm đà bản sắc truyền thống dân tộc. Đưa kết quả của bốn đề án văn hóa Phật giáo vào thực tiễn xây dựng hệ giá trị văn hóa Phật giáo Việt Nam”. Tọa đàm, định hướng chuyên ngành với các cơ quan, tổ chức trong và ngoài Giáo hội, nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác giao lưu chuyên môn, nghiệp vụ, từng bước thúc đẩy sự nghiệp phát triển văn hóa Phật giáo Việt Nam, cũng như các chuyên đề liên quan đến Văn hóa Phật giáo Việt Nam. Tổ chức, điều hành thành công các Lễ hội tầm cỡ quy mô lớn, an toàn tiết kiệm và thành kính, trang nghiêm với chuỗi các hoạt động sự kiện như: Lễ hội Thắp sáng Tri ân mùa Vu lan tại Ninh Bình; Lễ hội Quán Âm tại Đà Nẵng, Nghệ An, Bạc Liêu; Lễ hội Ók Om Bók; Lễ Khai bút,… để lại dấu ấn tốt đẹp trong các giai tầng xã hội. Khảo sát điền dã, các Thánh tích Phật môn, di sản Phật giáo, thu thập thông tin biên tập, tổ chức tọa đàm, hội thảo tập huấn chuyển giao công nghệ.
Theo báo cáo, trong năm 2023, Ban văn hóa T.Ư đã đạt những thành tựu Phật sử đáng kể như sau:
- Tổ chức triển lãm thư pháp nghệ thuật, ẩm thực chay tại Lễ hội Quan Âm Ngũ Hành sơn – Đà Nẵng năm 2023; chủ trì phối hợp với các Ban viện, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài Giáo hội, lan tỏa phát huy kết quả đề án: “Pháp phục – Ngôn ngữ – Nghệ thuật và biểu tượng văn hóa Phật giáo” đã được Hội đồng Trị sự GHPGVN phê duyệt, đến tất cả Tăng Ni Phật tử Việt Nam ở trong và ngoài nước đảm bảo tính thống nhất về pháp phục, tụng niệ. Tính đến nay, đã ký kết hợp tác lan tỏa 04 đề án với 41 đơn vị. Trong đó có: 34 Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố; 01 Phân Ban và 02 Viện, 03 hệ phái và Bảo tàng lịch sử quốc gia.
- Tổ chức buổi tập huấn đề án Pháp phục Phật giáo Việt Nam thống nhất trong đa dạng, cho đại diện Ban Trị sự các tỉnh Long An, Tiền Giang, Trà Vinh, Bạc Liêu, Đồng Tháp triển khai thí điểm tập huấn đầu tiên vào ngày 20 tháng 3 năm 2023 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Tổ chức Lễ công bố quyết định và ra mắt nhân sự nhiệm kỳ IX (2022 – 2027) tại Trụ sở Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (chùa Quán Sứ, Thủ đô Hà Nội) vào ngày 14 tháng 4 năm 2023; đồng thời trao quyết định chuẩn y nhân sự khối Thư ký, Văn phòng và 10 Phân ban.
- Hoàn thiện bản kinh “Chuyển Pháp Luân” với 3 ngôn ngữ: Tiếng Việt, Pali và Anh ngữ, sau đó tôn trí bản kinh được khắc trên trụ kinh Chuyển Pháp Luân tại 4 Học viện Phật giáo Việt Nam và Vườn Nai (Ấn Độ); thành lập Trung tâm Văn hóa Phật giáo tại ba miền (Chùa Yên Phú – Hà Nội; Chùa Hội Khánh – Bình Dương; Tu viện Khánh An – Thành phố Hồ Chí Minh; Quan Âm Phật Đài – Bạc Liêu) và Khu vực Tây Nguyên; hoàn thành bản thảo cuốn sách “Lịch sử văn hóa Phật giáo Việt Nam”…
- Giới thiệu hơn 300 tài liệu, hình ảnh khái quát về di sản kiến trúc Phật giáo Việt Nam, với những nội dung tiêu biểu của kiến trúc Phật giáo từng vùng miền, hệ phái Phật giáo Việt Nam.
- Phối hợp với Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Bảo tồn Di tích và Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Kiến trúc Phật giáo Việt Nam – thống nhất trong đa dạng”.
- Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về Văn hóa Phật giáo Việt Nam cho thành viên Ban Văn hóa Trung ương, thành viên các Phân Ban trực thuộc. Phổ biến Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Văn hóa Trung ương nhiệm kỳ IX gồm 8 chương 33 điều.
- Giao lưu, động viên thăm hỏi, chúc mừng các hệ phái Phật giáo, Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước miền Tây Nam Bộ, Học viện Phật giáo Nam Tông Kherme.
- Tổ chức hoằng pháp văn hóa tại hải ngoại nhân dịp Đại lễ Phật đản và khánh thành các chùa Việt ở Cộng hòa Liên Bang Đức, Cộng hòa Séc, Thụy Sĩ và Pháp, Lào,…
- Tọa đàm, nghiên cứu khoa học kiến trúc Phật giáo, kiến trúc của các hệ phái, vùng miền; xây dựng bộ quy chuẩn của các công trình, tìm hiểu tiến tới ứng dụng kĩ thuật mới trong công tác bảo tồn, phát triển kiến trúc và mỹ thuật, xây dựng công trình Phật giáo phù hợp tính đương đại và truyền thống.
- Xây dựng kế hoạch điều tra, thiết kế và thẩm định các loại hình di tích, di sản Phật giáo trong Giáo hội. Ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực bảo tồn, phát triển di sản văn hóa Phật giáo,… nghiên cứu chuyên sâu về di sản Phật giáo.
- Ấn hành 100.000 quyển khóa tụng thống nhất, lan tỏa đến Tăng Ni – Phật tử cả nước và kiều bào ở hải ngoại: “mặc áo đồng phục, tụng kinh đồng thanh”. Áp dụng quy chuẩn, ngôn ngữ chữ viết theo Hiến pháp quy định.
- Ban hành bộ quy chuẩn, nhận diện Đại lễ Phật đản, Vu lan toàn quốc: Maket, băng zon biểu ngữ, mẫu thư mời, trang trí họa tiết, hoa văn,… phục vụ Đại lễ Phật đản, mùa Vu lan báo hiếu được Tăng Ni, Phật tử đồng tình hưởng ứng và đánh giá cao mẫu mã, hình thức.
- Phối hợp với Đại sứ quán Ấn Độ tổ chức Lễ kỷ niệm ngày Đức Phật thuyết giảng bài pháp đầu tiên: kinh Chuyển Pháp Luân tại Chùa Yên Phú, Hà Nội.
- Phối hợp tổ chức chuỗi sự kiện Văn hóa thắp sáng Tri ân mùa Vu lan và Tưởng niệm 30 năm ngày viên tịch Đức đệ nhất Pháp chủ, Đại lão Hoà thượng Thích Đức Nhuận tại Tổ Đình Kim Liên (Chùa Đồng Đắc); tổ chức “Thắp sáng tri ân mùa Vu Lan năm 2023” tại trụ sở Tập đoàn, số 5, Lê Duẩn, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Hoàn thiện Quy hoạch Khu Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tây Nam Bộ tại Quan Âm Phật Đài; Khu Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tây Nguyên tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, mở rộng đất Chùa Yên Phú để Quy hoạch Khu Trung tâm Văn hoá Phật giáo khu vực Bắc bộ tại Chùa Yên Phú, phát huy các giá trị của Trung tâm Văn hóa Liễu Quán – Huế trong đời sống người dân cố đô.
- Tham mưu xây dựng kế hoạch, tổ chức Hội thảo: khảo sát, điền dã thực địa, nghiên cứu, viết bài cho hội thảo khoa học, dự kiến vào quý 1 năm 2024 và đề xuất bảo tồn, tôn tạo Phật học Viện Đồng Dương tại Quảng Nam.
- Phối hợp với Hiệp hội Làng nghề truyền thống Việt Nam tổ chức triển lãm các sản phẩm truyền thống mang biểu tượng Phật giáo, nhằm lan toả biểu tượng và tư tưởng tốt đẹp của Phật giáo đến với cộng đồng tại Vĩnh Phúc.
Theo đó, Đại đức Thích Minh Thuần – Chánh Thư ký Ban văn hóa Trung ương đã thông qua phương hướng hoạt động 2024 gồm 19 nội dung.
Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận về nội dung hoạt động của các phân ban trực thuộc Ban văn hóa Phật giáo do Hòa thượng Thích Bửu Chánh và Thượng tọa Thích Minh Hiền điều phối.
Với những thành tựu Phật sự đã đạt được, Ban Văn hóa Trung ương đã tặng Bằng công đức đến các tập thể, cá nhân, chư tôn đức thành viên Ban văn hóa, Phân ban trực thuộc Ban văn hóa đã có đóng góp tích cực trong các công tác chuyên môn.
Phát biểu chỉ đạo, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu đánh giá cao những thành tựu Phật sự của Ban Văn hóa Trung ương trong năm qua. Hòa thượng kỳ vọng trong năm 2024, Ban Văn hóa sẽ hoàn thành tốt nội dung phương hướng Phật sự đã đề ra.
Tiếp đó, Đại đức Thích Minh Hải – Phó thư ký Ban văn hóa Trung ương đã kính trình nội dung Nghị quyết Hội nghị.
Hòa thượng Hòa thượng Thích Thọ Lạc – UVTT HĐTS, Trưởng ban Văn hóa T.Ư lấy ý kiến biểu quyết và thống nhất nội dung Nghi quyết đại hội.
Kết thúc hội nghị, Hòa thượng Thích Hải Ấn tri ân đến sự quang lâm của chư tôn đức Hội đồng chứng minh, Hội đồng Trị sự, chư tôn đức Trưởng các Ban, Viện T.Ư, Thường trực Ban Văn hóa T.Ư chứng minh và tham dự để buổi lễ thành công tốt đẹp.
NGUYỄN BẢO NAM