Trang chủ PGVN Cửa thiền Bán nhà đi làm từ thiện, vào chùa tu

Bán nhà đi làm từ thiện, vào chùa tu

89

Thầy Phúc năm nay vừa tròn 70 tuổi, thầy sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn, cha mẹ là những người thợ nghèo ở Cảng Hải Phòng, lại đông con. Cách mạng tháng 8 thành công, cha mẹ thầy làm công nhân quân giới, chế tạo vũ khí tại quận Lê Chân (Hải Phòng). Khi giặc Pháp mở rộng chiến tranh, gia đình thầy sơ tán rời khỏi thành phố.

Năm 1962, thầy Thích Đàm Phúc đã trở thành công nhân nhà máy X10, thuộc Bộ Quốc phòng và năm 1963 là thanh niên xung phong về xây dựng Đồng Muối Đồ Sơn. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, thầy trở về đơn vị. Sau ngày 5-8-1964, Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc, thầy trở thành người lính Cụ Hồ “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, mà lòng phơi phơi dậy tương lai”. Trước mũi súng kẻ thù và gió bụi trường chinh đã tôi luyện thầy thành người chiến sĩ kiên trung, nhiều năm đạt thành tích “Dũng sĩ diệt Mỹ” và trở thành người Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam.

Đến năm 1980, thầy được đơn vị cho đi học lớp trung cấp công đoàn tại Trường Cán bộ Trung cao cấp Việt Hưng, Gia Lâm (Hà Nội). Kết thúc thời gian học, 1982 thầy về đơn vị được giữ chức Chủ nhiệm nhà trẻ kiêm Bí thư Chi bộ. Nói đến đây, mọi kí ức ùa về, thầy nói: “Thời gian phục vụ trong quân đội, thầy không bao giờ có thể quên”.

Năm 1990, thầy là một sĩ quan quân đội về nghỉ hưu. Thầy đã tình nguyện bán ngôi nhà ở Tô Hiệu (Thành phố Hải Phòng), được 42 cây vàng. Thầy chia số tiền này cho các anh em và quyên góp làm từ thiện. Cũng kể từ đó thầy lên chùa tụng kinh theo các trụ trì hành đạo, giúp đời.

Năm 2002, gặp được sư bà Thích Đàm Dược, trụ trì chùa Ngòi, thầy Phúc đã xin theo về làm đệ tử tại chùa. Thầy đã cùng mọi người cưu mang, tác duyên dạy dỗ những số phận bất hạnh: Nạn nhân chất độc da cam, trẻ mồ côi, người tàn tật… Thầy Thích Đàm Phúc thổ lộ: “Làm đệ tử nhà chùa, càng chứng kiến những việc làm đầy lòng nhân ái, vị tha, thầy càng thấm sâu câu ca: “Thương người như thể thương thân”.

Còn chúng tôi, sau chuyến đi này càng trân trọng hơn những tấm lòng như ông Chi, thầy Phúc. Họ là những con người không bao giờ sống chỉ biết cho riêng mình.