Trang chủ Tin tức Ban Kinh tế Tài chính TW Tổng kết Phật sự NK VI...

Ban Kinh tế Tài chính TW Tổng kết Phật sự NK VI ( 2007 – 2012 )

Quang lâm chứng minh và tham dự gồm có:Hòa Thượng: Thích Đức Nghiệp, Hòa Thượng: Thích Giác Toàn, Hòa Thượng: Thích Giác Nhường, Hòa Thượng: Thích Thiện Pháp, Hòa Thượng: Thích Trung Hậu, Hòa Thượng: Thích Thiện Tánh, Hòa Thượng: Thích Tịnh Hạnh, Thượng Tọa: Thích Thiện Bảo, Thượng Tọa: Thích Chơn Không, Thượng Tọa: Thích Nhật Ấn, Thượng Tọa: Thích Truyền Cường, Thượng Tọa: Thích Tấn Đạt.

Ngoài ra có sự hiện diện qúy cư sĩ doanh nhân tại TP.Hồ Chí Minh.

Khái quát tình hình trải qua nhiều nhiệm kì, nhân sự Ban Kinh Tế Tài Chính đã được bổ sung điều chỉnh để phù hợp với xu thế phát triển kinh tế chung của xã hội. Nhiệm kì VI ( 2007 – 2012 ) ban có 57 thành viên chính thức và 22 thành viên dự khuyết, tuy đông về số lượng nhưng điểm đặc biệt thành viên của ban kinh tế tài chính chủ yếu là qúy chư tôn đức tăng ni. Nắm bắt được nhu cầu thiết yếu, ban KTTC đã mạnh dạn mời những vị cư sĩ – Phật tử là doanh nhân – thương nghiệp có nhiệt tâm tham gia vào ban thường trực để hỗ trợ ban góp phần hoạt động kinh tế Phật giáo đạt hiểu qủa tốt hơn trong những nhiệm kì sắp đến.

Thông qua đóng góp ý kiến từ chư tôn đức tăng và Phật tử, vấn đề đặt ra làm sao để có những quán – nhà hàng – thực phẩm chay – văn hóa phẩm – nhu yếu phẩm – môi trường văn hóa giáo dục tuổi mầm non – đài hỏa táng – tiền công đức phí từ Tăng Ni… Ngoài ra, vận động cư sĩ hoặc doanh nhân có tín tâm tạo và giao quản sách nguồn ngân giáo để tránh thất thoát kinh phí.

Nhận định chung vẫn có nhiều ý kiến chênh lệch do tác nhân đã làm nhưng không có hiệu qủa cao, tuy nhiên cốt lõi chính yếu làm kinh tế tài chính không phù hợp với Tăng Ni từ góc nhìn từ xã hội.

Phát biểu ý kiến – cư sĩ doanh nhân thương nghiệp đã bộc lộc thẳng thắn: “ làm kinh tế tài chính không hề đơn giản, vì anh chị em phải có học thức quản lý và vạch ra nhiều phương hướng hoạt động về lâu dài cho lãi suất tăng ổn định đảm bảo nguồn thu chi cho hàng ngàn nhân lực. Đôi khi vì mạnh được yếu thua mà có những người phải dùng thủ đoạn không có đạo đức kinh doanh…, nhìn bề ngoài thì có vẻ lớn trang trọng nhưng khó khăn – gian nan – vất vả – cạnh tranh đấu đá ngầm thì không ai biết rõ nguồn căn…”.

Tại hội nghị này đã trao trặng 14 bằng tuyên dương công đức và 12 bằng công đức đến chư tôn đức Tăng Ni Phật tử đã có nhiều đóng góp sức lực – trí lực – ngân lực qua các nhiệm kì trước đây. Thông qua Đại hội Phật giáo toàn quốc sắp diễn ra tại Hà Nội – ban kinh tế tài chính trung ương vận động chư tôn đức Tăng Ni Phật tử đóng góp 500.000.000 đồng ( năm trăm triệu đồng ).