Tối ngày 1/2/2023 và sáng ngày 02/2/2023 ( nhằm ngày 11 – 12/ Giêng Năm Quý Mão), Chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang) tổ chức Đêm nhạc Phật giáo: “Vĩnh Nghiêm – Hào quang trí huệ” và Lễ rước Mộc bản “Cư trần lạc đạo phú” từ chùa Vĩnh Nghiêm, huyện Yên Dũng lên chùa Thượng, Tây Yên Tử, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
Chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang, hay còn được gọi là chùa Đức La, là một ngôi cổ tự tại làng Đức La, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, Việt Nam. Chùa được công nhận là một trung tâm Phật giáo, là nơi đào tạo tăng đồ cho cả nước, nơi phát tích dòng phái Thiền Trúc Lâm của Phật giáo Việt Nam thờ Trần và được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt.
Tham dự lễ có Hòa thượng Thích Thiện Văn – Ủy viên hội đồng trị sự Trung Ương Giáo GHPGVN, trưởng ban trị sự Phật giáo Việt Nam tỉnh Bắc Giang, trụ trì tổ đình Vĩnh Nghiêm Bắc Giang, trưởng ban tổ chức lễ hội. Ngoài ra, còn có đông đảo chư tôn đức Tăng, Ni, nhân dân Phật tử xa gần cũng về tham dự lễ.
Về phía chính quyền có ông Lê Ánh Dương – Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, Ông Mai Sơn – Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cùng các cấp sở ban ngành của tỉnh.
Nội dung của buổi lễ là nhằm ca ngợi tôn vinh đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông (1258 – 1308), vị vua tài năng, đức độ, đã trị vì đất nước 15 năm (1278 – 1293). Trong giai đoạn trị vì đất nước, Ngài đã lãnh đạo nhân dân Đại Việt giành thắng lợi vẻ vang trong cuộc kháng chiến chống lại giặc Nguyên Mông xâm lược lần thứ II (1285), lần III (1287-1288). Sau khi nhường ngôi cho con trai là Trần Anh Tông, Ngài xuất gia, lên núi Yên tử tu hành. Con đường Hoằng dương Phật pháp, đó là cả một chặng đường từ khi đi khơi nguồn, đặt nền móng và hướng đạo, đặc biệt là phát triển tư tưởng Phật giáo của Thiền phái Trúc Lâm Yên tử gắn với đời sống thực tiễn của con người, chuyển những lời kinh trong sách vở thành những bài kinh sống như trong bài kệ Cư trần lạc đạo phú.
(Cư trần lạc đạo thả tuỳ duyên
Cơ tắc xan hề khốn tắc miên
Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch
Đối cảnh vô tâm mạc vấn Thiền).
Dịch nghĩa:
“Sống giữa phàm trần, hãy tuỳ duyên mà vui với đạo.
Đói đến thì ăn, mệt thì ngủ liền.
Trong nhà sẵn của báu đừng tìm đâu khác,
Đối diện với cảnh mà vô tâm, thì không cần hỏi Thiền nữa.
Dịch thơ:
“ Ở đời vui đạo, hãy tuỳ duyên
Đói đến thì ăn, mệt ngủ yên,
Trong nhà sẵn báu, thôi khỏi kiếm
Đối cảnh vô tâm, chớ hỏi thiền.”
Cư Trần Lạc Đạo, là một bài phú do chính Tổ ghi lại phương pháp tu tập cùng năng lực chứng đắc giác ngộ. Nội dung chứa đựng cả một triết lý thực dụng, còn là một bản tuyên ngôn, một thông điệp mở đường khai lối, dẫn dắt chúng ta theo đó tìm tới đỉnh cao của an lạc giải thoát, hãy để cho được vô tâm, thì tự nhiên mới hợp với lẽ đạo. Ba nghiệp (thân khẩu ý) tạm dừng, thì thân tâm mới vắng lặng, một lòng hiểu biết thì mới rõ những lời dạy bảo của chư tổ.
Bài kệ là một minh chứng cho “Phật pháp bất ly thế gian giác“. Đồng thời làm nổi bật giá trị nhân văn sâu sắc của dòng Thiền
Ban TTTT PG tỉnh Bắc Giang