Quang lâm tham dự có sự hiện diện của Ngài Phó Hiệu Trường – Tiến Sĩ J.p.Sharma, Hòa Thượng Lozang Lama – Chủ tịch Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới, Hòa Thượng Sanghasena – Chủ tịch Trung Tâm Thiền Thế Giới Mahabodhi, Đại sứ của các Đại sứ quán (Việt Nam, Thái Lan, Lào và Myanma), nhân viên phòng Đào tạo, phòng Tài chính, các vị Trưởng khoa – Giáo sư, Thầy – Cô giáo và toàn thể sinh viên của trường.
Đối với Phật Giáo, Đại Lễ Phật Đản là một ngày rất quan trọng. Hội tụ cả ba sự kiện lớn trong cuộc đời của Đức Phật, đó là Đản sinh – Thành đạo và nhập Niết Bàn, tất cả các sự kiện hy hữu đó đã thực sự được diễn ra trong cùng một ngày trăng tròn của tháng Tư âm lịch (trung tuần tháng 5 dương lịch).
Việc cử hành Đại Lễ Phật Đản là một cơ hội để gợi nhớ những câu chuyện về cuộc đời và sự giác ngộ của Đức Phật, và cũng để nhắc nhở những người con Phật tìm về với sự nỗ lực tu tập của tự thân. Ở nhiều quốc gia, trong dịp lễ hội này, các vị cư sĩ Phật tử thường đến chùa, nghe Pháp và dân cúng thực phẩm đến Chư Tăng và dâng nến, hoa tươi cúng dường Đức Phật.
Các khóa lễ chúc lành và cầu nguyện là rất quan trọng trong dịp này. Ngoài ra, nghi thức tắm Phật sơ sinh cũng là một phần không thể thiếu. Hình ảnh dòng nước được rưới lên vai của đức Phật sơ sinh như nhắc nhở về sự thanh lọc thân tâm, đoạn trừ ba nghiệp Tham – Sân – Si.
Đại Lễ Phật Đản là một dịp quan trọng mà Liên Hợp Quốc đã thông qua nó như là một hoạt động của mình để chào mừng lễ hội đạo đức này của Phật giáo.Và cũng bởi vì, Phật giáo là một trong những tôn giáo lâu đời nhất trên thế giới, Phật giáo đã góp phần cho hơn hai thiên niên kỷ rưỡi đã qua và tiếp tục đóng góp cho việc xây dựng và phát triển tâm linh của nhân loại.
Nhân dịp Đại lễ Phật Đản PL. 2560 – 2016, chúng ta đã tổ chức lễ kỉ niệm ngày Phật đản sinh để tỏ lòng tôn kính sâu sắc đến Đức Phật. Chương trình được diễn ra với các nghi thức truyền thống Phật giáonhư: Tắm Phật sơ sinh, thả hoa đăng và đèn trời.
Và dưới đây là một vài hình ảnh hoạt động của buổi lễ:
(Nguồn: http://gbuians.com/vesak-day/)