Trang chủ PGVN Cửa thiền Âm vang tiếng chuông giải thoát

Âm vang tiếng chuông giải thoát

105

Những vần thơ ngọt ngào mang âm điệu quê hương như gợi nhớ gợi thương đã khắc họa lên hình ảnh tiếng chuông chùa với đời sống tâm linh của những người con Phật. Nghe tiếng chuông, lòng người như dịu lai sau những bôn ba giữa cát bụi cuộc đời. Trong những đêm trường thanh vắng, tiếng cuông như một lời an ủi thiết tha, như réo gọi bao tâm hòn lạc lõng giữa cõi trầm luân quay về với chánh đạo. Tuy nhiên, đâu đó ở những vùng sâu vùng xa, tiếng chuông chùa vẫn còn là niềm ao ước trông mong của nhiều người con Phật…


 


Từ ngày hội nuôi heo đất…


 


Thượng tọa Thích Viên Thanh, viện chủ Thiền viện Vạn Hạnh, Đà Lạt cho biết : “Qua những chuyến đi hoằng pháp, từ thiện xã hội ở một số chùa trong các huyện thuộc vùng kinh tế mới của tỉnh Lâm Đồng, chúng tôi được biết do đời sống kinh té của bà con Phật tử nơi đây còn quá khó khăn cho nên việc đúc một đại hồng chung thực không dễ dàng chút nào. Chính vì tế mà pháp âm vi diệu chốn thiền môn nhiều nơi vẫn còn thiếu vắng”. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn khát ngưỡng âm ba tiếng chuông chùa và cũng để đáp ứng nguyện vọng thiết tha cả Phật tử vùng sâu vùng xa, một cuộc vận động “nuôi heo phước điền” được mở ra. Lúc đầu chỉ có 1.000, 2.000 và cuối cùng lên đến 3.000 con heo đất được nuôi để dành vào đại nguyện đúc chuông được hình thành tại Thiền viện Vạn Hạnh.


 


Cụ Nguyễn Thị Hương, pháp danh Diệu Hoa, 63 tuổi, bấnhngf rau ở chợ Đà Lạt cho biết : “Cả vốn lẫn lời trong gánh hàng rau của cụ độ khoảng 40 ngàn đồng, hàng ngày cụ đều đặn để dành 1.000 đồng nuôi heo đất”. Hôm đại hội “đập ống”
con heo của cụ nuôi một năm tròn được 320.000 đồng, cụ mừng rớm cả nước mắt. Cụ tâm sự : “Lạy Phật, có hôm trái gió trở trời, cái căn bệnh đau nhức khớp nó cứ hành con mãi, nhưng con không dám đụng đến một xu tiền nuôi heo đất đúc chuông…”. Và, sau một năm phát động “nuôi heo”, Tăng NI, Phật tử trong và ngoài nước đã đóng góp cùng dường số tiền đúc chuông lên đến 415.500.000 đồng, 5.200 USD và 200kg đồng (trong đó số tiền từ nguồn nuôi heo đất được 252.326.000đồng).


 


Đến hân hoan ngày hội đúc chuông


 


Lễ rót đồng đúc 11 đại hồng chung được long trọng diễn ra vào sáng ngày 5-4-2006 tại Thiền viện Vạn Hạnh dưới sự chứng minh của chư tôn thiền đức Tăng Ni trong  và ngòai tỉnh cùng đai diện các cấp chính quyền và trên 3.000 quan khách, Phật tử về tham dự đại lễ. Trao đổi với chúng tôi, TT.Thích Viên Thanh hoan hỷ cho biết : “Ngoài quả chuông 1.000kg được dùng làm pháp bảo cho bổn viện 10 đại hồng chung còn lại mỗi qủ nặng 300kg sẽ được Thiền viện Vạn Hạnh cúng dường cho 5 chùa vùng kinh tế mới và 5 chùa vùng ven trong TP Đà Lạt”. Sư cô trù trì chùa Pháp Hoa, phường 11 xúc động cho biết : “Cách đây 10 ngày, con mới biết TT.Viên Thanh phát tâm đúc chuông cúng dường, con và Ban hộ tự lên đảnh lễ đặt vấn đề xin cho chùa một đại hồng chung nhưng hy vọng thì rất mong manh. Lạy Phật, chỉ sau vài phút suy nghĩ, Thượng tọa viện chủ đã hoan hỷ chấp thuận.”


 

Vậy là tổng số đại hồng chung lên đến 11 quả và tổng kinh phí cho Phật sự này trên 500.000.000đồng. Công trình đúc 11 đại hồng chung này do các nghệ nhân đến từ phường Đúc, thành phố Huế thuộc cơ sở đúc đồng Nguyễn Văn Sính thực hiện trong vòng 15 ngày trong niềm hoan hỷ của Tăng Ni và tòan thể Phật tử. Để rồi kể từ đây và mãi mãi về sau, 11 đại hồng chung này sẽ góp thêm âm điệu giải thoát vào bản trường ca bất tận của tiêng chuông chùa Việt Nam.