Tham dự lễ Vu Lan với sự có mặt của ông Đỗ Xuân Đông, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam; ông Hoàng Đình Thắng, Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Czech; Đoàn Hoằng pháp của TW GHPG Việt Nam do Thượng tọa Thich Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự TWGHPG Việt Nam làm trưởng đoàn; Đại diện các tổ chức hội đoàn, cá nhân Việt Nam tại Czech và hàng trăm phật tử ở nhiều quốc gia lân cận tham dự.
Lễ Vu Lan báo hiếu tại Chùa Giác Đạo |
Chị Nguyễn Thị Thu Hương, một người Việt sống xa quê hương đã gần 23 năm bộc bạch: “Mẹ mình đã dạy, câu gì có thể quên chứ câu này thì không thể quên được: Bốn mùa, xuân đứng trước/ Trăm nết, hiếu đứng đầu. Dù xa quê bao lâu chăng nữa không ai là người con đất Việt có thể quên được lễ Vu Lan. Vu Lan là một đạo lý làm người, không nhớ đến lễ Vu Lan không phải người con đất Việt”
Trong khoảng 60.000 người Việt sinh sống, học tập lao động tại CH Czech thì cộng đồng người Việt ở Thành phố Cheb có khoảng gần 4.000 người, bà con chủ yếu theo đạo Phật.
Đại đức Thích Đức Đạt cho biết: “Lễ Vu Lan tháng 7 là ngày lễ trọng để cầu cho ông bà tổ tiên được siêu độ. Ở nước ngoài, đã lâu mọi người không có được những khóa lễ về truyền thống dân tộc như thế, nên khi có ngôi chùa mọi người rất phấn khởi. Đây là một nơi chốn đi về cho bà con không chỉ về mặt tâm linh mà con là văn hóa truyền thống của người Việt”.
Tham dự lễ Vu Lan tại Thành phố Cheb không chỉ có người Việt trên toàn nước Czech mà còn có sự góp mặt của nhiều đoàn khách là những Phật tử, những người mộ đạo Phật đến từ các nước Hy Lạp, Đức, Ba Lan, Hungaria.
Ông Nguyễn Trung Thành, sống ở thành phố Athens (Hy Lạp) chia sẻ: “Ngay sau khi nghe tin, tôi cùng bạn bè đặt vé bay sang đây để được hưởng lễ Vu Lan. Tôi rất xúc động vì lần đầu tiên dự và được thỉnh giáo của Thầy, tôi hiểu hơn về Phật giáo Việt Nam về lễ Vu Lan báo hiếu. Chuyến đi này của chúng tôi rất thú vị và đây là kỷ niệm suốt đời tôi không quên”.
Một số hình ảnh về Lễ Vu Lan ở Czech: