Đây chính là điều đáng bàn luận và suy ngẫm, vì như sách Minh tâm bảo giám nhận xét: “Người xưa tuy hình dáng như thú, nhưng lòng như có đại thánh ở trong. Người nay tuy hình dáng người nhưng lòng lại thú, biết đâu mà lường. Có lòng không có tướng, tướng sẽ tự lòng mà sinh ra. Có tướng mà không có lòng, tướng sẽ theo lòng mà mất đi”. Phải chăng, vì lẽ ấy mà vô số điều khuyên răn của các bậc tiền bối vô cùng hữu ích cho cách đối nhân xử thế của những người chịu ảnh hưởng giáo dục của Nho giáo, Phật giáo. Tựu trung lại, đó chính là những tâm bệnh như sau:
1
Không có kẻ thù nào to lớn và nguy hiểm bằng chính bản thân ta. Tà ý xấu xa vốn là kẻ thù tiềm ẩn lớn nhất của đời người mà tự ta khó vượt qua nổi. Thật là nghịch lý khi bao khó khăn, thử thách, gian nan do khách quan mà nhờ tinh thần, ý chí quyết tâm ta đều vượt qua. Nhưng, khi trong tâm có bệnh thì lại chịu thua, như dao sắc không gọt được chuôi vậy. Đúng như nhận định trong thế giới có bốn điều tự hủy hoại là: Cây nhiều hoa, quả nặng quá, sẽ gãy cành, rắn độc mang nọc độc nhưng lại bị giết để lấy nọc, kẻ làm việc nước không hiền tài, thì sẽ hại dân hại nước, kẻ làm điều bất thiện sẽ bị quả báo, cho nên sách Kinh dạy rằng: “Sự độc ác do tâm sinh ra, sẽ quay lại tự hại bản thân mình, cũng như sắt tạo ra chất gỉ rồi chất han gỉ ấy sẽ tiêu hủy dần thân hình của sắt”. Suy nghĩ xa hơn và kỹ hơn về giáo lý ấy thì càng rõ, nếu ta không vượt qua được chính bản năng của mình thì lương tâm và trí tuệ, lương tâm và trí tuệ của ta cũng sẽ bị xói mòn mục ruỗng, chẳng mấy chốc mà thành phế nhân. Ngạn ngữ vẫn cho rằng: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, nội dung bên trong hoặc phần tinh thần không nhìn thấy được ấy mới quyết định bản chất của một chính nhân thực thụ, bởi đơn giản là: “Con người biểu lộ tính ưu việt của mình ở bên trong, chỉ có con vật mới lộ ra bên ngoài thôi”.
2
Những thất bại lớn nhất của con người đều do tính tự cao tự đại sinh ra. Sách Cảnh hành lục cho rằng: “Sự tự mãn (tự cho mình đầy đủ) làm cho mình hư. Sự kiêu căng (tự cho mình giỏi) làm mình trở thành ngu. Chuyện kể rằng: Có đứa con nhà giàu không coi ai ra gì, thích đứng trên cây tè xuống đầu người đi đường, ai cũng ngại nhà ấy mạnh tiền của chẳng dám nói gì. Một hôm có đoàn quan binh đi qua dưới gốc cây, tay kia tè ngay vào viên quan văn đi đầu, viên quan này gật gù khen giỏi, rồi đi tiếp. Lúc sau viên quan võ đi qua, tay kia vẫn tiếp tục tái diễn trò ấy, nhưng không ngờ viên quan võ nóng tính bèn rút kiếm ra chém phăng đầu đứa xấu chơi. Người đời thường cười tên ngu dốt và thán phục mưu sâu của viên quan văn, nhưng cái chết thì vẫn dành cho kẻ cao ngạo. Chẳng thế những nước nông nghiệp vùng Đông Nam Á thường dùng biểu tượng cây lúa để đề cao tính khiêm nhường: khi cây mọc càng cao, càng trổ bông trĩu hạt chín vàng thì cây càng cúi thấp để tránh gió đồng ập đến. Lã Khôn thì rút ra bài học: “Khí kiêng nhất là hung hăng, Tâm kiêng nhất là hẹp hòi, Tài kiêng nhất là tự cao”, nếu không hiểu được những điều này thì sống trên đời chẳng mấy chốc sẽ thất bại.
3
Ngu dốt lớn nhất của con người là sự dối trá. Kinh Phật cũng liệt kê điều này vào trong 7 tội lỗi lớn nhất mà người muốn đắc đạo không được mắc phải. Tục ngữ cũng nhận định rằng: Đường đi hay tối, nói dối hay cùng. Trên phương diện y học thì nói dối hại tim, suy yếu phổi vì luôn ở tâm trạng đối phó bất ổn. Xét về khía cạnh tâm sinh lý, thì nói dối bao giờ cũng tạo ra những phản ứng trái ngược trong cùng một chủ thể, khiến con người luôn bí bức vì không thể sáng tạo mãi ra những điều không có thật. Đành rằng, cuộc đời là một sân khấu lớn, nhưng không phải tất cả những nhân vật biểu diễn trong vở kịch đều là nghệ sĩ vĩ đại, thế nên mới nói đổi vai diễn thì dễ còn nhập vai chính hoặc phụ đạt yêu cầu là cả một khoảng cách. Sở dĩ phải phân tích điều này vì lắm kẻ vẫn huênh hoang và tự hào về khả năng diễn vở trắng – đen mà không biết đang tự mua dây trói mình. Châm ngôn Trung Quốc nói: Nếu có lương tâm trong sáng cả đời bạn sẽ không phải sợ tiếng gõ cửa lúc nửa đêm. Còn Trình Di lại đúc kết rằng: Lấy lòng chân thật cảm động người ta, thì người ta cũng lấy chân thật mà đãi lại, Lấy cách trí thuật cài đạp người ta, thì người ta cũng lấy trí thuật mà xử lại. Nếu cứ lẩn quẩn mãi như thế, cuộc đời liệu có yên ổn và an nhàn không?
4
Nỗi bi ai lớn nhất của con người chính là lòng đố kị. Tính ganh ghét và đố kị như mốt ngọn lứa nhỏ leo lét trong tâm mỗi người. Với những ai điều chỉnh được bản thân hướng thiện thì sẽ chế ngự được ngọn lửa ấy và hóa nó thành khát vọng tốt đẹp ham muốn vươn lên, với những kẻ bản năng tầm thường thì ngọn lửa này sẽ thỏa sức cháy, thiêu rụi hết những gì gọi là nhân đức – giáo dục – văn hóa biến người ta thành một con thú hoang lồng lộn cắn xé giành giật miếng mồi và kết cục lại bị chính ngọn lửa tham này đốt cháy thành tro bụi. Đúng là: Lòng tham thì hại mình, Sướng miệng thì tổn thân! Bệnh ghen tị luôn khiến nội tâm con người bức xúc, hậm hực khó mà khuyên giải được nếu như không được thỏa mãn một tý chút gọi là. Thế mới biết, sự đời đâu phải chỉ con gà tức nhau tiếng gáy, mà con ngựa ghen nhau tiếng hí, con chó ganh nhau tiếng sủa, con chim đua nhau tiếng hót, còn con người thường ghen tị mà hãm hại lẫn nhau. Có lẽ nên tra lại Minh tâm bảo giám để ghi nhớ thêm một câu: Miếng ăn sướng miệng, sẽ sinh ra bệnh tật, việc làm thỏa chí, sẽ đưa tới tai vạ. tranh hơn chạy tắt hay thành ác, nói lỡ lời đâm ra tiếng đồn đại. Cho nên, để bệnh rồi uống thuốc sao bằng tự ngừa trước bệnh tật?
Nho giáo là một đạo học về cuộc sống có nội dung giản đơn chủ yếu thuận
5
Sai lầm lớn nhất của con người là tự đánh mất mình. Ta chỉ là một cá thể nhỏ, một hạt cát trong vũ trụ bao la và trên hành tinh có 7 tỷ cá nhân khác nhưng điểm khác biệt duy nhất khiến ta làm chủ được cuộc sống riêng không phải là cái tên khai sinh mà chính là sự khẳng định khác biệt với những người khác trong cá tính nhân cách, năng lực và tư duy phát triển vươn lên đa dạng. Ai cũng muốn tự khẳng định mình và càng muốn những người khác công nhận mình trong một hoặc nhiều lĩnh vực trong cuộc sống
6
Tội lỗi lớn nhất của con người là lừa dối cả thiên hạ lẫn bản thân mình. Dối trá với cuộc đời thì chẳng hay ho gì, bởi gieo hạt nào thì gặt quả nấy.
7
Cuộc đời nhiều nỗi thương cảm xót xa nhưng có lẽ con người đáng thương nhất là tự ti. Đây là cách suy nghĩ, biểu hiện, hành động không đúng với bản chất và khả năng của mình. Biểu hiện tích cực của tự ti là thu nhỏ lại không va chạm, không bon
8
Có một câu châm ngôn sống dạy rằng: Mất xiềng xích thì được tự do, mất tiền sẽ được kinh nghiệm, mất sức thì được sung sướng nhưng đừng bao giờ mất hy vọng, mất hy vọng là mất tất cả! Đây đúng là chân lý thực dụng kiểu phương Tây nhưng có một ý chính trùng với người phương Đông. Sự mất mát lớn nhất của con người là tuyệt vọng.
Không được tuyệt vọng tức là phải luôn luôn có hy vọng để sống và sống vì hy vọng. Khi ta có hy vọng vào mốt con người, sự việc, hoàn cảnh nào đó cũng đồng nghĩa với việc ta đặt trọn mềm tin vào đấy để có động lực sống, do đó sự phấn đấu vươn lên sẽ mạnh mẽ và đạt hiệu quả thiết thực. Tình cảm bị tuyệt vọng sẽ tạo nên trạng thái tâm lý dở khùng, hoang mang, không biết sắp xếp mọi mặt của cuộc sống ra sao. Nếu sự nghiệp bị tuyệt vọng sẽ gây ra sự phẫn uất, chây ì với bản thân, còn nếu tuyệt vọng với cả hai điều này thì dẫn đến kết cục bi thảm: một kẻ trắng tay thường tự kết thúc cuộc sống của mình rất nhanh. Vậy muốn giữ được hy vọng, không sa vào tuyệt vọng thì mỗi con người phải có ý chí, nghị lực như Vương Dương Minh nhận định: Người không có ý chí như thuyền không lái, như ngựa không cương, trối giạt lông bông, không ra thế nào cả.
9
Các cụ xưa cũng nhấn mạnh rằng: Tài sản lớn nhất của con người là sức khỏe. Người bình thường không ai nghĩ đến sức khỏe của mình, chỉ khi nào bị tác động của bệnh tật hoặc tuổi già mới giật mình nghĩ lại, chủ yếu là cảm giác nuối tiếc.
10
Trong cuộc sống còn nhiều mối liên quan, tác động đến nhau về cả vật chất và tinh thần, những món nợ tiền còn có thể trả được nhưng nợ tình thì khó khăn hơn nhiều, cho nên món nợ lớn nhất cuộc đời con người là tình cảm.
11
Thế giới có thể đại đồng về mặt lý thuyết, nhưng thực tế trên đời người không tránh khỏi va chạm, xích mích gây ân oán to nhỏ trên dưới, xa gần nhằng nhịt như dây leo không thể giũ bỏ triệt để được, vì thế tha thứ là báu vật của mọi quan hệ và lòng khoan dung là quà tặng đáng giá nhất trên đời. Đức