Trang chủ Thời đại Xã hội Đại Trai đàn Chẩn tế tại Tây Nguyên

Đại Trai đàn Chẩn tế tại Tây Nguyên

133

Sau nhiều tháng chuẩn bị, đúc kết sự thống nhất của BTS năm tỉnh: Lâm Đồng-Daknong-Daklak-Gialai-Kontum và giờ chót, năm tỉnh duyên hải Trung Việt cùng hưởng ứng để góp phần siêu bạt chư vong linh hoạnh tử. Quyết định chung, lấy Kontum làm điểm tổ chức, cách huyện lỵ Dakha 25 km về hướng Ngọc Hồi, thuộc  xã Dakmar, cách biên giới Lào non trăm km.

Dakha là một huyện được thành lập vào năm 1994, cách thị xã Kontum 20km. Dân số được 57.084 người.

Lãnh đạo huyện đã có nhiều quyết định thông thoáng táo bạo, đưa vùng đất hoang vu nghèo khổ từng bước thay da đổi thịt, trong đó, chùa tháp Kỳ Quang được xuất hiện với những hạng mục công trình khá quy mô, đang xây dựng, nằm tại Dakmar, ngay bìa rừng đặc dụng, trên diện tích ba hecta, cũng là nơi diễn ra đại đàn kỳ siêu Bạt độ.

Từ năm 2007 đại đàn kỳ siêu bạt độ cho ba miền đã diễn ra, nhưng chưa rộng khắp các nơi, Tây nguyên vẫn còn bị quên lãng suốt thời gian dài. Một số địa phương cũng thực hiện nghi lễ đó như Quảng Trị, Phú Quốc, Côn Sơn…nhưng đây là lẩn đầu tiên một đại đàn liên kết nhiều tỉnh miền Trung và cao nguyên.

Thế giới âm không có phân chia giai cấp, chủng tộc, giới tính, ý hệ, giới tuyến…có chăng là do tập quán lúc còn sống lưu tồn trong tâm thức, được khai thị, họ sẽ hiểu đó là giả tưởng, tức khắc được xóa sạch và giải thoát.

Cầu siêu bạt độ, chẩn bần là một trong những hình thức giúp chư vong nương phước lực Tam Bảo siêu thăng. Một khi cúng kiến cầu siêu mà người sống còn tâm phân biệt thân thù, đố kỵ, ý hệ, chủng tộc…thì việc làm không đạt kết quả.

Chính vì thế, đối với nhà Phật, tâm bình đẳng khi kỳ siêu bạt độ, đưa đến bình đẳng giải oan cho tất cả vong linh cỏi trung giới. Hạnh bố thí vô phân biệt của  Phật giáo thế nào thì hạnh bạt độ cũng vô phân biệt như vậy.

Việc kỳ siêu bạt độ là nghi lễ tôn giáo, khởi từ tâm vô phân biệt, không vì bất cứ phạm trù nào của cuộc sống chỉ định và áp đặt. Ngoại trừ gia đình tổ chức kỳ siêu cho thân nhân thì việc lợi lạc được đóng khung trong phạm vi thân tộc đó. Nhưng nếu gia chủ có tâm hiến cúng thêm cho chư vong lân cận thì chư vong đó cũng hưởng thêm phần lợi lạc, nhưng không đại trà như đại đàn kỳ siêu bạt độ tập thể.

Qua khả năng của những nhà ngoại cảm, cho chúng ta thấy, ngoài cuộc sống hữu hình, vẫn tồn tại thế giới vô hình quanh ta; như vậy, chết chưa phải là hết, mà tiếp nối đoạn đường kế tiếp, hoặc luân lưu trong cỏi trung giới, hoặc hóa sanh trong lục đạo.

Con đường sau khi bỏ xác, không chỉ lên thẳng thiên đường hay xuống hỏa ngục đời đời, không phải bỏ xác là chấm dứt tất cả, đạo Phật chỉ cho ta thấy cuộc sống hiện tại quyết định con đường kế tiếp khi bước qua cửa tử.

Đó không chỉ là lối giáo dục nhân quả và đạo đức nhân sinh, luân lý xã hội, mà là một hiện thực của tất cả sinh vật. Nếu chỉ tin sau khi chết hoặc lên thiên đường vĩnh hằng hay xuống hỏa ngục đời đời thì tánh ỷ lại và bỏ mặc vì không tin nhân quả mà chỉ tin Thượng đế và sự cứu rỗi bởi Thượng đế, đạo đức xã hội sẽ bị khuyết tật.

Nếu tin sau khi chết là chấm hết thì tình thương đồng loại và nhân cách sống sẽ nhường chỗ cho tranh danh đoạt lợi, bằng nhiều thủ đoạn bất cần đạo đức, làm khổ nhau, xã hội loạn, vì có đạo đức hay không rồi cũng phải chấm dứt sau khi từ giả cỏi đời. Đó là hậu quả của kiếp người không chấp nhận nhân quả.

Nhân quả và luân hồi không phải là lý thuyết trừu tượng, hay học thuyết không tưởng như một số học thuyết thế tục. Nó là một giòng sống liên lũy thực hữu. Dù có Đức Phật nói ra hay không thì thực tế vẫn tồn tại.

Sau 1975, các nhà ngoại cảm rộ phát đã làm thay đổi quan điểm của những người sống duy vật thực dụng, và các tôn giáo Thần quyền. Các nhà ngoại cảm đã xác minh học lý sinh tồn của Phật giáo là đúng, thì biểu dương giáo lý Từ bi, bình đẳng đối với kẻ sống người chết là điều phải chấp nhận.

Tuy những năm gần đây, các đại đàn kỳ siêu bạt độ được thực hiện khắp nơi, nhưng chưa phải là đủ, vì chư vong chết bờ chết bụi, nơi núi thẳm rừng sâu, nơi sông suối biển cả…vẫn chưa được thỉnh vong, quy linh đầy đủ. Các chùa nơi xa xôi nên tiến hành không cần  đúng quy cách một đại đàn, chỉ cần tâm thành có thể cảm ứng cỏi u linh.

Việc cúng vong, thí thực mỗi ngày chỉ biểu hiện tình thương nhưng không giải thoát cho họ, càng tạo cho vong có cảm giác tham đắm thọ thực, cần khai thị sau khi cúng để họ ý thức về vọng tưởng đang ngự trị trong họ.

Một đại đàn như thế vẫn cần thiết cho cuộc sống hiện nay!