Trang chủ Tết Việt Du xuân Tiền lẻ "tấn công" tượng trong di tích quốc gia

Tiền lẻ "tấn công" tượng trong di tích quốc gia

58

Được mệnh danh là Nam thiên đệ nhị chùa, ngôi chùa với giá trị tuyệt kỹ về văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc này được liệt hạng vào vị trí “quán quân” trong hệ thống chùa Việt. Sách kỷ lục Guinness của Việt Nam cũng ghi nhận chùa Mía là ngôi chùa có nhiều tượng nhất Việt Nam.

Tuy nhiên, cùng với sự “tín tâm” quá đông đảo của khách thập phương, chùa Mía đang bị “tấn công” bởi không ít lối “tín ngưỡng” thực dụng đến xót xa của những thị dân trọc phú thời mới.

 

Tượng các vị La Hán bị bội thực tiền rồi, nhưng cặp trai gái này vẫn cầm hàng ôm tiền lẻ, vừa vái vừa tìm cách nhét vào các kẽ có thể nhét trên “cơ thể” các tượng.

Nhiều nhà văn hóa kêu trời bởi việc xây dựng “thêm” các hạng mục vô lối, trang hoàng đèn điện tưng bừng làm giảm giá trị thẩm mỹ của không gian văn hóa chùa cổ, nạn đổi tiền lẻ, “trưng bày”, tung vãi tiền lẻ (nhiều khi) trên các pho tượng đẹp nổi tiếng trời Nam. Nhà nghiên cứu mỹ thuật cổ Phan Cẩm Thượng buồn bã gọi đó là lòng tham cầu.

Các bức ảnh sau đây chụp vào chiều mùng 3 tết Canh Dần 2010 (16-2):

 

18 vị La Hán cơ mà, các khách "tín ngưỡng" thoải mái nhét tiền cầu may!
Cô nàng cầm cả tập tiền lẻ dày cộp, vái đến chóng mặt, giắt tiền vào ngai tượng
Thập bát (18) vị La Hán chùa Mía được nhiều tài liệu cho rằng còn đẹp hơn cả “Các vị La Hán chùa Tây Phương” về giá trị thẩm mỹ, điêu khắc cổ. Mỗi người một vẻ, nhưng, tất cả đều bị khách đi chùa “ép” phải cấm tiền lẻ như thế này.

 

Bát Bộ Kim Cương (8 vị) với các thế võ danh bất hư truyền, với các tà áo được sử sách miêu tả là sinh động như đang bay trong gió tuyệt đẹp thế này, cũng bị múa võ… ăn tiền.

Trong khi đó, trớ trêu thay, hòm “Quỹ từ thiện” với dòng chữ trang trọng, hòm kính đặt ngay lối vào chùa, với 3 nhân viên “canh giữ” và vận động du khách “mở hầu bao” thì lại ít tiền. Suốt buổi, chúng tôi không thấy ai tới “Quỹ từ thiện” đó.

Điều đáng nói là thực trạng đáng phê phán này đã xảy ra nhiều năm, nhiều người thấy, nhiều người biết, nhưng vẫn cứ tồn tại năm này qua tháng khác, nhất là vào các dịp lễ, rằm