Những năm cuối thế kỷ trước, bắt đầu từ khoảng 26 Tết, ra đường là bắt gặp ngay những nồi bánh chưng kê trên vỉa hè trước cửa nhà, củi lửa nghi ngút, nhà nào cứ có mặt bằng đặt đủ 3 viên gạch làm bếp đặt nồi là gói bánh. Ít thì dăm bảy, nhiều thì hai chục bánh, có khi còn hơn vì gói hộ cho cả anh em họ hàng không có chỗ đặt bếp đun. Các cô, các bà, các chị tíu tít vo gạo, rửa lá, đãi đậu, bổ củi chuẩn bị cho nồi bánh. Bận nhưng vui.
Bây giờ thì khác, người ta không quá coi trọng việc gói bánh, miễn sao có để "thắp hương" là được. Bánh bán đầy ngoài chợ, vào cả siêu thị, có cả loại bánh bọc túi hút chân không khỏi lo vấn đề vệ sinh. Người ta đi mua chứ không tự làm ra bánh chưng nữa. Nhưng chiếc bánh chưng thì vẫn không thay đổi, luôn là món ăn mà nếu thiếu, có lẽ không còn là Tết. Vẫn lá dong phủ ngoài, gao nếp, thịt lợn, đỗ xanh phía bên trong, hương vị thơm ngon hấp dẫn đặc trưng. Dù không khác nhau về nguyên liệu và chất lượng, bánh chưng nhà gói vẫn cho một cảm giác khác hẳn. Sẽ cảm thấy phấn chấn và thiêng liêng khi tự tay đặt tấm bánh chưng xanh lên ban thờ cúng gia tiên đêm giao thừa.
Mục đích "gói để ăn" không còn nhiều, nhưng Hà Nội vẫn còn những gia đình gói bánh vì luyến tiếc cái không khí tất bật, rộn rạo bên nồi bánh chưng đang chờ chín.
|
|
|
|
|
|
|
Một nồi bánh cho đến khi xong cũng mất đến 12 tiếng đồng hồ cùng nhiều công sức.Bánh chưng không chỉ là món ăn, nó còn là niềm vui, mang ý nghĩa truyền thống của Tết cổ Truyền Việt Nam. |
Thỉnh thoảng phải tiếp thêm nước cho nồi bánh Các cháu háo hức chờ đợi món “mầm đá” của bà |