Trang chủ Quốc tế Đại Nhạn Tháp – Dấu ấn Huyền Trang

Đại Nhạn Tháp – Dấu ấn Huyền Trang

308

 

>>> Chùa Đại Từ Ân – nơi dừng chân hoằng hóa của Pháp sư Huyền Trang

Đến chùa Đại Từ Ân (Tây An, tỉnh Thiểm Tây), ai ai cũng lắng lòng cảm niệm, thành kính đảnh lễ Đại Nhạn tháp, nơi mà Pháp sư và các đồ đệ của mình phát tâm kiến tạo nhằm vào mục đích có chỗ tôn nghiêm kinh sách, lưu giữ những tác phẩm dịch thuật cho kẻ hậu học tiếp nối truyền thừa.

Chùa Đại Từ Ân xứng với tầm vóc của của một danh lam thắng cảnh Phật giáo của các triều đại vua chúa năm xưa cũng như ngày nay, bởi nó là một quần thể kiến trúc rộng lớn, cách bày trí bên trong gắn liền với nhiều niên đại lịch sử và sự chuyển giao quyền hành của từng vị vua khác nhau ở Trung Quốc. Từ xa, khách thập phượng có thể thấy tháp Đại Nhạn uy nghiêm, vững chãi trong khuôn viên chùa Từ Ân dưới màu trời xanh thẳm. Phía sau tháp là  quảng trường nhạc nước rộng lớn, hướng mắt về khu trung tâm sầm uất. Buối tối,người dân Tây An có thể tập hợp đến quảng trường này để bách bộ, tận hưởng không khí mát mẻ trong làn nhạc nước và ánh sáng huyền diệu lan tỏa cả một vùng trời. Chính âm thanh, ánh sáng nhạc nước về đêm đã tô thêm phần nào vẻ đẹp huyền bí của tháp Đại Nhạn khiến người ta liên tưởng đến cuộc hành trình thỉnh kinh nhiêu khê gian truân thử thách của Đại Pháp Sư Huyền Trang, một vĩ nhân trong lịch sử Phật giáo. Ngài đã lưu dấu tại nơi đây hơn 20 năm để dịch thuật và hoằng hóa..

Không phải đến bây giờ, người ta mới tìm đến Đại Nhạn tháp như một danh lam thắng cảnh, mà ngày xưa, nơi đây cũng là nơi thu hút rất nhiêu các tầng lớp vua quan và tín đồ đến học Phật. Vì vậy, chùa Đại Từ Ân vẫn còn lưu trữ rất nhiều bút ký trên các bia đá của những văn nhân tri thức lúc bấy giờ. Được biết, tháp Đại nhạn có trên 1300 năm, do Pháp sư Huyền Trang và các đồ đệ xây dựng. Ban đầu là một tháp vuông 5 tầng bằng đất và xây gạch bên ngoài có tên là Từ Ân Tháp, sau này trùng tu lại thành 7 tầng có độ cao là 64 mét với tên gọi mợi là Đại Nhạn Tháp.

 Hiện nay, tháp Đại Nhạn là một kiến trúc tiểu biểu của thành cổ Tây An nói riêng và là di sản văn hóa Phật giáo nói chung của Trung Quốc.
 
 
 
Quần thể chùa Đại Từ Ân chụp từ tầng 7 tháp Đại Nhạn
 
 
 
 
  
Cận cảnh xung quanh khu viên chùa Đại Từ Ân – nhìn từ  tầng 7 của tháp Đại Nhạn xuống
 
 
 
 
Tháp xá lợi
 
 
 
Phía sau tháp  nhìn  từ Quảng trường nhạc nước
 
 
 
 
Quảng trường nhạc nước nhìn từ trên cao