1. Ban Văn hóa Trung ương đã có công văn gửi đến Ban Trị sự và Ban Văn hóa các Tỉnh, Thành hội Phật giáo để phối hợp thực hiện:
+ Biên soạn bộ sách: “Lịch sử Phật giáo và hành trạng của chư Tôn đức và Cư sĩ có công tại các Tỉnh, Thành Phật giáo trong cả nước”.
+ Lập thống kê các di tích văn hóa Phật giáo cấp Quốc gia, cấp Tỉnh, Thành đã được công nhận và đề xuất thêm di tích dự trù xin công nhận.
+ Tuyển tập các bài viết có chủ đề: “Hồ Chủ tịch và Phật giáo Việt Nam”; Thống kê các tên đường mang tên các vị Thiền sư, Ni trưởng có công với đạo pháp và dân tộc.
+ Lập thống kê các di tích văn hóa Phật giáo cấp quốc gia, tỉnh, thành đã được công nhận và đề xuất thêm di tích dự trù xin công nhận.
+ Tổ chức khóa Bồi dưỡng kiến thức và hoạt động Văn hóa Phật giáo tại Khánh Hòa thành công mỹ mãn.
2. Các Tạp chí, báo viết và điện tử:
+ Tạp chí Văn hóa Phật giáo thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam đến nay đã xuất bản được 95 số, mỗi số 10.000 quyển. Với nội dung phong phú, hình thức trang nhã đã thu hút được đông đảo đọc giả Tăng Ni, Phật tử, các nhà Nghiên cứu, học giả quan tâm.
+ Báo Giác ngộ:
Báo Giác Ngộ là cơ quan ngôn luận của Thành hội Phật giáo Tp. Hồ Chí Minh, với nhiệm vụ đăng tải, đưa tin các mặt hoạt động trên nhiều lĩnh vực của Trung ương Giáo hội, Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội Phật giáo, Ban Đại diện Quận, Huyện, Thị, Thành hội Phật giáo thuộc tỉnh, các Phường xã, các Tự viện trong cả nước. Hiện nay, tuần báo xuất bản đến số 519, mỗi số 12.000 quyển; Nguyệt san 165 số, mỗi số 7000 quyển. Các số báo đặc biệt như báo Xuân, báo Phật đản, Vu Lan, Thành đạo được đọc giả đánh giá cao về mặt nội dung và hình thức.
+ Tạp chí Nghiên cứu Phật học của Phân Viện Viện NCPH, Tạp chí Khuông Việt của Học viện PGVN tại Hà Nội là những tờ tạp chí với chủ trương đăng tải nghiên cứu các công trình Phật học hoạt động ổn định và xuất bản đúng định kỳ.
+ Tờ Nội san Phật học của các Tỉnh, Thành cũng đã đăng tải những nội dung giáo lý Phật giáo và tình hình sinh hoạt Phật sự tại địa phương.
+ Các trang báo điện tử của Trung ương GHPGVN, Giác ngộ online, Ban Hoằng pháp Trung ương, Liễu Quán (Thừa Thiên Huế), Bạc Liêu, Long An, Kiên Giang… đã đi vào hoạt động hữu hiệu, chuyển tải được những tin tức, hoạt động Phật sự của Giáo hội, Tỉnh, Thành hội Phật giáo … đến đọc giả một cách nhanh nhất. Do vậy, số lượt người truy cập trang web ngày càng tăng.
3. Biên soạn, sáng tác, dịch thuật, in ấn:
– Ban đã thực hiện các đầu sách như: Chiến thắng Ác ma của HT. Thích Minh Châu; Tâm ảnh lục, Ngài La Thập của HT. Thích Trí Quang; Đức Phật Thích Ca đã xuất hiện như thế, Tăng già Thuận Hóa của HT. Trung Hậu – Hải Ấn; Thi hóa kinh Pháp cú của Phước Hải; Chuyển hóa của Thiện Đạo; Nghệ thuật thuyết giảng, tranh luận và điều hành trước quần chúng; các bộ sách về Lịch sử Phật giáo các nước như: Lào, Tích Lan, Nhật bản, Miến Điện, Trung Quốc, Đại Hàn … của Tiến sĩ Trần Quang Thuận. Ngoài ra Ban còn hợp tác với nhóm Văn hóa Tuệ Quang dịch Luận tạng của Đại Chính Tân tu ra tiếng Việt. Cả thảy có 8 tập và đã dịch được 25, 26, 27, 30, 31. Số còn lại đang được thực hiện.
– Tổ in ấn và phát hành Kinh sách Thành hội Phật giáo Tp. Hồ Chí Minh đã được Nhà Xuất bản Tôn giáo cấp phép xuất bản 61 đầu kinh sách Phật học có giá trị. Đã in 34/61 đầu sách với 43.000 quyển. Ngoài ra, còn in tượng Phật ngọc và nhiều ấn phẩm văn hóa Phật giáo khác có giá trị truyền bá Chánh pháp.
– Tp. Hà Nội: Ban Văn hóa Thành hội kết hợp với Trường Trung cấp Phật học Tp. Hà Nội ra mắt Tập san Hương Từ nhân mùa Phật đản, An cư … năm 2009.
– Đồng Nai: Thiền viện Thường Chiếu xuất bản Tuệ Trung Thượng sĩ, Trúc Lâm Tam Tổ, Hai Quảng đời của Sơ Tổ Trúc Lâm tác giả HT. Thích Thanh Từ; Gương hạnh người xưa, Hành hương hoa hạ, Niềm vui mùa an cư của HT. Thích Nhật Quang v.v…
– Khánh Hòa: Phát hành Nội san Quảng Đức
– Đaklak: Xuất bản Nội san Vô Ưu
– Ninh Thuận: Nội san Hoa Từ được ấn hành mỗi năm 3 số.
– Đak Nông: Nội san của Tỉnh được ấn hành 3 số trong năm.
– Bình Dương: Ấn hành Nội san Hương Sen.
– Thừa Thiên Huế: Ấn hành Nội san Trung tâm Liễu Quán – Huế.
4. Biên khảo về lịch sử Phật giáo địa phương:
Các Tỉnh, Thành đang tiếp tục công việc biên khảo về lịch sử Phật giáo tại địa phương.
– Sóc Trăng: Tiến hành thực hiện Danh mục Tự viện Phật giáo.
– Quảng Nam: Lập danh bạ và viết lịch sử các chùa trong tỉnh với chủ đề “Phật giáo đất Quảng”.
– Quảng Ngãi, Daklak … và một số Tỉnh hội đang hoàn chỉnh bản thảo, biên tập về tập tư liệu các ngôi chùa tại địa phương.
5. Triển lãm, văn nghệ, lễ hội văn hóa:
Hàng năm, vào dịp Đại lễ Phật Đản, Kỷ niệm ngày Bồ tát Quảng Đức vị pháp thiêu thân, Vu lan Báo hiếu v.v… Ban Văn Hóa các Tỉnh, Thành hội Phật giáo, nhất là Thành hội Phật giáo Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Lâm Đồng, Quảng Trị, Bình Dương, Tiền Giang, Khánh Hòa, Đồng Nai, Kiên Giang, Long An, Đak Nông… phối hợp với Phân ban Gia đình Phật tử tổ chức Văn nghệ, diễn hành xe hoa cúng dường và phục vụ đồng bào Phật tử, tạo nên không khí hân hoan, sinh động.
Đặc biệt, nhân Đại lễ Phật đản PL.2553, Ban Văn hóa Trung ương, Ban Văn hóa các THPG đã tổ chức triển lãm những hình ảnh hoạt động Phật sự chuyên ngành với nội dung phong phú, đa dạng thể hiện quá trình hình thành và phát triển Phật giáo của từng địa phương, các cổ vật, pháp khí như: Tp. Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bình Dương, Khánh Hòa, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Bình Định, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hà Tây, Tiền Giang, Thanh Hóa, Gia Lai, Kiên Giang, Ninh Thuận, Daklak v.v…
Các lễ hội lớn mang tính tôn giáo như Lễ hội Quan Âm ở Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bạc Liêu, Bình Dương; Đại Lễ cầu siêu cho các anh hùng liệt sĩ ở Phú Quốc, Quảng Bình, Nghĩa trang Trường sơn, Côn Đảo… được Giáo hội Trung ương và địa phương kết hợp tổ chức trọng thể… Ngoài ra Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo các tỉnh thành ở Tây Nam Bộ cũng tổ chức những lễ hội văn hóa Nam tông Khmer.
Đặc biệt, được sự cho phép của Ban Tôn giáo Chính phủ, các ngành chức năng, sự hỗ trợ của Trung ương Giáo hội, Ban Văn hóa TW đã phối hợp với Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Khánh Hòa tổ chức thành công Khóa Bồi dưỡng kiến thức và các hoạt động Văn hóa Phật giáo tại Hòn Ngọc Việt, Tp. Nha Trang. Có khoảng 300 đại biểu thuộc 48 đơn vị Tỉnh, Thành hội tham dự. Đồng thời, Ban Văn hóa đã tổ chức triển lãm về Văn hóa Phật giáo, văn nghệ để chào mừng kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội, từ ngày 30/11/2009 đến hết ngày 07/12/2009 tại số 7 Trần Phú, phường Vĩnh Nguyên, Tp. Nha Trang.
6. Trùng tu, Tôn tạo chùa chiền:
Được sự giúp đỡ của Quý Cơ quan chức năng các cấp, một số cơ sở tự viện tại các Tỉnh, Thành đã được trùng tu, tôn tạo như:
– Tp. Hà Nội: Nhằm hướng tới Đại lễ Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Ban Văn hóa Thành hội kết hợp với các Ban ngành chuyên môn tiến hành trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử Văn hóa Phật giáo cấp Quốc gia và Thành phố; kết hợp với các Tự viện trùng tu tôn tại các di tích lịch sử và các cơ sở Tự viện.
– Tp. Hồ Chí Minh: Tượng đài Bồ tát Quảng Đức tại giao lộ Cách mạng tháng 8 và Nguyễn Đình Chiểu do Nhà nước và Phật giáo thiết kế, dự kiến năm 2010 khánh thành.
– Tp. Hải Phòng: Khánh thành chùa Bạch Long tại huyện đảo Bạch Long Vĩ và động thổ xây dựng cho chùa Đông Chấn quận Kiến An, chùa Long Hoa huyện An Lão.
– Thừa Thiên Huế: Khánh thành Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán; động thổ khởi công xây dựng Trung tâm Du lịch Tâm linh Phật giáo Quán Thế Âm.
– Tỉnh Bình Định: Tại khu vực Linh Phong cổ tự, xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) cùng các nhà tài trợ, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bình Định trọng thể tổ chức khởi công động thổ xây Dự án khu quần thể Du lịch – Lịch sử – Tôn giáo tâm linh tại khu vực Linh Phong cổ tự. Theo kế hoạch, giai đoạn I có 4 hạng mục: Quảng trường Pháp luân, đường hành lễ, tượng Phật Thích Ca Mâu Ni, vườn tượng Phật. Khi dự án hoàn thành, có thể nói, đây là một trong những công trình có quy mô lớn nhất của khu vực Đông Nam Á, của Việt Nam và khu vực duyên hải miền Trung. Trở thành một địa chỉ du lịch tâm linh hấp dẫn cho nhân dân cả nước, kiều bào Việt Nam và du khách khi đến Việt Nam.
– Bình Thuận: Tổ chức Lễ khởi công xây dựng Khu tưởng niệm cố Đại đức Thích Nguyên Hương vị pháp thiêu thân năm 1963 tại thị trấn Liên Hương, huyện Tuy Phong.
– Cao Bằng: Ban Đại diện Phật giáo cùng Ủy ban Nhân dânh tỉnh Cao Bằng đang xây dựng 02 gác chuông tại chùa Đà Quận (Viên Minh Tự), xã Trần Hưng Đạo, huyện Hòa An để treo 02 quả chuông cổ đã được xếp hạnh di tích lịch sử cấp Quốc gia.
– Bạc Liêu: Ban Trị sự chủ trì xây dựng các công trình như Quán Âm Phật đài, trụ sở Tỉnh hội – chùa Huệ Quang, Trường Phật học Bạc Liêu – Chùa Long Phước.
– Bình Phước: Văn phòng Ban Trị sự – Chùa Thanh Long đang được tiến hành trùng tu; xây dựng tượng đài Phật Chuẩn Đề tại Khu Du lịch Văn hóa Tâm linh Bà Rá, huyện Phước Long.
– Lạng Sơn: Ban Đại diện Phật giáo phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Lạng Sơn xây dựng đề án phục chế Nhà Công Quán và khu công viên văn hóa cạnh chùa Thành; xây dựng chùa Phật Quang Sơn tại cửa khẩu Tân Thanh, huyện Văn Lãng.
– Hà Tĩnh: Đã có văn bản trình UBND tỉnh xin cấp đất để làm trụ sở Tỉnh hội.
– Vĩnh Phúc: Được UBND tỉnh cấp 7000m2 đất bên cạnh chùa Hà Tiên để làm trụ sở Ban Trị sự.
– Hà Nam: Đã có tờ trình UBND tỉnh và các ban ngành xin xây dựng Văn phòng Tỉnh hội, Trung tâm sinh hoạt văn hóa của Phật giáo tỉnh và 12 ngôi chùa đang trùng tu.
– Yên Bái: Đang tiếp tục thực hiện, kiểm kê, áp giá đền bù trên diện tích đất được tỉnh cấp xây dựng Trụ sở Ban Đại diện Phật giáo Tỉnh, kết hợp mở rộng khuôn viên chùa Ngọc Am.
– Hòa Bình: Ban Đại diện Phật giáo Tp. Hòa Bình tỉnh Hòa Bình đã được cấp phép xây dựng chùa Thượng và đang làm công tác giải phóng mặt bằng xin cấp đất đợt 2 để xây dựng Văn phòng làm việc của Ban Đại diện và đền thờ Thánh Mẫu.
– Ninh Bình: Đang tiến hành công tác xây dựng giai đoạn 2 chùa Bái Đính.
– Quảng Ninh: Các khu di tích núi Yên Tử đang được trùng tu; khởi công xây dựng và tôn tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông tại núi An Kỳ Sinh .
– Nam Định: Đang xây dựng Trụ sở Tỉnh hội và Trường Trung cấp Phật học tỉnh trên diện tích 34.000m2, dự kiến công trình khoảng 75 tỷ đồng.
– Bắc Ninh: Khởi công xây dựng Trung tâm Từ thiện Phật Tích trên diện tích 12hécta để nuôi dưỡng người già neo đơn, chính sách và trẻ mồ côi.
Ngoài ra, nhiều cơ sở Tự viện tại các Tỉnh, Thành hội đã và đang tiến hành trùng tu xây dựng tượng Quán Âm lộ thiên, Chánh điện, nhà tăng, nhà giảng, nhà thờ tro cốt, cổng tam quan và nhiều công trình khác.
Với nhận thức chùa là cơ sở, là kho tàng di sản vô giá, là văn hóa vật thể của Giáo hội và của dân tộc, là môi trường rèn luyện đạo đức cá nhân, là giá trị nghiên cứu khoa học và giáo dục truyền thống yêu quê hương đất nước rất sâu sắc, với kiến trúc nghệ thuật văn hóa lâu đời, nên các vị trụ trì cùng Tăng Ni, Phật tử đều nỗ lực trùng tu, giữ gìn ngôi Tam bảo, do vậy kinh phí trùng tu các tự viện trung bình từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng.
7. Xác lập kỷ lục năm 2009:
– Kỷ lục cung nghinh Xá Lợi Phật và Thánh Tăng tại Tp. Hà Nội và Tỉnh Bái Đính, có số lượng Tăng Ni, Phật tử đông nhất và trang trọng nhất.
– Kỷ lục Hội nghị Nữ giới Phật giáo lớn nhất Việt Nam.
– Kỷ lục Lễ cầu siêu trên đảo lớn nhất Việt Nam (huyện Côn Đảo, tỉnh BRVT).
– Kỷ lục Lễ Quy y cho đồng bào Dân tộc lớn nhất Việt Nam, tổ chức tại tỉnh Kon Tum.
Trích Báo cáo tổng kết công tác Phật sự 2009 của Ban thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN