Qua những thãng trầm trong bước đường xây dựng và bảo vệ đất nước, gầy dựng nền vãn hoá tâm linh cho dân tộc Việt, nữ giới đã đóng vai trò quan trọng. Ðược nuôi dưỡng từ chiếc nôi vãn hoá mẫu hệ, người Việt đề cao vai trò của người mẹ, người phụ nữ trong tâm hồn mỗi cá nhân, gia đình và xã hội. Do ảnh hưởng tý tưởng Tống Nho sau này, vai trò đối với đất nước của phụ nữ Việt Nam bị hạn chế rất nhiều. Tuy nhiên, những tấm gương sáng như Hai Bà Trưng, công chúa Bát Nàn, Bà Triệu… vẫn ngời ngời anh khí trong sử sách.
Ni giới Phật giáo vì thế không những là hình ảnh Người mẹ, Người Phụ nữ của dân tộc Việt Nam, mà còn là Quán Thế Âm đại từ ðại bi của con dân Việt trong những nãm tháng chống ngoại xâm, xây dựng, bảo vệ và phát triển đất ước xưa và nay. Trong đó, Ni giới Phật giáo Huế đã có những đóng góp quan trọng trong thế kỷ XX – một thế kỷ đầy biến động của lịch sử dân tộc và Phật giáo Việt Nam.
I. Ni giới Phật giáo Huế hình thành từ một trung tâm Phật giáo Việt Nam và phát triển trong thời kỳ đầy biến động của dân tộc
Từ nửa cuối thế kỷ XIX, khi dân tộc Việt Nam tiếp xúc với văn hoá phương Tây qua sự thâm nhập và thiết lập chế độ của thực dân Pháp trên đất Việt, tinh thần yêu nước chống ngoại xâm được hun đúc từ nhiều đời của ngýời Việt bùng phát một cách dữ dội chống lại các thế lực xâm lược, trong khi triều Nguyễn đang trong tình trạng nhu nhược. Số phận những con dân sống trong khung cảnh tang thương đó cũng đầy trắc trở. Những bậc nam nhi mang giấc mộng tang bồng đứng trýớc những chọn lựa khó khăn của thời cuộc. Các bậc kim chi ngọc diệp cũng lao lung trước vật đổi sao dời. Phật giáo như dòng nước mát từ bi cưu mang và chữa lành những thương tổn của thời cuộc. Vì thế, với tâm trạng hướng đến hạnh phúc an lạc, cứu giúp nhân thế, những nữ tu sĩ đầu tiên của Ni giới Phật giáo Thừa Thiên Huế cũng như cả nước xuất hiện trong thời đại giao thời đầy biến động này. Những vị Trưởng lão Ni Thừa Thiên Huế có những đóng góp quan trọng đối với việc phát triển Ni giới, sự phát triển của Phật giáo và đất nước từ cuối thế kỷ XIX đến nay phải kể đến Ni trưởng Diên Trường, Diệu Hương, Chơn Hương, Giác Huệ, Diệu Không, Diệu Huệ, Thể Yến, Thể Quán, Thể Thanh, Diệu Trí, Viên Minh, Cát Tường, Trí Hải…
Trong đó, Tỳ-kheo Ni đầu tiên của Ni giới Phật giáo Thừa Thiên Huế ngày nay là Ni trưởng Diên Trường (1863-1925). Ni trưởng có thế danh Hồ Thị Nhàn, thuộc họ Hồ Ðắc, con thứ ba của cụ Hồ Ðắc Tuấn và bà Công nữ Thức Huấn – con gái của Tùng Thiện Vương. Ni trưởng xuất gia vào nãm 1898 với Thiền sư Hải Thiệu Cương Kỷ ở chùa Từ Hiếu, được ðặt pháp danh Thanh Linh, pháp tự Diên Trường, thuộc dòng Lâm Tế Chánh Tông đời thứ 42. Nãm 1907, Ni trưởng ðýợc thọ giới Tỳ-kheo Ni tại giới ðàn Vĩnh Gia, chùa Phước Lâm tỉnh Quảng Nam. Sau đó người kiến tạo chùa Trúc Lâm rồi cung thỉnh Ðại sư Giác Tiên làm Trú trì. Ni giới tỉnh Thừa Thiên Huế lúc đó chưa có chùa riêng nên y chỉ Ðại sư Giác Tiên và xây dựng Ni xá để quy tụ các Ni sư khác về tu tập như Ni cô Chơn Hương, Diệu Hương, Giác Huệ… Chùa Trúc Lâm sau này còn là nơi khởi điểm của phong trào chấn hưng Phật học ở Huế. Ni trưởng là y chỉ sư, tấm gương sáng của Ni giới Thừa Thiên Huế. Ni trưởng tịch ngày 8 tháng 4 nãm Ất Sửu (1925).
Ni trưởng Diệu Hương (1884-1971), thế danh Nguyễn Thị Kiều, con cụ Nguyễn Công Chí và bà Nguyễn Thị Cảnh. Năm 16 tuổi, triều Thành Thái thứ 11 (1899) nhập cung và được phong làm Mỵ Tân. Sau khi vua Thành Thái bị đày, Ni trưởng xin xuất gia vào nãm 1915 (Duy Tân thứ 9), đầu sư với Hoà thượng Thanh Thái Phước Chỉ ở chùa Tường Vân, được nhận pháp danh Trừng Ninh, pháp hiệu Diệu Hương. Nãm 1924, Ni trưởng được thọ Tỳ-kheo Ni giới tại giới đàn Từ Hiếu, sau đó cùng các pháp lữ Chơn Hương, Giác Huệ lên chùa Trúc Lâm y chỉ với Ni trưởng Diên Trường. Cũng năm đó, Ni trưởng được thỉnh làm toạ chủ chùa Diệu Viên mới được Sý bà Diệu Không, bà Ứng Dinh… sáng lập. Nãm 1930, Ni trưởng xin ở chùa Tường Vân, đến 1932 ðýợc Hoà thượng Giác Tiên và Hoà thượng Tịnh Khiết ủy nhiệm mượn chùa Từ Ðàm làm cơ sở cho Ni chúng về học. Sau đó, Ni trưởng lại được thỉnh về làm tọa chủ ngôi chùa Diệu Ðức do Sư bà Diệu Không lo việc mua đất sáng lập. Từ đó chùa Diệu Ðức bắt đầu trở thành Diệu Ðức Ni Trường, Ni Viện Diệu Ðức. Nơi đây ðã từng có đến 100 vị Ni cô về tu học. Một số vị anh tài của Ni giới Thừa Thiên Huế và các tỉnh khác phần nhiều được đào tạo từ môi trường này. Ni trưởng tịch vào ngày 26 tháng giêng năm Tân Hợi (1971).
Ni trưởng Hướng Ðạo (1905-1974), thế danh Phan Thị Huệ, xuất gia với Hoà thượng Huệ Pháp, nhận pháp tự Hướng Ðạo, hiệu Kim Sa, pháp danh Trừng Thanh (do ngài Huệ Minh đặt). Nãm 1924, Ni trưởng làm Tự trưởng chùa Diệu Viên. Do thích hoạt động xã hội, Ni trưởng xây các cơ sở từ thiện như cô nhi viện, nhà dưỡng lão, trường sơ học miễn phí, phòng y tế… ngay trong khuôn viên chùa. Ni trưởng tịch nãm 1974, thọ 70 tuổi.
Ni trưởng Diệu Không (1905-1997), thế danh Hồ Thị Hạnh, xuất thân từ một danh gia vọng tộc, mang bản hoài cao rộng, con cụ Hồ Ðắc Trung và cụ bà Châu Thị Lương, tham gia hoạt động Phật sự khi còn là nữ cư sĩ. Ni trưởng xin xuất gia với hoà Thượng Giác Tiên chùa Trúc Lâm, được thọ giới Sa-di Ni năm 1932, pháp tự Diệu Không, nhưng vẫn để tóc mặc áo thế tục làm Phật sự. Nãm 1944, Ni trưởng được thọ Tỳ-kheo Ni giới tại giới đàn Thuyền Tôn. Chí nguyện của Ni trưởng là tham gia hoạt động xã hội, lập chí hướng hành đạo cứu đời, thường tham cứu kinh điển, thông thạo nhiều ngôn ngữ, làm thơ viết văn, dịch kinh, toạ thiền, giúp đời, thuyết pháp, xây chùa, lập trường, độ chúng. Do vậy, khi Ni trưởng viên tịch được Hoà thượng Trí Quang xưng tán bằng bức Ái Ðạo dư hương. Ngày 23 tháng 9 nãm 1997, Ni trưởng viên tịch thọ 93 tuổi với 53 hạ lạp.
Ni trưởng Thể Quán (1911-1982), thế danh Thái Thị Hậu, thuộc dòng dõi Tùng Thiện Vương và Tuy Lý Vương, con gái quan ðầu triều Lại bộ kiêm Binh bộ thượng thư sung Cơ mật viện Ðông các Ðại học sĩ Thái Vãn Toản và cụ bà Nguyễn Phước Như Nguyện. Banđðầu, Ni trưởng xin ở với Ni trưởng Hướng Ðạo ở chùa Diệu Viên, sau 26 ngày, tự tay cắt tóc và được thân phụ gửi vào chùa Khương Ninh ở Ðại Nội. Sau đó, được Ni trưởng Diệu Không giới thiệu, nên người đến xuất gia đầu sư với Ni trưởng Diệu Hương ở Ni viện Diệu Ðức. Năm 1944, Ni trưởng được thọ Tỳ-kheo Ni giới tại giới đàn Thuyền Tôn. Năm 1956, Ni trưởng đến ở chùa Hồng Ân với Sư bà Diệu Không, sau lập Hoàng Mai Tịnh Thất (1958) rồi ở đó với pháp muội Cát Tường. Các Ni trường Diệu Ðức (Thừa Thiên), Diệu Ấn (Phan Rang), Diệu Quang (Nha Trang) đều vẳng tiếng giảng kinh của Ni trưởng. Từ những năm 1968-1972, với chức vụ Ðặc ủy Xã hội, Ni trưởng đã thực hiện các cuộc cứu trợ toàn tỉnh Thừa Thiên. Trong sự nghiệp của Ni trưởng còn có công tác dịch thuật kinh điển, trước tác thơ văn, làm cộng tác viên Nguyệt san Liên Hoa, chủ biên Tập san Giáo dục thiếu nhi Sen Hồng. Ni trưởng tịch ngày 11 tháng 06 năm 1982, thọ 72 tuổi, 38 hạ lạp.
Ni trưởng Thể Thanh (1923-1988), thế danh Công Tằng Tôn Nữ Kim Cúc, năm 17 tuổi xuất gia tại chùa Diệu Viên với Ni trưởng Hướng Ðạo, năm 21 tuổi vào Ni viện Diệu Ðức đầu sư với Ni trưởng Diệu Hương, năm 28 tuổi thọ Tỳ-kheo Ni giới tại giới đàn Hộ Quốc ở chùa Báo Quốc (1949), có pháp danh Tâm Ngọc, pháp tự Thể Thanh. Do tinh nghiêm tu trì giới pháp, từ 1954 Ni trưởng được mời giảng dạy tại Ni viện Diệu Ðức, Diệu Viên (Huế), Diệu Quang (Nha Trang), Phổ Hiền (Cam Ranh). Tác phẩm dịch thuật nổi tiếng của người là Luật Tứ Phần Tỳ-kheo Ni Giới Bổn Lýợc Ký. Ni trưởng tịch vào ngày 8 tháng 4 năm Mậu Thìn (23.05.1988).
Ni trưởng Thể Yến (1908-1989), thế danh Lê Thị Tuyết Sơn, xuất gia năm 18 tuổi, là pháp tử đầu tay của Ni trưởng Diệu Hương khi còn ở chùa Diệu Viên. Năm 20 tuổi Ni trưởng thọ Sa di Ni giới, đến trú tại chùa Khải Ân cùng với Ni trưởng Hướng Ðạo. Năm 27 tuổi, Ni trưởng thọ Tỳ-kheo Ni giới tại giới đàn ở chùa Tịnh Lâm, Bình Ðịnh. Năm 1942, Ni trưởng cùng Ni trưởng Viên Minh ra Bắc dạy giáo lý ở trường Bồ Ðề. Ni trưởng cũng tích cực tham gia công tác từ thiện, năm 1961 lập ký nhi viện Diệu Ðức để nuôi dạy các con em nghèo. Ngày 02 tháng 08 năm 1989, Ni trưởng viên tịch.
Ni sư Trí Hải (1938-2003), thế danh Công Tằng Tôn Nữ Phùng Khánh, xuất thân từ danh gia vọng tộc dòng dõi Tuy Lý Vương. Ni trưởng đã tham gia công tác Phật sự từ khi còn làm cư sĩ, đến năm 1964 xin xuất gia với Ni trưởng Diệu Không ở chùa Hồng Ân. Năm 1970, Ni trưởng được thọ giới Tỳ-kheo Ni tại giới đàn Vĩnh Gia ở Ðà Nẵng. Ni trưởng là người học rộng hiểu nhiều, giảng dạy ở nhiều trường Phật học, tham gia các công tác giáo dục, hoằng pháp, phiên dịch, biên soạn và in ấn kinh ðiển. Ngày 07 tháng 03 năm 2003, Ni trưởng viên tịch, thọ 66 tuổi.
Ðược những bậc thượng thủ Ni giới nhý thế nuôi dưỡng và truyền trao pháp ấn, đến nay, Ni giới tỉnh Thừa Thiên Huế đã lớn mạnh và là một bộ phận cấu thành quan trọng của Phật giáo xứ Huế, với trên 70 ngôi chùa Ni và tịnh thất, có 348 Tỳ-kheo Ni, 112 Thức xoa ma na, 95 Sa di Ni, 120 điệu tập sự. Ni viện Diệu Ðức vẫn là một trung tâm giáo dục của Ni giới tỉnh Thừa Thiên Huế, là cơ sở 2 trường Trung cấp Phật học tỉnh Thừa Thiên Huế, lớp sơ cấp có 85 Ni sinh, lớp Trung cấp có 120 Ni sinh. Trải qua một thế kỷ đầy biến động của Ðạo Pháp và dân tộc trong thế kỷ XX, mà Ni giới có sự phát triển lớn mạnh như ngày nay là một nỗ lực vì sự trường tồn của Ðạo pháp không ngừng nghỉ của chư tôn Thiền ưức, đặc biệt là các Ni trưởng tỉnh Thừa Thiên Huế.
II. Những đóng góp của các bậc Trưỡng lão Ni Thừa Thiên Huế
Những hoạt động trong cuộc đời trụ thế của các Trưỡng lão Ni tỉnh Thừa Thiên Huế từ ngày hình thành đến nay, ngýời đã viên tịch, người còn quảy tích trượng độ sanh, mang giá trị biểu trưng của người phụ nữ Việt Nam, của Ni giới Việt Nam. Những đóng góp của họ có thể được khái quát qua những lãnh vực sau:
1. Giữ gìn mạng mạch chánh pháp và ưu lo trước vận mệnh dân tộc
Mặc dù từ khi du nhập đến thế kỷ XX, Phật giáo vẫn tồn tại liên mạch, nhưng kể từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, vận mệnh dân tộc và sự tồn tại của đạo pháp có những thay đổi lớn, đứng trước những bước ngoặt khó khãn. Ni giới Thừa Thiên Huế ban đầu phần lớn đều xuất thân từ danh gia vọng tộc, có trình độ học vấn cao, có tinh thần cấp tiến trước thời đại mới và lòng yêu nước thương nòi. Những bậc nữ lưu trâm anh này nhận thức được những vấn nạn của thời cuộc, những cuộc cách mạng của các sĩ phu yêu nýớc, của các tổ chức cách mạng đầu thế kỷ XX và hỗ trợ cho cuộc giải phóng ách thống trị, thống nhất và phát triển đất nước. Họ bỏ đời xa hoa phú quý, quyết chí xuất gia truyền trì mạng mạch chánh pháp, dấn thân vào đời sống chánh pháp với chiếc áo nâu sồng, ủng hộ nhiệt thành cho phong trào chấn hưng Phật giáo nửa đầu thế kỷ XX, đòi quyền bình đẳng tôn giáo trong các phong trào đấu tranh bất bạo động của Phật giáo (1963, 1966), duy trì và phát triển Phật giáo sau thời kỳ thống nhất đất nước (1975 đến nay). Ðạo pháp và dân tộc như nước với sữa, duy trì và phát triển được mạch sống của cả hai mới có sự trường tồn. Từ những năm 1926, Ni trưởng Diệu Không đã đọc sách về cách mạng của Gandhi ở Ấn Ðộ, cách mạng Pháp, cách mạng Nga; tham gia Hội từ thiện của Nữ sĩ Ðạm Phương, lập Hội Nữ công lan rộng cả miền trung. Mật thám Pháp từng xem Ni trưởng như người lĩnh xướng phong trào bài ngoại, một tín ðồ Gandhi ở Việt Nam. Hội Lạc thiện của Ni trưởng không những cứu giúp người nghèo mà còn giúp đỡ các nạn nhân trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930-1931).
2. Kế thừa môn phong của Ni giới Phật giáo
Ni giới được hình thành từ thời đức Phật với những Ðại Ái Ðạo Kiều Ðàm Di, Da-du-đà-la… Môn phong của Ni giới được thiết lập vững chắc trong hệ thống tứ chúng hay thất chúng của Phật giáo. Lịch sử Phật giáo Việt Nam cũng lưu dấu không ít các bậc Ðại Ni có những đóng góp tích cực đối với đạo pháp và dân tộc. Tuy nhiên, từ đầu thế kỷ XX cho đến nay mới là một trong những thời kỳ phát triển mạnh mẽ nhất của Ni giới trong dòng lịch sử Phật giáo Việt Nam. Thiết đặt cơ sở tự viện, ni viện, tịnh xá, tịnh thất; đào tạo các bậc anh tài trong Ni giới để gầy dựng một hệ thống Ni bộ ngày nay theo gương sáng của Kiều Ðàm Di là một trong những thành công vĩ đại trong mấy ngàn năm lịch sử Phật giáo. Quý Ni trưởng Diệu Hương, Diệu Không, Thể Quán, Thể Thanh… đều là những vị Giáo thọ đầu tiên đào tạo Ni chúng tại các tự viện cũng như tại các Phật học đường. Họ cũng là những ngýời sáng lập những Ni tự, Ni viện đầu tiên ở miền Trung và miền Nam. Thí như, Ni trưởng Diệu Không đã sáng lập và trùng tu Ni viện Diệu Ðức, Diệu Viên, Khải Ân, Hồng Ân, Kiều Ðàm, Ðông Thuyền… (Huế), Bảo Quang (Ðà Nẵng) Tĩnh Nghiêm (Quảng Ngãi), Diệu Quang (Nha Trang), Ni trường đầu tiên ở Sa Đéc, Ni viện Từ Nghiêm, Dược Sý, Diệu Tràng (Sài Gòn), Diệu Pháp ở Hố Nai (Long Thành). Ðệ tử của quý Ni trưởng đến nay đã có hàng trãm người, đang đóng góp tích cực vào vấn đề giáo dục và phát triển Ni giới Việt Nam.
3. Dấn thân vào Phong trào chấn hưng Phật giáo
Ni giới Thừa Thiên Huế là một trong những thành phần quan trọng, góp phần xây dựng và tạo nên sự thành công của phong trào chấn hưng Phật giáo. Ni trưởng Diên Trường tạo lập chùa Trúc Lâm, rồi thỉnh Hoà thýợng Giác Tiên làm trụ Trì khai sơn, tạo cơ sở cho công cuộc chấn hưng Phật giáo sau này và cũng là tạo cơ sở tu hành đầu tiên của Ni giới thừa Thiên Huế. Ni trưởng Diệu Hương đi đầu trong vai trò đào tạo Ni giới từ thời An Nam Phật học cho đến nay tại các Ni viện Diệu Viên, Diệu Ðức… Tiếp nối công hạnh đó là các Ni trưởng Diệu Không, Thể Quán, Thể Thanh, Thể Yến… Ni trưởng Diệu Không là một trong những đầu mối liên lạc giữa Phật giáo và Triều đình Nhà Nguyễn, Khâm sứ Pháp để thiết đặt pháp lý cho sự ra đời các hoạt động chấn hưng Phật giáo. Ni trưởng cũng hỗ trợ báo Viên âm, tham gia sáng lập nhà in Liên Hoa và Nguyệt san Liên Hoa do Hoà thượng Ðôn Hậu làm chủ nhiệm. Ðặc biệt, khi hồi ức lại trong Ðường Thiền sen nở, Ni trưởng Diệu Không cho rằng chính Phong trào Phật giáo làm bình phong cho phong trào cách mạng (…) Các nhà lãnh ðạo Phật giáo vẫn biết có một số cán bộ cách mạng gia nhập để hoạt động nhưng cũng lo cho họ làm phận sự yêu nước. Ðến nãm 1942, phong trào chín muồi, các nhà cách mạng đi đâu về đâu đều yên ổn, được sự bảo đảm của nhân dân yêu nước. Ngay chính ngày Bảo Ðại thoái vị trong ôn hoà không chảy máu là có vai trò của Phật giáo ở Nội cung.
4. Nêu cao vai trò của Phụ nữ Việt Nam – Ni giới Việt Nam vì Ðạo pháp và dân tộc trong giai đoạn lịch sử đầy cam go – chống Pháp và chống Mỹ cứu nước
Ðọc hồi ký Ðường thiền sen nở của Sư bà Diệu Không, tâm tý và hành động của phụ nữ thượng lưu cũng như Ni giới xứ Huế thời ấy, khiến cho người ta phải khâm phục. Các Ni trưởng cũng như bao người dân khác đều chịu ảnh hưởng nặng nề của những bất công của thời cuộc, nhưng vẫn đau đáu tình người, một lòng vì gia ðình, vì đời vì đạo. Thông minh, thương yêu, đùm bộc, nhẫn nại, chịu thương, chịu khó là những đức tánh cãn bản của người phụ nữ Việt Nam đã được các bậc Trưởng lão Ni Thừa Thiên Huế phát huy triệt để trong giai đoạn chưa xuất gia và trong thời kỳ hành đạo giúp đời. Ðơn cử, Ni trưởng Diệu Không liên hệ với triều đình nhà Nguyễn tác động mật thám Pháp để cứu các Hoà thượng bị thực dân Pháp bắt do bị tình nghi theo Việt Minh. Ni trưởng Diệu Không cùng Ni trưởng Diệu Huệ đã viết ðõn tình nguyện tự thiêu phản ðối chính quyền họ Ngô đàn áp Phật giáo, tham gia tích cực các phong trào đấu tranh của Phật giáo. Ni trưởng Diệu Huệ và Diệu Không đã từng vào Sài Gòn họp báo để từ người con ruột- ông Bửu Hội do ông này theo chính quyền họ Ngô. Hành động vì đạo pháp và dân tộc mà từ con của người mẹ Việt Nam này lúc đó ðã làm rung động hàng triệu trái tim, tạo nên một cơn chấn động lớn. Từ thời trẻ đến khi xuất gia, quý Ni trưởng đều có cảm tình, giúp đỡ và ủng hộ các chiến sĩ cách mạng trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Ni trưởng Diệu Không đã cùng Hòa thượng Trí Thủ, Minh Châu, Nhất Hạnh và cư sĩ Ngô Trọng Anh… xúc tiến việc sáng lập Ðại học Vạn Hạnh, xây dựng cơ sở Kiều Ðàm tại đường Công Lý (nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa). Những năm 60 của thế kỷ XX, Ni giới Thừa Thiên Huế đã góp phần vào sự hình thành hơn 200 trường Bồ đề từ Tiểu học, Trung học, một trường Ðại học Vạn Hạnh, một trường Thanh Niên Phụng sự Xã hội ở Sài Gòn.
5. Thực hiện tinh thần từ bi nhân ðạo hàn gắn những vết thương chiến tranh
Với tình thần từ bi cứu khổ, giải nạn ban vui, các Trưởng lão Ni Thừa Thiên Huế ðã dấn thân tu đạo cứu đời. Quý Ni trưởng trở thành một nhân tố quan trọng trong lãnh vực hoạt động nhân đạo, hàn gắn những vết thương chiến tranh trong cuộc chiến cũng như thời kỳ hậu chiến. Quý Ni trưởng Thừa Thiên Huế đều góp công góp sức vào công tác từ thiện, xây dựng nhiều cô nhi viện, ký nhi viện trên khắp miền trung trong thời kỳ chiến tranh để xoa dịu những nỗi đau thiên tai binh loạn, lo liệu hậu sự cho người mất và nuôi dưỡng những nạn nhân của chiến tranh. Quý Ni trưởng và hàng trãm đệ tử Ni giới đã dang rộng cánh tay từ bi của đạo Phật cứu giúp dân chúng trong cơn chiến loạn của nước nhà. Sau ngày hoà bình lập lại, thống nhất ðất nước, một mặt tự tăng gia sản xuất tự cung tự cấp, một mặt vẫn duy trì các hội từ thiện cứu giúp ngýời nghèo khổ sau chiến tranh và nạn nhân bão lụt thiên tai.
6. Ðóng góp vào sứ mệnh hoà bình và xây dựng phát triển đất nước
Những biến động lịch sử dân tộc và đạo pháp trong cơn binh lửa rồi cũng đi qua. Ðất nước đi vào giai đoạn thống nhất, tái thiết và phát triển. Ðạo pháp cũng có bước chuyển mình mới sau gần một phần ba thế kỷ vận động và phát triển qua nhiều chế độ khác nhau. Quý Ni trưởng đã hỗ trợ việc vận động và thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, mở trường Cao cấp Phật học ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, các trường Trung cấp Phật học. Ni trưởng Diệu Không là một trong những Ðại biểu của Ðại hội Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam lần đầu sau thời kỳ thống nhất đất nước tại Hà Nội. Sau đó, một số Ni trưởng cũng tiếp bước tham dự vào các tổ chức xã hội như Ủy ban Mặt trận, các tổ chức từ thiện trong và ngoài nước, các hội khuyến học, xây dựng nhà trẻ, mở các lớp học tình thương, tăng gia sản xuất. Ðó là những công tác mang ý nghĩa đoàn kết, ổn định và hỗ trợ dân sinh, phát triển dân trí.
7. Trở thành bậc long tượng của Ni giới Việt Nam trong thế kỷ XX
Ðúc kết sau một thế kỷ hình thành và phát triển của Ni giới Việt Nam, thời kỳ xuất hiện của Ni giới Thừa Thiên Huế cũng là thời kỳ xuất hiện của Ni giới Việt Nam. Những bậc nữ lưu – Ni giới ấy đã một lòng chung tay nhau, sát cánh chư tôn thiền đức Tãng và đồng bào Phật tử đưa Phật giáo vượt qua những thử thách của các cuộc binh lửa và kỳ thị tôn giáo trước nãm 1975. Họ đã góp phần vào sự phát triển ngày càng lớn mạnh của hệ thống Ni giới Việt Nam như ngày nay với hàng trăm ngôi tự viện, Ni viện, các Phật học đường; hàng ngàn Tỳ-kheo Ni. Với những công hạnh của mình, các Trưỡng lão Ni Thừa Thiên Huế có thể được xem là những biểu tượng, bậc long tượng của Ni giới Việt Nam thế kỷ XX.
III. Phát huy tinh thần của Ni giới Phật giáo Huế trong công cuộc phát triển Ðạo pháp và đất nước nhìn từ thập niên đầu thế kỷ XXI
Nhìn lại công hạnh của các Trưởng lão Ni thế kỷ XX, và trong tình hình thập niên đầu thế kỷ XXI ngày nay chẳng có điều kiện thời thế tạo anh tài, nên khó có thể xuất hiện ngay những bậc Ni giới tài ba có hoạt động đa năng và toàn diện như trước đây. Nhưng, những công hạnh của các Trưởng lão Ni đã theo pháp thân Như Lai Phân thân vô số, biến thập phương sát trong sự sống của hàng ngàn hậu bối Tỳ-kheo Ni Việt Nam và phụ nữ Việt Nam. Mỗi người trong Ni giới Việt Nam sẽ là một công hạnh Bồ tát được gieo trồng bởi chư Tãng Ni tiền bối. Ðó mới là đạo Phật, mới là sự thỏa nguyện khi các bậc Trưởng lão Ni quảy dép về Tây. Những anh tài Ni giới ngày nay đầy đủ và ngày càng tạo ra sức mạnh mới của Ni giới Việt Nam góp phần vào sự xương minh của Ðạo pháp và phát triển của đất nước. Họ ðang tiếp bước Kiều Ðàm Di, tiếp bước Diệu Nhân, và tiếp bước các Trưởng lão Ni để hành đạo cứu đời với tâm hồn của ngýời mẹ, ngýời phụ nữ Việt Nam, của đức Quán Thế Âm Bồ tát.
Trước xu thế hội nhập thế giới của đất nước và quan hệ quốc tế rộng lớn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ni giới Thừa Thiên Huế cũng như Ni giới Việt Nam cũng gặp không ít khó khãn, dị đồng và ngã rẽ. Ðể phát triển bền vững, không gì khác hơn là đoàn kết, sống đời hoà kỉnh, từ bi sáng suốt, tiếp tục thực hiện công hạnh truyền thống của chư Ðại trưởng lão Ni mang bản sắc con Lạc cháu Hồng, tinh thần dân tộc, yêu nước; tiếp thu và phát huy vai trò của Ni giới Việt Nam – Phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới, xứng đáng một trong hai thành phần quan trọng của dân tộc, nhân loại và đạo pháp.
(*) Trích tham luận Hội nghị Nữ giới Phật gio thế giới lần thứ XI tại Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Chú thích:
1. Tham luận gửi Hội Nghị Nữ giới Phật giáo thế giới lần thứ 11 tại Việt Nam, được tổ chức từ ngày 28 tháng 12, năm 2009 đến ngày 03 tháng 1 nãm 2010; tại Hội trường Nhà Văn hoá Truyền thống Phật giáo Tp. Hồ Chí Minh – chùa Phổ Quang, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Mạnh Thát, Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập I, Nxb. Thuận Hoá, Huế, 1999.
2. Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận, tập III, Nxb. Lá Bối.
3. Thích Hải Ấn & Hà Xuân Liêm, Lịch sử Phật giáo xứ Huế, Nxb. Vãn hoá Sài Gòn, 2006.
4. Thích Như Nguyệt (chủ biên), Hành trạng chý Ni Việt Nam, Nxb. Tôn giáo, hà Nội, 2007.
5. Lê Ngân – Hồ Ðắc Hoài, Ðường Thiền Sen nở, hồi ký của Sư bà Thích Nữ Diệu Không, Nxb. Lao Ðộng, Trung Tâm Vãn hoá Ngôn ngữ Ðông Tây, Hà Nội, 2009.
6. Giáo hội Phật giáo Việt nam, Tỉnh Hội Phật giáo Thừa Thiên Huế, Kỷ yếu Tang lễ Ni trưởng Thích Nữ Diệu Không, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội, 1999.
7. Tài liệu Thành kính tưởng Niệm cố Ðại Ni Thích Nữ Thể Quán Giám luật Ni bộ Bắc tông GHPGVN. BTT của môn đồ nhân dịp chung thất cố Ðại Ni (1982).
8. Lê Cung, Phong trào Phật giáo miền nam Việt Nam năm 1963, Nxb.Ðại học Quốc gia Hà Nội, 1999;
9. Nguyễn Ðại Ðồng, PhD. Nguyễn Thị Minh, Phong trào chấn hưng Phật giáo, tư liệu báo chí Việt Nam từ 1927-1938, Nxb.Tôn giáo, Hà Nội, 2008;
10. Nguyễn Ðắc Xuân, 700 nãm Thuận hoá Phú Xuân Huế, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, 2009.