Mười hai năm sau, bà bắt đầu đi dạy, bà thành lập nhiều trung tâm cho pháp học và pháp hành ở nhiều ngôi chùa, và cuối cùng dưới sự bảo trợ của Hoàng gia, bà thành lập hội Tâm lý trị liệu và hội nghiên cứu Phật giáo ở Wat Sraket ở Thái Lan. Mặc dù ở tuổi bảy mươi vào khoảng cuối cuọảc đờiụ, bà vẫn đi dạy và những đệ tử của bà tiếp tục sứ mệnh truyền bá pháp hành.
Wat Sraket là một hòn đảo êm ả, có những phòng ốc và tịnh viện thoáng mát ở trung tâm của Thái Lan. Viếng thăm thiền sư Achaan Naeb là một cơ duyên để thính pháp rõ ràng và trực tiếp.
Trước tiên bà dạy hành giả ngồi thoải mái sau đó khuyên hành giả không nên nhúc nhích. Dĩ nhiên không bao lâu, hành giả tự động bắt đầu chuyển đổi oai nghi. "Hãy kiên nhẫn chịu đựng nó. Tại sao quý vị nhúc nhích, lúc này đừng có nhúc nhích". Lời dạy của thiền sư chỉ trực tiếp vào nguyên nhân đau khổ rõ nhất, thân thể chính của chúng ta. Nếu đơn thuần chúng ta vẫn duy trì và cố kiềm chế không cho thân nhúc nhích, cuối cùng thì đau nhức tăng thêm cho nên chúng ta phải thay đổi oai nghi. Suốt ngày hầu hết tất cả công việc của chúng ta diễn ra cùng hình thức với nhau. Sau khi thức giấc, chúng ta tỉnh táo và đi xuống phòng tắm vệ sinh. Sau đó chúng ta ăn sáng. Sau nữa chúng ta ngồi xuống để thư giãn và đứng lên. Tiếp theo chúng ta đọc sách hay nói chuyện hoặc xem TiVi để làm lãng quên đi niềm đau tâm phiền não của chúng ta. Tiếp theo chúng ta nhúc nhích một lần nữa để làm thư giãn sự khó chịu khác. Mỗi sự chuyển động. Mỗi việc làm đều không mang lại niềm hạnh phúc nhưng để làm thư giãn sự đau khổ, không thể tránh được mà nó sinh ra trong thân thể. Phương pháp của thiền sư Achaan Naeb giản dị, nhìn vào nhân quả của đau khổ trong công việc và đời sống hàng ngày.
Ý niệm rõ về phương pháp này là lối đi vào trực tiếp để chấm dứt đau khổ và đây là hạnh phúc của bậc giác ngộ.
Achaan Naeb sắp đặt một số vấn đề Phật pháp quan trọng khác nữa. Trước tiên, bà nhấn mạnh rằng, hành giả phải có chánh kiến trước khi thực hành. Bà dạy rằng việc thành lập con đường trung đạo thì rất khó khăn. Không có chánh kiến và sự nhận thức, thì trí huệ sẽ không phát huy được. Chánh kiến này là sự hiểu biết, làm thế nào nhận thức tâm và vấn đề cho đứng đắn. Ðiều đó cũng có thể hiểu là những phiền não phát sanh ra sao từ ái dục và có thể phân biệt giữa sự hiểu biết rõ ràng về những đề mục hiện tại, đó là thực hành đúng, và nếu hành giả tu tập cho tâm an chỉ định, đó là thực hành chưa chuẩn.
Bà nhấn mạnh đến sự phân biệt giữa thiền chỉ và thiền quán. Bất cứ sự dính mắc nào đến an chỉ định hay sự luyện tập không có phương pháp thì được xem đó là điều cản trở cho trí tuệ phát sinh. Chỉ có thiền quán mới đi đến sự quán chiếu trực tiếp bản chất thân tâm trong giờ phút hiện tại. Không có ráng sức quá độ mà cũng không nhập định, điều đó thì thích hợp cho người tu thiền quán. Thay vì chúng ta cố nài để nhận biết được thân tâm một cách trực tiếp khi chúng xuất hiện trong mọi oai nghi. Chúng ta sẽ thấy rõ làm sao đau nhức và khổ đau chạy khắp châu thân xuyên qua những hành động hàng ngày. Chúng ta cũng sẽ biết làm sao cho thân tâm tách rời nhau, hiện tượng rỗng tuếch thì thay đổi liên tục.
Thiền sư Achaan Naeb dạy, chỉ xuyên qua sự chú niệm trực tiếp thân và tâm thì đó là thực hành thiền quán để trí tuệ phát sanh. Bà nhấn mạnh duy nhứt chỉ có Phật giáo mới đề cập đến Tứ niệm xứ như một con đường đi đến giác ngộ. Bà nhấn mạnh rằng không có con đường nào khác phải đi cả, đơn thuần chỉ tu tập theo dõi giây phút hiện tại, đặc biệt là thân tâm, và tại sao chúng ta di chuyển khi chúng ta làm.
Achaan Naeb khuyến khích chúng ta lắng nghe với sự hiểu biết để chúng ta có thể đạt được trí tuệ. Bà dạy: "Nghe với sự hiểu biết nghĩa là chúng ta lắng nghe mà không có những tư duy và ý kiến nào nhận thức trước cả.
Nếu chúng ta lắng nghe với tâm cố chấp, thì những tư duy và ý kiến nhận thức trước của chúng ta sẽ bị che giấu, chân lý không thể hiển hiện, và đó là lý do chúng ta sẽ quên đi sự thành đạt trí tuệ. Những thứ này chúng ta nên để qua một bên, và chúng ta nên lắng nghe với tâm cởi mở và không nên suy nghĩ về những gì thầy của chúng ta đã dạy trước đây. Vả lại, chúng ta không nên suy nghĩ về người nói; anh ấy là ai, trong bất cứ trường hợp nào anh ấy là thầy chúng ta, và không cố chấp bất cứ thành kiến nào ngược lại anh ta. Chúng ta phải lắng nghe với tâm hồn cởi mở và cố tìm ra những gì người ta đã nói hợp lý, và những gì người ta nói dẫn chúng ta đi đến sự giác ngộ".
Một số trung tâm thiền ở Thái Lan (và cũng như Miến Ðiện) dạy theo phương pháp này, và nhiều người phương Tây đến viếng thăm và thực hành đã đạt được trí tuệ giải thoát.
Theo: Những vị thiền sư đương thời
Người dịch: Tỳ khưu Thích Thiện Minh
Nguồn: Buddha Sasana