– Tự Viện: 900 ngôi chùa. Trong đó: Chùa có sư trụ trì: 160 ngôi, chùa có sư kiêm nhiệm: 41 ngôi.
– Việc xuất gia tu học, tạm trú và nhập khẩu tại các tự viện luôn được tiến hành 1 cách hiệu quả. Thông qua việc thống kê, đã giúp cho các cấp Giáo hội cũng như địa phương quản lý Tăng Ni tự viện được dễ dàng, góp phần củng cố công tác tổ chức Tăng Ni tại các cơ sở tự viện có tinh thần đoàn kết trong Giáo hội.
Nhằm hợp thức hóa và công nhận Tăng Ni là thành viên của Giáo hội, theo đề nghị của các Tăng Ni, Ban Tăng sự tỉnh hội đã lập hồ sơ đề nghị TƯGH cấp chứng điệp thụ giới cho các giới tử, cấp Chứng nhận An cư kết hạ và chứng nhận Tăng Ni cho các vị Tăng Ni hiện chưa có.
Để tăng trưởng giới thân huệ mạng, trang nghiêm ngôi Tam bảo, tạo điều kiện cho Tăng Ni thọ giới tu học, hành đạo, đầu năm 2009, BTS tỉnh hội đã Tổ chức đại giới đàn Trúc Lâm để trao truyền Giới pháp cho 40 vị giới tử đăng đàn thụ giới Tỷ khiêu và Sadi
2. Công tác an cư kết hạ:
Theo truyền thống, hàng năm vào ba tháng mùa mưa Tăng Ni đều tập trung an cư kiết hạ để trưởng dưỡng đạo tâm, trang nghiêm Giáo hội, giữ gìn quy củ tùng lâm, phát triển Tam vô Lậu học, lợi lạc quần sanh. Năm nay, tỉnh hội Phật giáo Hải Dương tiếp tục tổ chức 2 cơ sở an cư kết Hạ tại chùa Đông Thuần và tổ đình Đống Cao cho Tăng Ni trong tỉnh và một số vị Tăng Ni tỉnh ngoài về an cư với tổng số Hành giả an cư của cả 2 cơ sở là: 225 vị Tăng Ni
Để làm cơ sở tu hành, chứng minh hạ lạp cho Tăng Ni, Ban Tăng sự tỉnh hội lập hồ sơ đề nghị TƯGH cấp Chứng điệp Kiết hạ cho Tăng Ni an cư lần đầu.
Chương trình sinh hoạt của các Trường hạ tương đối đồng đều và phong phú như Ban Giảng huấn các Trường hạ tổ chức giảng dạy với nội dung Kinh, Luật, Luận trong 3 tháng an cư như sau:
– Về kinh: Thuyết giảng kinh Lăng Nghiêm
– Về luật: Thuyết giảng bộ luật Tứ phận như thích.
– Về luận: Thuyết giảng Kinh Pháp bảo đàn và hộ pháp luận.
Ngoài ra, Ban Chức sự 2 Trường hạ đã mời đại diện Sở Nội vụ – Ban Tôn giáo, Mặt trận Tổ quốc, Ban Tuyên giáo tỉnh, thành phố đến trình bày một số vấn đề liên quan đến Tôn giáo, tình hình thời sự trong và ngoài nước để Tăng Ni được am tường, nhằm thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Luật pháp hiện hành với nội dung cụ thể là Luật di sản văn hoá và luật an toàn giao thông.
3. Công tác Bổ nhiệm trụ trì :
Để công tác điều hành quản lý cơ sở sinh hoạt tín ngưỡng tại các Tự viện trong toàn tỉnh được đều khắp, thông qua ý kiến của Ban tăng sự Tỉnh hội, sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng, Ban Trị sự các Tỉnh, Thành hội Phật giáo đã bổ nhiệm trụ trì cho các vị Tăng Ni có đủ điều kiện đi trụ trì các cơ sở của Giáo hội tại các huyện, thành phố là 16 trường hợp.
Cũng trong công tác này tỉnh hội cũng đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ và tiếp nhận các vị Tăng ni từ tỉnh ngoài về tiếp tục sinh hoạt và trợ giúp Phật sự.
4. Tình hình sinh hoạt Tăng Ni, Tự viện :
Trong năm 2009, tình hình sinh hoạt của Tăng Ni, Tự viện trong toàn tỉnh, nhìn chung tương đối ổn định, đoàn kết, hoà hợp, thực hiện tốt bổn phận của công dân đối với xã hội, làm Tốt đạo – Đẹp đời, thực hiện hữu hiệu phương châm hoạt động của Giáo hội: “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”, góp phần trang nghiêm và phát triển Giáo hội trong lòng dân tộc. Tuy nhiên, vẫn còn một số rất ít Tăng Ni, cơ sở Tự Viện sinh hoạt chưa được đoàn kết thật sự, một số hình thức sinh hoạt chưa đúng Chính pháp và Luật Phật đã gây ra những phức tạp, khó khăn, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt Phật xã hội của Tăng Ni trong tỉnh
5. Hoạt động của Ban giáo dục Tăng Ni:
Tỉnh hội hiện có 44 vị theo học chương trình năm thứ 4 trường TCPH tại tỉnh nhà với thành tích rất khả quan và đang trong quá trình ôn thi tốt nghiệp, đồng thời bồi dưỡng kiến thức cho Tăng Ni đủ điều kiện thi vào Học viện Phật giáo Viêtk Nam tại Hà Nội khoá học 2010.
Các vị Tăng Ni đang theo học tại các trường Cao đẳng và học viện PG vẫn tiếp tục và đạt được nhiều thành quả. Có 7 vị thi đỗ và nhập học tại Học viện PG TPHCM (1 vị), Học viện PG Huế (6 vị)
Thường trực Tỉnh hội tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi cho 1 vị Ni hiện đang du học tại Ấn Độ, 1 vị du học tại Đài Loan.
6. Hoạt động của Ban hoằng Pháp:
Với đội ngũ Tăng Ni sinh trẻ và nhiệt huyết, các Hoằng pháp viên thuộc Ban Hoằng pháp BTS tỉnh hội đã tham gia công tác thuyết giảng tại các Đạo tràng, hướng dẫn Phật tử tu tập Bát Quan trai, giảng dạy các lớp giáo lý tại địa phương tương đối đồng đều và đều khắp, giúp cho các giới Cư sĩ, Phật tử tại gia có điều kiện tu tập.
Kết hợp với khoá an cư tu học hàng năm, chương trình thuyết giảng Phật pháp tại các lớp giáo lý, các giảng đường lớn như đạo Đạo tràng Chùa Đông Thuần, chùa Đống Cao được Ban Hoằng pháp tỉnh hội và chư tôn đức Tăng Ni tại trụ xứ thực hiện liên tục và phát triển đồng bộ từ hình thức đến nội dung mỗi điểm giảng trung bình có từ 300 đến 500 Phật tử thính pháp vào các ngày thứ 5 và CN hàng tuần. Qua mỗi buổi giảng pháp Ban hoằng pháp cũng nhận thấy có nhiều đoàn Phật tử đến từ các địa phương trong tỉnh như Kim Thành, Nam Sách, Kinh Môn, Thanh Hà, Tứ Kỳ, Gia Lộc, Chí Linh… về thăm viếng trường hạ và tuỳ hỷ việc nghe pháp.
Ngoài ra, tại các chốn Tổ đình tự viện trong tỉnh vẫn tiếp tục duy trì củng cố và phát huy lịch thuyết giảng Giáo lý Phật giáo cho tín đồ Phật tử trong khu vực như; Chùa Đống Cao thuyết giảng vào ngày 1, 13 và 28 hàng tháng, chùa Linh Thông thuyết giảng vào các ngày 8, 23, chùa Phong Hanh thuyết giảng vào các ngày 14 và 30. Bên cạnh đó các chùa còn kết hợp thuyết giảng vào các ngày Đại lễ Phật đản, vía Phật, Vu Lan và các ngày huý nhật chư vị Tổ Sư mỗi buổi thu hút từ 200 – 350 tín đồ thính pháp.
Đầu tháng 11/2009, Với mục đính: Nâng cao hơn khả năng chuyên môn và kỹ năng, phương thức Hoằng pháp trong bối cảnh đất nước đang phát triển trên mọi kĩnh vực của cuộc sống, nhằm đem lại sự an lạc, hạnh phúc trong đời sống hiện tại, góp phần xây dựng xã hội ngày một văn minh tiến bộ, nhằm bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng Hoằng pháp của Tăng Ni sao cho phù hợp với thời đại mới; Xây dựng lực lượng Hoằng pháp viên dấn thân trên tinh thần ‘ Phật pháp bất ly thế gian giác"; BTS tỉnh hội phối hợp với Ban hoằng pháp tổ chức cho Tăng Ni tham gia khoá bồi dưỡng nghiệp vụ hoằng pháp khu vực phía Bắc được TWGHPGVN tổ chức tại Hải Phòng, khoá học đã thu được nhiều kết quả tốt đẹp.
Nhìn chung, công tác Hoằng pháp hiện nay không những thực hiện đúng theo tôn chỉ và mục đích của chánh pháp, mà còn được vận dụng một cách “khế lý, khế cơ” vào hiện thực cuộc sống trên hai phương diện lý thuyết và thực hành, giúp cho đời sống tâm linh của những người đệ tử Phật ngày một thăng hoa. Tuy nhiên, với những ưu điểm và thành quả đạt được, mối ưu tư nhất mà Ban Hoằng pháp chưa đáp ứng được là vấn đề phân bổ các Giảng sư đến thuyết giảng tại các huyện vùng sâu, vùng xa vì nhiều lý do khác nhau. Ban Hoằng pháp sẽ khắc phục và nỗ lực thực hiện, nhằm từng bước đáp ứng yêu cầu cấp thiết này trong điều kiện và khả năng cho phép, đồng thời còn phải nhờ sự quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi của các cơ quan hữu quan trong thời gian tới.
7. Hoạt động của Ban Hướng dẫn Phật tử:
Trong thời gian qua Phật tử Hải Dương sinh hoạt Phật giáo ngày càng đi vào nề nếp, quy củ. Đây chính là phương thức phát huy chính tín và đẩy lùi mê tín dị đoan cùng tà đạo. Mỗi nội dung triển khai đến Phật tử đều được cụ thể hoá và gắn liền tại mỗi cơ sở tự viện của Giáo hội, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Tăng Ni Phật tử ngày càng có nề nếp. Cụ thể như
Chùa Đống Cao tiếp tục duy trì và phát triển đạo tràng Tịnh nghiệp thọ bát quan trai vào ngày 13, 28 hàng tháng với sự tham dự của trên 300 Phật tử sinh hoạt thường xuyên. Chùa Linh Thông phát triển đạo tràng Tịnh độ với 400 Phật tử tham dự vào ngày 8, 23 hàng tháng. Chùa Phong Hanh, chùa Kim Liên duy trì hoạt động của đạo tràng Pháp Hoa; chùa Đông Thuần, chùa Ngọc Uyên với đạo tràng Tịnh Độ; chùa Yên Nhân thành lập đạo tràng Trúc Lâm Vĩnh Khánh, chùa Phú Khê phát triển đạo tràng An Lạc, chùa Bung (Nghiêm Quang) – thị trấn Gia Lộc phát triển lớp thanh thiếu niên Phật tử với 200 đoàn sinh tham dự học giáo lí và sinh hoạt vào các tối thứ 7 hàng tuần. Chùa Đồng Gia duy trì phát triển đội ngũ Gia đình Phật tử Hưng Long với con số lên tới 120 đoàn sinh của Gia đình Phật tử, Chùa Bụt dẫm (Phật tích) duy trì và phát triển đạo tràng Linh Quang, sinh hoạt vào ngày 23 hàng tháng với số lượng Phật tử và 300 vị….
Các chùa trong và ngoài tỉnh duy trì và phát triển các tổ tụng kinh như chùa Tâng Thượng, chùa Cảnh Linh, chùa Toại An, chùa Cương Xá, Hào Xá, Cửu Phẩm, Chùa Linh Sơn Vạn Phúc, chùa Vo, chùa Thanh Liễu…..
Các giới đàn truyền thụ Tam quy, ngũ giới đã được phát triển cả về số lượng cũng như chất lượng Phật tử. Phần đông tín đồ Phật tử các giới đã nhận thức được sâu sắc trách nhiệm và bổn phận của mình đối với Đạo pháp và xã hội, hộ trì chính pháp và đoàn kết thân hữu tương trợ lẫn nhau.
8. Hoạt động của Ban Nghi lễ:
a. Đại Lễ Phật Đản PL. 2553:
Theo tinh thần thông bạch của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, V/v hướng dẫn tổ chức Đại lễ Phật đản PL. 2553, qua đó, TT Ban Trị sự tỉnh hội cùng với sự hỗ trợ Nghi lễ của Ban Nghi lễ đã tổ chức trang nghiêm, trọng thể Đại lễ Phật đản, đạt kết quả như sau:
Toàn tỉnh có 12 Lễ đài tập trung cấp huyện TP được các Ban Đại diện Phật giáo thuộc tỉnh đều tổ chức Lễ đài tập trung. Trung bình tại mỗi lễ đài tập trung đông đảo Tăng Ni, tín đồ Phật tử tham dự.
Tại các đại lễ đều tổ chức chương trình văn nghệ với nội dung “Kính mừng Phật đản”; thuyết giảng về Lịch sử Đức Phật hoặc ý nghĩa Phật đản sinh. Ngoài ra, tại các Tự viện đều thiết lập vườn Lâm Tỳ Ni lễ đài Phật đản, tái hiện lại ngày Đức Phật đản sinh và treo cờ, đèn hoa rực rỡ. Đại lễ Phật đản cấp tỉnh được tổ chức vào ngày 13/4/ Kỷ Sửu với sự tham gia đóng góp tâm lực, tài lực của toàn thể Tăng Ni trong tỉnh, sự tham dự của chính quyền địa phương các cấp cùng với hàng ngàn tín đồ Phật tử
b. Lễ Tưởng niệm
Để tưởng nhớ đến các bậc tiền bối hữu công, Ban Trị sự Tỉnh hội, các Ban đại diện và các cơ sở Tự, Viện đã tổ chức lễ tưởng niệm Chư Tôn đức Tăng Ni thành viên Ban Trị sự, giáo phẩm tại địa phương rất trang nghiêm trọng thể, thể hiện trọn vẹn tinh thần tri ân và báo ân của người con Phật.
Ngày 16/11 (âm lịch) BTS tỉnh hội phối hợp với Chư tăng Tổ đình Đống Cao tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 701 năm ngày Phật Hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn. Buổi lễ diễn ra trang trọng, tôn vinh đức Phật hoàng Trần Nhân Tông – một vị vua anh minh, lỗi lạc, yêu nước, thương dân; vị anh hùng dân tộc đã hai lần lãnh đạo quân dân Đại Việt bảo vệ thành công sự độc lập, toàn vẹn Tổ quốc trước sự xâm lược của phong kiến phương Bắc. Đối với đạo pháp, vua Trần Nhân Tông là một vị vua từ bỏ Ngai vàng để đi tu và đắc đạo, thống nhất được Phật giáo Việt Nam bấy giờ và hình thành tổ chức Giáo hội Trúc Lâm mang đậm nét Việt Nam.
c. Đại Lễ Cầu siêu:
Nhân dịp kỷ niệm 27/7 – ngày thương binh liệt sỹ, TT Ban trị sự tỉnh hội phối hợp với Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đoàn thanh niê, Sở Lao động thương binh xã hội tỉnh, Ban chức sự cùng đông đảo Tăng Ni 2 trường hạ đã trọng thể tổ chức “Đại lễ cầu siêu thắp nến tưởng niệm anh linh các anh hùng liệt sĩ vì nước quên mình tại nghĩa trang liệt sỹ TP Hải Dương” vào ngày 26/7;
Chư Tăng tổ đình Đống Cao nhận lời mời cùa nhà tài trợ kết hợp với Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh Kiên Giang, tổ chức Đại lễ Cầu siêu và truy niệm anh linh các anh hùng liệt sĩ, chiến sỹ cách mạng, bộ đội, tù nhân chính trị, tù binh vượt ngục đã hy sinh tại nghĩa trang huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang theo nghi thức Phật giáo cổ truyền miên Bắc.
Ban chức sự Hạ trường tổ đình Đống Cao nhận lời thỉnh cầu của các vị trụ trì tại 2 địa phương: huyện Chí Linh (Sư cô Thích Diệu Khải Đoan) và huyện Gia Lộc ( Đại đức Thích Thanh Hoà) đã cử Tăng Ni hạ trường về tổ chức thành công 2 đại lễ cầu siêu Anh hùng liệt sỹ tại nghĩa trang của 2 thị trấn Gia Lộc với chi phí 40 triệu, TT Sao Đỏ với chi phí trên 100 triệu đồng.
Tại các huyện và TP, Ban Đại diện PG đã phối kết hợp với chính quyền đại phương tổ chức Đại Lễ cầu siêu, trai đàn chẩn tế, truy niệm anh linh các anh hùng Liệt sĩ, đồng bào tử nạn, chư hương linh quá vãng tại các đạo tràng; đặt vòng hoa, thắp hương, đốt nến tưởng niệm tại các nghĩa trang, đài liệt sĩ, tượng đài các anh hùng liệt sĩ một cách trang nghiêm, trân trọng nhân dịp đón xuân Kỷ Sửu, Đại Lễ Phật đản, Đại lễ Vu Lan Báo hiếu và ngày Kỷ niệm Thương binh Liệt sĩ (27/7).
d. Đại lễ Vu Lan – Báo Hiếu:
Trên tình thần tri ân, báo ân của người con Phật, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam, TT Ban trị sự đã chỉ đạo cho Ban chức sự 2 hạ trường, các tổ đình tự viện tổ chức Đại lễ Vu Lan Báo hiếu PL.2553 một cách trang nghiêm, trọng thể, trong tinh thần đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã khuất và những người còn sống, bằng các hoạt động cụ thể, thiết thực như: Tổ chức lễ cầu siêu bạt độ chư hương linh, chẩn tế, lễ dâng pháp y, cúng dường trai tăng, tổ chức lễ cài bông hồng, thuyết giảng ý nghĩa Vu lan, các chương trình văn nghệ với chủ đề Vu lan Báo hiếu, suối nguồn phụ mẫu, thăm tặng quà người già tàn tật cô đơn, chăm sóc nuôi dưỡng bà Mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình Liệt sĩ, người nghèo khó, tàn tật và đặt vòng hoa tưởng niệm tại các nghĩa trang, đài liệt sĩ, tượng đài v.v… trong ý nghĩa tình người, tình đạo của dân tộc và Phật giáo Việt Nam. Tất cả các hoạt động trên đều phù hợp với nghi lễ Phật giáo và phong tục địa phương.
e. Lễ hội Phật giáo :
Trong cuộc sống, ngoài nhu cầu vật chất, nhu cầu về đời sống tâm linh cũng không thể thiếu. Để đáp ứng nhu cầu tâm linh của người Phật tử, ngoài các nghi lễ cầu an đầu xuân – tết Nguyên đán, lễ cúng rằm tháng giêng, Phật đản, lễ Vu lan Báo hiếu ngày rằm tháng 7 – ngày xá tội vong nhân, ngày đền ơn đáp nghĩa, Lễ Phật xuất gia, Thành đạo, nhập Niết bàn, các lễ hội truyền thống dân gian nhưng mang đậm nét tinh thần Phật giáo hòa quyện với dân tộc như nghi thức Cầu Siêu, cầu An, Mông sơn Thí thực, lễ rước nước, lễ hội Hoa đăng…. cũng được tổ chức theo từng địa phương và tại các Tự viện. Để đạt được những điều này, Ban Nghi lễ tỉnh hội Phật giáo Hải Dương cũng như các tổ đình tự viện đã tổ chức các buổi lễ mang tính truyền thống Phật giáo.
Nhân kỷ niệm lần thứ 675 Đệ tam thánh Tổ Huyền Quang Tôn Giả, Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Khoa học Xã hội phối hợp với Ban Trị sự Phật giáo Tỉnh đã tổ chức Hội thảo khoa học về thân thế sự nghiệp của Ngài tại chùa Côn Sơn. Có hơn đông đảo đại biểu tham dự, với nhiều bài tham luận có giá trị, có 09 bài tham luận được trình bày tại Hội thảo.
9. Hoạt động văn hoá, xây dựng chùa cảnh:
Với nhận thức chùa là cơ sở, là kho tàng di sản vô giá, là văn hóa vật thể của Giáo hội và của dân tộc, là môi trường rèn luyện đạo đức cá nhân, là giá trị nghiên cứu khoa học và giáo dục truyền thống yêu quê hương đất nước rất sâu sắc, với kiến trúc nghệ thuật văn hóa lâu đời, nên các vị trụ trì cùng Tăng Ni, Phật tử đều nỗ lực trùng tu, giữ gìn ngôi Tam bảo và xây mới các công trình, do vậy kinh phí trùng tu xây dựng các tự viện trung bình từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng.
Cụ thể: Chùa Đống Cao xây dựng khu Tăng xá với giá trị công trình gần 1 tỷ đồng, chùa Kẻ sặt ( Bình Giang) 20 tỷ đồng, chùa Hoà Loan ( Bình Giang) 2 tỷ đồng, …..
Các Khu di tích đặc biệt quan trọng cấp Quốc gia như chùa Côn Sơn, chùa Thanh Mai, chùa Yên Ninh ( Nam sách) tiếp tục được Bộ Văn hoá, UBND tỉnh đầu tư xây dựng với giá trị hàng chục tỷ đồng.
Đầu năm 2009, được sự chấp thuận của các cấp chính quyền, chùa Cương Xá, chùa Đỗ Xá (TP Hải Dương), Chùa Tiền ( Thắng Minh tự – Cẩm Giàng) khởi công xây dựng với giá trị đầu tư từng công trình cụ thể: chùa Đỗ Xá trên 500 triệu, chùa Cương Xá tổng dự án trên 10 tỷ đồng, Chùa Tiền tổng dự án lên đến trên 8 tỷ…
10. Hoạt động của Ban Từ thiện xã hội:
Với chức năng và nhiệm vụ được phân công, các thành viên của Ban TTXH đã nỗ lực hoạt động, đem lại hiệu quả cao cho công tác từ thiện xã hội của tỉnh hội Phật giáo Hải Dương năm 2009 như sau:
a. Tư vấn, tuyên truyền và vận động Hiến máu nhân đạo:
Hoạt động truyền thông hiến máu nhân đạo, phát tờ rơi, tư vấn sức khỏe, được Ban Từ thiện Ban Trị sự tỉnh hội phối hợp với Ban chức sự Hạ trường tổ đình Đống Cao triển khai có kết quả được Tăng Ni, Phật tử các đạo tràng tích cực hưởng ứng.
b. Các công tác từ thiện khác:
Thể hiện lòng từ bi của người con Phật, tình đồng bào dân tộc, Tăng Ni, Phật tử toàn tỉnh đã nhiệt liệt hưởng ứng các phong trào ích nước lợi dân, mua công trái xây dựng tổ quốc, ủng hộ quỹ đền ơn đáp nghĩa, xây dựng hàng chục nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đoàn kết, tặng xe lăn, khoan cây giếng, ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam, xe đạp tình thương, ủng hộ Quỹ Bảo thọ…. Tính đến nay, Tăng Ni Phật tử Hải Dương đã thực hiện được trên 300 triệu đồng.
11. Hoạt động của Ban Phật giáo quốc tế:
Từ ngày 12 đến ngày 18/6/2009, đáp lời thỉnh cầu của tín đồ Phật tử (Công Ty TNHH Thái Anh), TT Thích Thanh Vân – Trưởng Ban trị sự kiêm trưởng ban PG quốc tế tỉnh hội cùng chư Tăng Hạ trường Tổ đình Đống Cao đã lên đường sang thăm quan chiêm bái và hành lễ tại các thánh tích Phật giáo tại Ấn độ và làm một số hoạt động từ thiện. Chuyến đi đã gặt hái được nhiều thành tựu.