Chào đón quan khách đến ngôi đền Shaolin ở miền trung Trung Quốc, đây được biết đến như là nơi khai sinh Phật giáo thiền tông và nổi tiếng bởi môn võ thuật Kung Fu.
Đây là một nơi đã tạo sự kinh sợ và thần bí qua nhiều thế kỷ nhưng gần đây đã gây ra những cuộc tranh cãi tại Trung Quốc do bị cáo buộc là đã thương mại hoá ngôi chùa thái quá.
Julie Desjardins, một du khách người Pháp cũng là một người đam mê môn võ thuật này, nói, “ Lần đầu tiên khi đến đây, tôi nghĩ người tài xế taxi đã đưa tôi đi lầm đường. Tôi nghĩ là mình sẽ nhìn thấy ngôi chùa ở sâu trong rừng và tôi rất thất vọng.”
Ngôi đền Shaolin được thiết lập vào năm 495 trước công nguyên. Theo truyền thuyết, Bồ Đề Đạ Ma, một vị hoàng tử quy y cửa Phật và trở thành một tu sĩ của Ấn Độ, đã tìm đường sang ngôi đền Shaolin và đã ngồi thiền suốt chín năm trong một cái hang trên núi phía sau ngôi đền. Bồ Đề Đạt Ma sau này đã lập nên thiền tông Trung Quốc.
Ngôi đền đã bị phá huỷ và xây dựng lại vài lần qua nhiều thế kỷ. Vào năm 1928, một vị tư lệnh quân đội đã tấn công ngôi đền và nó đã bị đốt cháy trong 45 ngày, nhiều toà nhà, sách và sổ ghi chép bị thiêu rụi.
Trong những chiến dịch chính trị cấp tiến của thời kỳ cách mạng văn hoá 1966-1976, khi tôn giáo cơ bản bị cấm đoán, càng có nhiều toà nhà, tượng và di vật bị phá huỷ.
Nhưng trong các thập niên gần đây, Trung Quốc đã cho phép tôn giáo phát triển trở lại. Mặc dù chỉ được phép trong một giới hạn chừng mực, Phật giáo đã hồi sinh mạnh mẽ, cho phép việc xây dựng lại hoặc trùng tu nhiều ngôi chùa.
Shaolin năm ngoài đã thu hút hơn 1,6 triệu khách tham quan. Mỗi người đã trả 100 nhân dân tệ ($15) để được phép đi qua những chiếc cửa xoay theo kiểu Disneyland để vào xem những màn biểu diễn võ thuật. Muốn chụp hình với những võ công, họ phải trả thêm $3.
Ngôi đền kiếm được hàng triệu nhân dân tệ mỗi năm từ vé vào cổng, bán những vật lưu niệm của Shaolin trên internet như roi nhị khúc, quạt và trang phục và từ những cuộc lưu diễn võ thuật.
Tiếng tăm của ngôi đền là một mối lợi cho những khu vực lân cận, hơn 80 ngôi trường kung fu hầu hết là của tư nhân được mở tại đây thu hút hơn 60.000 người đến học để được huấn luyện thành những chiến binh tu sĩ.
Trong một cuộc tham quan gần đây, Nie Rui, cư dân của tỉnh Henan, thấy ngôi đền ồn ào chẳng giống như một trung tâm của Phật giáo thiền tông nhu cô nghĩ, nhưng khía cạnh thương mại của ngôi đền không làm cho cô thấy mất đi sự hào hứng.
Cô nói, “Khi các du khách đến đây, nhiều người thấy rằng ngôi đền không còn yên tĩnh nữa, nhưng tôi vẫn thích nó.”
Sự thành công trong việc kiếm tiền của ngôi đền phần lớn là nhờ Shi Yongxin, một tu sĩ nhỏ người và mũm mỉm đã trụ trì ngôi chùa từ năm 1999.
Được phong cho là giám đốc điều hành của Shaolin, ông đã nhiều lần bị chỉ trích vì đeo đuổi theo mục đích kiếm tiền.
Báo chí nhà nước tường thuật rằng tháng trước, một tin tặc đã thay trang chủ của website của Shaolin với một lá thư chế giễu ký tên của Shi.
Shi nói, “Tôi không phải là một nhà kinh doanh, tôi không giữ cổ phiếu.”
Thầy nói thêm, “Ngôi đền Shaolin giống như một gia đình. Người già có mà trẻ cũng có, giống như một gia đình lớn vậy.”
Thái độ ôn hoà của thầy tương phản rõ rệt với sự biểu lộ cương quyết trên gương mặt của mình.
Shi cũng bảo vệ các hoạt động thương mại của Shaolin, thầy không cho đó là các khoản kinh doanh nhưng cho đó là các phương tiện để nâng cao thanh thế của ngôi đền.
Thầy nói về các hoạt động bán hàng trên internet của ngôi đền, “Tín đồ có những yêu cầu của họ và chúng ta phải thoả mãn và phục vụ họ một cách tốt nhất theo khả năng của chúng ta. Đây là một dịch vụ cung cấp các sản phẩm của đức tin.”
Tuy vậy, một số sự kiện tổ chức bởi Shaolin đã làm cho nhiều người nhíu mày. Vào năm 2006, những phần của phim TV tường thuật các buổi thi đấu để tìm ngôi sao kung fu mới đã được bấm máy ở đây, và chương trình biểu diễn thời trang bikini mùa hè năm nay đã gây nên sự tranh cãi.
Nhưng Gene Ching, một nhà xuất bản sách kung fu khí công đóng tại New York, một tạp chí phát hành định kỳ với chuyên đề về môn võ thuật Trung Quốc,và là một cựu học sinh tại Shaolin bảo vệ Shi, bảo rằng Shi đang tiến với thời đại.
Ông nói, “Shaolin là một tu viện được xây dựng vào thời trung cổ và nó đang nổ lực để sống còn một cách có ý nghĩa trong thế giới hiện đại.”
Ching nói rằng trước khi Shi làm trụ trì, cơ ngơi của Shaolin đầy rẫy những chiếc bẫy du khách với những thứ như là các tượng Phật bằng đất nung thờ trong các gian nhà tạo cho du khách sự khiếp sợ khi vào bên trong, sân trượt patanh, phòng chơi trò chơi điện tử và các quán bar karaoke.
Ông nói, “Đó là những gì mà tôi thấy khi tôi đến đó lần đầu tiên vào năm 1995. Nó chẳng giống Disneyland gì mấy mà giống một buổi hội xiếc quái dị.”
“Khi trụ trì Yongxin được tấn phong, việc đầu tiên mà ông làm là làm sạch bộ mặt của Shaolin theo cách mà ông đã làm. Tiến trình mất một vài năm và đã tạo ra những sự thù địch.”
Theo: AFP
Người dịch: Supanna