Tôi ngạc nhiên hỏi thầy sao đi làm từ thiện mà quà ít thế . Thầy cười nheo mắt nhìn tôi như hỏi : “ vậy theo anh như thế nào thì mới gọi là nhiều ” .
Buổi trưa miền quê yên lặng như chuyến đi vào làng của thầy vậy . Không xôn xao , không ồn ào .
Nói là vào làng , nhưng thật ra thì thầy trò đi hơn hai mươi cây số mới tới nơi . Tìm đường vào nhà dì Lê Thị Gái – Pháp danh : Nhuận Thiện ở thôn Hiệp Tiến , xã Quãng Hiệp để nhờ dì làm “ hoa tiêu ” cho chuyến đi .
Dì Gái đi đâu đó qua hàng xóm . Trong lúc chờ dì về , thầy thắp nhang lên bàn thờ Phật . Thầy tấm tắc khen nhà dì Gái tuy đơn sơ , nghèo nhưng ấm cúng , thờ phượng trang nghiêm . Thầy chỉ lên bức vách bằng gỗ đã ố màu thời gian cho mọi người xem , hơn 10 lá phái quy y của gia đình dì Gái cả con lẫn cháu được treo ngay ngắn . Thầy nói : “ các vị hãy noi theo tấm gương Phật Hóa Gia Đình của cô Nhuận Thiện nghe ” .
Thầy tranh thủ qua thăm và cho quà vài hộ gia đình gần nhà dì Gái . Mấy hộ này chưa thờ Phật và cũng chưa biết đạo . Thầy ân cần hỏi han về đời sống và cho địa chỉ chùa , đồng thời mời họ bất cứ lúc nào thầy cũng sẳn sàng đón họ về với đạo Phật . Tôi bỗng thấy giửa thầy và họ như đã kết duyên lành từ thuở nào . Như tâm đã truyền tâm .
Dì Gái mừng rở khi thấy thầy Chánh Đại Diện tới nhà , dì rối rít thỉnh thầy ngồi uống nước . Nhưng thầy nói : “ thôi ! vì thời gian có hạn , hãy đưa thầy đến những nhà mà thầy đang cần đến ” . Trước khi rời nhà dì Gái , thầy tán thán việc tinh tấn tu hành và Phật hoá gia đình của dì . Nhưng thầy mong muốn ngoài gia đình mình thì dì phải cố gắng giúp cho xóm giềng biết Phật pháp và đưa người về chùa để quy y . Có như vậy thì mới đáp đền ơn Phật được .
Những nhà thầy đi thăm có người đã thờ Phật , có người chưa thờ . Nhưng có chung một điểm là nghèo và neo đơn . Xúc động nhất là khi thầy vào thăm và tặng quà cho nhà cụ bà Nguyễn thị Min pháp danh Nhuận Lâm và cụ ông Lý Văn Thanh ở thôn Hiệp Thịnh , xã Quãng Hiệp .
Hai ông bà mừng quýnh khi thấy thầy vào . Bà cụ xúc động khóc và nói : “ Thầy nhiều phật sự quá mà buổi trưa cũng ráng vào nơi xa xôi này thăm những người già chúng con . Con cầu Phật gia hộ cho thầy có nhiều sức khoẻ ”.
Sau khi cùng ông bà cụ lễ phật , thầy đã chia sẻ và động viên ông bà cụ ráng sống tinh tấn trong những ngày cuối đời , phải lo niệm Phật , giử tâm thanh tịnh , phải làm gương cho lớp trẻ học tập tu hành .
Thương nhất là khi bà cụ vừa khóc vừa nói lúc thầy đi ra cổng : “ Thầy ơi ! ông nhà con yếu lắm rồi , lở ổng chết trước con thì con phải làm sao hả thầy . Nhà con nghèo lắm , con cũng già rồi không biết tính sao ”
“ Cụ ơi ! không sao cả , ông bà cụ cứ lo tu Phật đi . Có gì xảy ra thì nhờ người báo ngay với thầy . Thầy vào lo cho ”
Trên đường về , thầy mới cho tôi biết là ngày hôm qua khi đi làm lễ trong làng , vô tình thầy biết các trường hợp như trên . Nên hôm nay thầy chuẩn bị ít quà vào thăm họ .
Thầy nói với mọi người : “ Đạo Phật hôm nay là vậy , phải chịu khó thì mới mong đem tinh thần phật pháp đến với họ . Không phân biệt sang hèn nghèo khó . Ai đã theo Phật rồi thì ráng động viên để họ tu , ai chưa theo đạo Phật thì ráng truyền bá dẫn dắt cho họ về với mình . Đó mới là con Phật .
Những món quà thật nhỏ không đáng là bao , chỉ để chia sẻ và động viên thôi . Nhưng tinh thần hoằng pháp độ sinh mới lớn gấp nhiều lần . Vượt qua mọi ý nghĩa vật chất của món quà từ thiện là ý nghĩa của tinh thần hoằng pháp vi gia vụ , lợi sanh vi bổn hoài . Là hình bóng của tăng già ở mọi nơi mọi chốn . Ở nơi an vui nhất và nơi khổ đau nhất . Tôi nhủ thầm : Chuyến đi trưa nay của thầy không phải là từ thiện mà là đi hoằng pháp .
Tôi bổng chợt hiểu ra cái cười nheo mắt của thầy : “vậy theo anh món quà như thế nào mới gọi là nhiều ” …