Trang chủ Quốc tế Trò chuyện với nhà sư

Trò chuyện với nhà sư

74

 


Sophon nhớ rất rõ cha mẹ sư đã từ chối như thế nào khi vào năm 16, anh tuổi ngõ ý với họ rằng anh muốn trở thành một tu sĩ. Xuất thân từ một ngôi làng nghèo tại Cambodia, cha mẹ của Sophon hy vọng rằng anh sẽ có những ước vọng cao hơn là sống một cuộc sống tách biệt trong một ngôi chùa. Việc thiếu cơ hội để có cơ hôi tiếp cận với một nền giáo dục cao hơn đã không được bàn cãi tới, tuy nhiên anh đã thuyết phục song thân rằng việc anh rời khỏi gia đình không phải chỉ đơn giản để hành thiền trong một ngồi chùa hàng giờ. Sophon là người có tham vọng và ham học hỏi nên sau khi giải thích với cha mẹ của anh rằng anh  sẽ có điều kiện học thêm khi sang Thái Lan, cha mẹ sư chúc phúc cho anh ngay. Được sự chấp thuận cho xuất gia của cha mẹ là một trong hai điều kiện phải thỏa mãn để trở thành một vị sư Thái. Mạnh khỏe và không vướng bất kỳ bệnh tật nào, Sophon đã đáp ứng được đòi hỏi của điều kiện về sức khỏe thể chất và vượt qua điều kiện thứ hai cũng là điều kiện cuối cùng.

Saphon được nhận vào làm sa di tại chùa Maha Chulalongkorn, MC. Đây  cũng là một trường đại học Phật giáo tại Chiang Mai, Thái Lan. Tại đó, sư đã học bốn năm và khi đến 20 tuổi, tuổi tối thiểu để được thọ giới tỳ kheo, sư trở thành một vị tỳ theo. Năm nay sư đã 28 tuổi và rất tự hào khi cầm được mảnh bằng cử nhân triết học Phật giáo trong tay, nhưng sư vẫn chưa thấy thỏa mãn với sự thành công của mình hiện nay. Chỉ vài tuần trước đây, sư bắt đầu theo đuổi việc học để lấy bằng thạc sĩ. Sư nói, “Mục đích của tôi là dạy người dân nghèo ở vùng sâu vùng xa, những người này có rất ít cơ hội.” Sư nói tiếng Khmer, Thái và tiếng Anh vì vậy việc đi đến những vùng đất lạ cũng là việc trong tầm tay.

Chắc chắn vài năm tới đây sẽ là thử thách đối với sư vì sư phải theo đuổi việc học nhưng sư không được phép xao lãng nhiệm vụ làm tu sĩ của mình. Sư có những công việc hàng ngày được làm theo từng nhóm. Sư cùng những bạn đồng tu khác đến từ Trung Quốc, Lào, Ấn Độ, Việt Nam và Bangladesh tụ tập lại với nhau mỗi buổi sáng và tối để tụng kinh khoảng 30 phút. Ngôi chùa cũng cần phải lau chùi sạch sẽ vì vậy các tu sĩ lại cùng nhau thực hiện nhiệm vụ này. Mọi người làm việc cùng nhau và giúp đỡ lẫn nhau.

Các thầy tu Thái phải ghi nhớ và chủ động giữ 227 giới. Những giới này do chính Đức Phật chế ra vào thời Ngài còn tại thế và dường như có vẽ đã lỗi thời và thậm chí còn khôi hài trong xã hội ngày nay, tuy nhiên chúng là một phần không thể tách rời trong  đời sống hàng ngày của một vị sư. Nguyên tắc chung của các giới đòi hỏi các nhà sư phải giữ tư cách đạo đức tốt cả khi ở bên trong cũng như ở bên ngoài khuôn viên chùa. Thí dụ: Các nhà sư không được phép cười hay nói chuyện lớn tiếng hoặc cù vào người của nhau. Họ không được phép phô bày thân thể và bước đi một cách từ tốn. Có những hướng dẫn cụ thể về cách trang hoàng y áo mặc dù  bản thân chúng trông rất đơn giản khi được mặc vào, thực sự ra việc này hoàn toàn mang tính thử thách. Hiếm có vị sư nào nhớ hết tất cả 227 giới, vì vậy họ gặp nhau hàng mỗi tháng để tụng lại giới để cùng giúp nhau ôn lại.

David, một giảng sư tại trường đại học giải thích, “ Phật giáo không phải là một tôn giáo, không có một ai cao hơn con người, không có một vị thần nào để tôn thờ – Phật giáo  là một cách sống.” David chỉ ra rằng Phật giáo cơ bản dựa trên đạo đức, trí tuệ và thiền định. Ba nguyên tắc này là trụ cột của đời sống của người phật tử. Mục đích là để sống một cuộc sống trong sạch. Một cuộc sống tựu trung vào sự hòa bình và hòa hợp, một cuộc sống không tham lam và tích lũy của cải. Điều đó không có nghĩa là nhà sư không được phép nhận tiền. Họ cũng nhận sự cúng dường khi đi cầu nguyện hoặc tụng kinh tại nhà các thí chủ cũng nhưng trong những ngày lễ. Tiền đó được dùng để thanh toán các chi phí trong chùa.

Tu sĩ Phật giáo là một phần của nền văn hóa Thái. Họ dành phần lớn thời gian sống trong chùa nhưng người ta  cũng thường thấy họ đi lặng lẽ trên đường phố hoặc lui tới các cửa hàng và chợ để mua sắm đồ dùng cần thiết. Họ được phần lớn người dân trong nước kính trọng, thỉnh thoảng cũng một số người tỏ vẽ lãnh đạm với họ và rất hiếm khi họ bị coi thường. Nhiều nhà sư có trình độ học vấn cao và am tường kiến thức. Trong một thế giới phát triển nhanh như hiện nay, sẽ chẳng đủ thiếu vào đâu nếu chỉ dựa kiến thức trên đống sách từ thư viện vì vậy chẳng lạ lùng gì khi thấy một tu sĩ Thái thực hiện việc nghiên cứu của mình trên chiếc laptop, lật những trang của một tờ nhật báo hay tán gẫu qua chiếc điện thoại cầm tay. Thật ra, người ta khó phân biệt được một nhà sư với một người dân Thái điển hình nếu không có chiếc áo ca sa màu cam. Thái độ và lối cư xử hòa nhã và thân thiện của hầu hết mọi người dân Thái có thể giải thích là do một số đàn ông Thái có thời gian đã từng là tu sĩ. Không giống như các một số các tổ chức tôn giáo khác, các tu sĩ Thái không buộc phải dâng hiến trọn đời một để phục vụ trong các ngôi chùa. Họ được phép xả  y rời chùa bất kỳ lúc nào. Thật ra, nhiều người đàn ông Thái trở thành tu sĩ để được  hấp thu một nền giáo dục tốt nhưng cuối cùng có thể rời chùa, kết hôn, khởi sự một gia đình hoặc theo đuổi một sự nghiệp, tất cả đều được hưởng lợi từ những kinh nghiệm quý báu và làm cho họ thỏa nguyện.

Các bậc cha mẹ người tại Thái Lan thường gửi con của mình đến chùa vài tuần trong năm để chúng có dịp tiếp xúc với nền văn hóa Phật giáo và tiếp cận với cuộc sống kỷ luật và hòa hợp. David nói, “Nó như là một dạng trại hè cho lũ trẻ.” Người ta thường nhìn thấy các  cậu bé chơi đùa trong sân chùa và vì họat động này là một họat động “bẩm sinh” tại Thái, những nhà sư giám hộ lớn tuổi hơn dường như  chẳng hề thấy phiền hà gì. Việc đưa con trẻ đến với đời sống của một phật tử thì không phải chỉ dành riêng cho bọn con trai. Con gái cũng được gửi đến chùa để sinh hoạt như vậy dưới sự dạy dỗ của các tu nữ Thái.

Giữa việc học và công việc hàng này, Sophon vẫn xoay sở để có thời gian thư giãn. Sư thích những trò chơi về bóng đá và đội của sư là Manchester United. Sư bẻn lẽn nói, “ Tôi thích Waymen Rooney”. Với số tuổi 28, Siphon hiểu rằng những cơ hội khác có thể sẽ còn xuất hiện và tương lai vẫn còn nhiều thay đổi nhưng trong giây phút này đây, cuộc đời của sư thật tốt đẹp và sư không hối tiếc điều gì.

Khi đến thăm Thái Lan, hãy nhớ ghé chùa Suan Dok tai Chiang Mai để  có một cuộc trò chuyện về sự giác ngộ với một vị sư Thái. Kinh nghiệm về phương diện giáo dục mà bạn có được qua cuộc chuyện trò sẽ là một điều bổ ích cho bản thân bạn.

Người dịch: Quảng Hiền
Theo: Photographica