KHU DI TÍCH CÔN SƠN
I. Lễ hội xuân: (cầu an, cầu mùa).
1. Lễ dâng sao giải hạn:
– Thời gian: ngày 5-15 tháng giêng âm lịch
– Nội dung: Tụng kinh Dược sư.
2. Lễ thượng nguyên: .
– Thời gian: ngày 15 tháng giêng âl
– Nội dung: Tụng kinh, niệm phật.
3. Lễ giỗ Đệ tam tổ Trúc Lâm Huyền Quang:
– Thời gian: Từ ngày 16 – 23 tháng giêng âl
– Phần lễ: Rước nước, lễ mộc dục, cúng đàn Mông Sơn Thí Thực…
– Phần hội: Hát xẩm, hát quan họ, múa rối nước, thư pháp, đu tiên, vật, chọi gà, cờ tướng…
II. Lễ vào hạ: Cầu mưa (Lập đàn càu mát).
1. Lễ tụng kinh pháp hoa
– Thời gian: Ngày 1- 15/4 âl
– Nội dung: Tụng kinh, cúng thí thực
2. Lễ Phật Đản.
– Thời gian: Ngày 15-4 âl.
– Nội dung: Mộc dục, tụng kinh niệm phật, niệm Phật Đản sinh, khoá lễ kinh bát nhã, văn nghệ ca ngợi Phật giáo.
3. Lễ ra hè : cầu mát
– Thời gian: Ngày 1/7âl – 15/7âl
– Nội dung: Tụng kinh cúng Phật, cúng chúng sinh, tụng kinh Báo Ân.
4. Lễ Vu Lan báo hiếu
– Thời gian: 15/7 âl
– Nội dung: Lễ tụng kinh Đại báo phụ mẫu trọng ân Kinh, tổ chức ngày lễ Vu Lan, tụng kinh Mục Liên Sám Pháp, Thả hoa đăng, thả phóng sinh.
III. Lễ hội mùa thu: (Tưởng niệm ngày mất của anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi)
1. Lễ dâng hương tưởng niệm danh nhân:
a) Lễ tưởng niệm Quan đại tư đồ Trần Nguyên Đán,
b) Lễ tưởng niệm anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi.
2. Lễ dâng hương chùa Côn Sơn
– Thời gian: Ngày 16 – 20/8 âl.
– Phần lễ: Lễ khai hội, tế cáo yết, quốc tế ban ân, tế tạ, lễ Mông sơn thí thực.
– Phần hội: vật, hát quan họ, múa rối nước, cờ tướng…
IV. Lễ lập đông: Lễ tạ
1. Lễ kỷ niệm ngày mất của Quan Đại tư đồ Trần Nguyên Đán
– Thời gian: Ngày 14/11 âl.
– Nội dung: Tế lễ.
3. Lễ tất niên.
– Thời gian: Ngày 15 – 30/12 âl
– Nội dung: Tụng kinh khoá sáng, cúng Phật, tụng kinh A Di Đà, Ngũ Bách Danh, thí thực.
KHU DI TÍCH KIẾP BẠC
I. Lễ hội xuân: (cầu an, cầu mùa).
1. Lễ cáo yết mở cửa đền (lễ đêm giao thừa).
2. Lễ thượng nguyên (lễ mùng 1 tết âm lịch).
3. Tết nguyên tiêu (lễ rằm tháng riêng).
– Thời gian: từ ngày 15 đến ngày 20 âm lịch.
– Phần lễ: Lễ dâng hương, lễ tế…
– Phần hội: Các trò chơi dân gian, đấu vật, cờ người, cờ tướng, hát quan họ..
II. Lễ vào hạ: Cầu mưa (Lập đàn cầu mát).
1. Lễ giỗ Đức Quốc Liễu (thân phụ Trần Hưng Đạo).
– Thời gian từ 30/3 đến ngày 01/4 âm lịch;
– Tổ chức rước và tế.
2. Kỷ niệm chiến thắng Bạch Đằng (9/4/1288).
3. Kỷ niệm chiến thắng Vạn Kiếp (tháng 6/1285)
III. Lễ hội mùa thu (Lễ hội chính của Đền Kiếp Bạc) :Quốc tế ban ân (cầu Đức Thánh Trần ban ân).
1. Lễ kỷ niệm ngày giỗ anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo
(Lễ hội chính của Đền Kiếp Bạc).
– Thời gian từ ngày 08/8 đến ngày 30/8 (âl). Trọng hội vào ngày 15 đến ngày 20/8 (âl).
+ Phần lễ: Lễ khai hội, tế cáo yết, quốc tế ban ân, lễ ban ấn, tế tạ, rước, hội quân trên sông Lục Đầu, diễn xướng hầu thánh, lập đàn cầu an, làm cỗ tiến Thánh…
+ Phần hội: Đua thuyền, bơi chải, vật, hát quan họ, trai đàn, hát cung văn, múa rối nước, hội chợ, nhảy phỗng…
2. Lễ hội kỷ niệm ngày mất của Đức Quốc Mẫu (Thiên Thành Thái Trưởng công chúa – phu nhân Trần Hưng Đạo)
– Thời gian từ ngày 27 đến ngày 29 tháng 9 (âl)
– Phần lễ: Lễ khai hội, tế cáo yết, tế tạ, rước bộ.
– Phần hội: Hát cung văn, thi làm cỗ chay (9 loại bánh), cỗ mặn dâng đức Thánh.
IV. Lễ lập đông: Lễ tạ
1. Lễ đản sinh Đức Thánh Trần.
– Thời gian từ đêm ngày 09 đến ngày 10 tháng chạp.
– Nội dung: lập đàn, dâng lễ, hát chầu văn đón giờ Đản sinh Đức Thánh Trần.
2. Lễ ngày 23 tháng chạp (Tết ông Công ông Táo)
3. Lễ trừ tịch (lễ ngày 30 tết)
(theo Tổ đình Côn Sơn)