Trang chủ Văn hóa Phát hiện bộ đàn đá CÊƯ KPLÔNG TP Buôn Ma Thuột

Phát hiện bộ đàn đá CÊƯ KPLÔNG TP Buôn Ma Thuột

247
Nhìn bộ đàn đá sáu thanh (thanh dài nhất gần 30 cm, thanh ngắn nhất hơn 10 cm), được gọt đẽo một cách công phu, tôi nói với thầy Hải Định: Bộ đàn đá này có thể do người M’nông cổ đại chế tác cách đây khoảng cách 3.000 năm, còn chất liệu của bộ đần đá này là đá cát kết, có cách đây khoảng 400 vạn năm (thuộc Kỷ Du ra), nó do núi lửa phun trào mà tạo thành. Tên bộ đàn đá, người M’nông gọi là Goong Lũ ( goong là cồng, lũ là đá). Nếu đưa bộ đàn đá này cho đồng bào M’nông, hoặc Ê đê ở bất kỳ buôn làng nào ở Đắk Lắk họ đều đánh được một cách thành thạo theo những bài nhạc truyền thống của dân tộc mình. Bộ goong lũ sáu thanh này tương ứng với bộ chiêng bor (chiêng đồng sáu chiếc) của đồng bào M’nông. Từng chiếc chiêng được gọi theo quan niệm của gia đình mẫu hệ; từ lớn đến nhỏ, đó là: me (mẹ); Rnul (bố); NDơt, Loa, T’ rơ, Tê (con).
 
 
Bộ đàn đá được phát hiện
 
Đàn đá của các tỉnh Phú Yên, Đồng Nai, Khánh Hòa tìm được trước đây phải nhờ nhạc sĩ sáng tác bài nhạc mới đánh được, còn goong lũ của người M’nông đồng bào tự đánh được một cách bài bản theo bài nhạc truyền thống của ông bà để lại.
 
Nghĩa là goong lũ của người M’nông là goong lũ sống (vì có nghệ nhân diễn tấu và các bản nhạc dùng cho goong lũ vẫn tồn tại trong cộng đồng). So với bộ đàn đá Dak Kar (sở VHTT) sưu tầm được năm 1994, thì bộ đàn đá này được chế tác công phu hơn. Hình như người ta dùng bộ đàn đá CÊư Kplông này để chưng thờ chứ không phải để diễn tấu trong sinh hoạt văn hóa.
 
 
ĐĐ. Thích Hải Định với bộ đàn đá
 
Có thể khẳng định Goong lũ CÊư Kplông nói riêng, và đàn đá của các dân tộc bản địa Tây Nguyên nói chung là một nhạc cụ truyền thống của người Tây Nguyên cổ đại. Nó ra đời trong thời kỳ đồ đá, lúc đầu nó là công cụ dùng để đuổi chim thú, bảo vệ mùa màng, dần dần do nhu cầu sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, Goong lũ đã trở thành nhạc cụ truyền thống của các dân tộc bản địa Tây Nguyên. Việc tìm được bộ Goong lũ sáu thanh ở chùa Hoa Lâm (hay còn gọi là đàn đá CÊư Kplông) đã góp thêm một minh chứng để khẳng định các dân tộc bản địa Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung là cái nôi của đàn đá Việt Nam./.