Giấc mơ Việt Nam của chúng ta không phải là một giấc mơ của riêng người Việt , mà là một giấc mơ cho cả hành tinh , tại vì ta biết rằng hạnh phúc và an ninh của ta và của người liên hệ mật thiết với nhau , tương lai là tương lai chung , hạnh phúc là hạnh phúc chung và an ninh cũng là an ninh chung , nên mọi người trong chúng ta đều tập nhìn bằng cái nhìn đại đồng mà không chỉ biết lo cho cái ngã của bản thân mình , của quốc gia mình , theo cái kiểu ‘ai chết mặc ai, tiền thầy bỏ túi .’ Chúng ta tập thương yêu theo tinh thần không kỳ thị , ta yêu ta mà ta cũng yêu được người , ta yêu nước ta mà cũng yêu được nước người , ta không còn kỳ thị và mặc cảm, tự cho mình là hơn người , thua người hay bằng người , tại vì ta đã thấy được rằng ta và người là bất nhị . Có cái nhìn vô phân biệt ấy rồi thì tình nhân loại, tình huynh đệ mới thật sự có mặt. Và câu người bốn biển là anh em (tứ hải giai huynh đệ) không còn là một ước mơ nữa . Vì vậy ta không đi theo hướng tranh đua để dành quyền lợi , giàu sang và thế lực cho chỉ một mình ta mà ta muốn cùng các quốc gia khác nắm tay đi lên trong tình huynh đệ, để có thể nhận thấy rằng hòa bình , an ninh và thịnh vư ợng của các nước khác cũng là hòa bình , an ninh và thịnh vư ợng của chính nước ta, và như vậy là ta nh ắm tới hướng liên đới ( trong đạo Bụt gọi là tương tức hay tương quan tương duyên ) mà đi. Khi các quốc gia cùng thấy được như thế thì không còn ai muốn lấn đất của ai, cướp giật chủ quyền của ai hoặc xâm chiếm lãnh thổ của ai. Chúng ta sẽ không cần tự bảo hộ bằng vũ khí , quân sự và quyền lực của mình mà bằng tinh thần liên đới và tình huynh đệ. Chúng ta không ai muốn làm bá chủ . Chúng ta chỉ muốn làm ‘ những nước anh em ‘ của nhau . Ta không bế môn tỏa cảng , ta không tự giam mình trong hải đảo cô đơn, ta mở cửa ra cho nhau để ai cũng có cơ hội thấy mình là một thành phần của cộng đồng thế giới . Đây đích thực là đại đồng , và đại đồng ở đây không phải là toàn cầu hóa , vì ở đây mỗi vùng văn hóa còn giữ được bản sắc riêng biệt của mình . Hiện có những nước rất giàu mạnh , vũ khí hàng đầu, quân lực đông đảo, ngân sách quốc phòng của họ vượt quá ngân sách giáo dục và xã hội , nhưng dân chúng đang sống trong phập phồng lo sợ về khủng bố , bởi vì chính sách của những nước này căn cứ trên ý niệm tự phụ , tự hào , nghĩ rằng mình không cần đến ai, mình chỉ biết lo cho cái lợi của chính mình , mình tự cho mình là khuôn mẫu của tự do, của văn minh , của dân chủ cho các nước khác và không chấp nhận được rằng mình đang cần tới những nước khác để thực sự có phát triển , tự do và an ninh . Giấc mơ của ta không đi về hướng ấy. Hướng ấy là hướng của chia cách, chiến tranh và hận thù . Ta không nên đi về hướng ấy, như nhà thơ Hoàng Cầm đã nói : ‘Ta ru em, lớn lên em đừng đi tìm mẹ phía cơn mưa.’ 1
Bảo tồn để còn sử dụng được mãi
Giấc mơ của ta phải là một giấc mơ có khả năng trở thành hiện thực . Ta không thể vừa chạy theo hướng khai thác triệt để các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế vừa mong có thể bảo hộ sinh môi ; vừa khai thác sức lao động và giành giật tài nguyên của những quốc gia khác vừa mong được sống an lành một mình mà không gây hận thù và bất công xã hội . Ta phải tập sống đơn giản lại. Sống đơn giản, không tiêu thụ nhiều , nhưng có hạnh phúc . Chuyện này nhiều người đã làm được và đang làm được . Chúng tôi cũng đang tập sống như thế đó . Không có ai trong chúng tôi có trương mục ngân hàng riêng , điện thoại riêng hay dự tính tương lai riêng , vậy mà chúng tôi rất hạnh phúc , bởi vì chúng tôi sống có tình huynh đệ, ngày nào cũng có cơ hội tạo được niềm vui cho mình và cho người , sống với một giấc mơ đang từ từ mỗi ngày được trở nên sự thực . Chúng tôi học sống sâu sắc trong phút giây hiện tại, tiếp xúc với những mầu nhiệm của cuộc sống trong phút giây hiện tại, thấy được kho tàng của niềm vui ngay trong phút giây hiện tại.
Cho nên trong chúng tôi không ai còn muốn chạy theo hướng danh vọng , tiền tài , quyền hành và sắc dục nữa . Trong giới trẻ Tây phương và Đông phương đã có nhiều người thấy được như thế và đang đi theo con đường đó, và cương quyết sống như thế nào để cho hành tinh xanh xinh đẹp này vẫn còn được xinh đẹp lành lặn, không bị tàn hại bởi lòng tham và ý muốn khai thác không nương tay những tài nguyên của trái đất. Muốn cho muôn loài có một tương lai, chúng ta phải sống như thế nào để bảo hộ được trái đất, sử dụng tài nguyên thiên nhiên như thế nào mà tài nguyên ấy không bao giờ bị khô cạn ( người Tây phương gọi đó là sustainable development ).
Cởi mở bao dung , buông bỏ thái độ giáo điều
Giấc mơ Việt Nam là người Việt dù theo một truyền thống tâm linh hay tôn giáo nào , dù có tín mộ cách mấy vào truyền thống ấy, cũng không có thái độ coi thư ờng và chê bai những truyền thống khác , cũng không bao giờ tự cho mình là đã nắm được chân lý còn những kẻ khác là những kẻ đang đi lạc đường . Cũng như khi ta rất thích ăn một loại trái cây như trái xoài , ta không nghĩ rằng chỉ có xoài là ngon , là đ áng ăn, còn những trái cây khác không có giá trị , cần phải vứt bỏ … Cũng như khi ta cho cơm Việt là ngon , ta không chê cơm Tàu , cơm Tây , cơm Ý là dở . Mỗi truyền thống có những đặc sắc của họ , và trong khi ta theo một truyền thống ta vẫn có thể học hỏi và thừa hư ởng được những cái hay cái đẹp của các truyền thống khác . Khi ta tu Thiền , ta không mạt sát Tịnh Độ; khi ta tu Tịnh Độ, ta không mạt sát Thiền . Nếu một người con trai Cơ Đ ốc giáo đã yêu một cô gái Phật giáo , người con trai ấy không bắt người yêu của mình phải bỏ Phật giáo . Trái lại người con trai ấy để cho người yêu của mình tiếp tục thực tập theo truyền thống Phật giáo , và mình cũng bắt đầu học hỏi và tham dự vào những sinh hoạt tâm linh của người mình yêu , như đi chùa , nghe Pháp , dự khóa tu, ngồi thiền , dự ngày chánh niệm , thực tập sám hối . Và người mình yêu cũng sẽ không bắt mình theo đạo Bụt , trái lại, người mình yêu cũng đi nhà thờ với mình và bắt đầu học hỏi những gì hay và đẹp trong truyền thống Cơ Đ ốc của mình . Thay vì có một gốc rễ tâm linh , ta có tới hai gốc rễ , và hai cái ấy không cần phải đối kháng nhau . Bụt Thích Ca là một vị đạo sư, chúa Ki Tô cũng là một vị đạo sư. Ta có thể học được rất nhiều từ cả hai vị . Ta chỉ tiếp nhận và học hỏi được những gì mà ta có thể tiếp nhận và học hỏi , và ta có thể bỏ ra ngoài những gì ta cho là đã được thêm thắt vào sau , không thực sự thi ết yếu trong sự hành trì . Ví dụ học Phật , ta có thể đem áp dụng tứ diệu đế, bát chánh đạo, tam pháp ấn, tứ niệm xứ , v.v …, vào đời sống hàng ngày của ta. Ta không cần phải tin những chuyện như thái tử Siddhartha sinh ra từ phía hông phải của hoàng hậu Ma-gia và khi mới sanh đã có thể bước đi bảy bước và tuyên bố : ‘ Trên trời dư ới đất chỉ có mình ta là tôn quý hơn cả.’ Ta có thể cho những chi ti ết ấy là không quan trọng , là do người đ ời sau thêm thắt vào . Còn khi ta đọc Phúc Âm , ta cũng chỉ cần học những đạo lý mà đ ức Ki Tô dạy trong đời sống hàng ngày và trong cách tiếp xử , mà không bắt buộc phải tin rằng đức Maria là mẹ đồng trinh , rằng Thượng Đế có hình dáng con người , nắm hết quyền quyết định và thư ởng phạt… Thomas Jefferson, người đã soạn thảo bản Tuyên Bố Độc Lập của Hiệp Chủng Quốc và cũng là tổng thống Hoa Kỳ từ 1801 đến 1809, đã đọc Phúc Âm (ấn bản King James) theo tinh thần đó, đã loại ra những gì tạp nhạp mà người sau thêm thắt vào trong Thánh Kinh , và đã giữ lại những tinh túy của giáo lý do đ ức Ki Tô truyền dạy để làm ra cuốn The Life and Morals of Jesus of Nazareth , sau này được người ta gọi là Jefferson Bible .
Tổng thống Jefferson bắt đầu làm công việc này trong nhiệm kỳ tổng thống đầu của ông , và mỗi đ êm , sau khi công việc trong ngày đã được hoàn tất. Cũng giống như vua Trần Thái Tông tuy bận rộn chính sự ban ngày , ban đêm vẫn để thì giờ nghiên cứu Phật học và tọa thiền . Bản thảo của cuốn thánh kinh này được tổng thống sử dụng để hành trì , và tổng thống cũng đã có thì giờ dịch nó ra thành ti ế ng La tinh và ti ế ng Pháp . Bản thảo này phải đ ợi đến năm 1904 mới được buổi họp quốc hội thứ 57 cho lệnh đ em đi xu ất bản, và mỗi nghị sĩ và thư ợng nghị sĩ trong quốc hội Hoa Kỳ đã được tặ ng cho một cuốn .
Trong một lá thơ gởi cho bạn là John Adams mười năm sau đó, ngày 24.1.1814, tổng thống tâm sự với bạn tại sao ông phải ‘ lọc lại’ thánh kinh như thế. Ông viết: ‘ Trong Phúc Âm , rõ ràng là có những đoạn những phần nói lên được tinh thần của một con người phi thư ờng , còn những đoạn khác phần khác là do những bộ óc rất hạ liệt thêm vào . Chọn lấy những phần thật và loại bỏ những phần giả ra ngoài , công việc này cũng dễ như nhặt những hạt kim cương từ một đống rác ‘. Nếu ta biết làm như Thomas Jefferson, ta có thể học hỏi và thừa hư ởng được từ bất cứ truyền thống tâm linh nào , và vì vậy ta không còn chống đối hay kỳ thị một truyền thống nào khác , trái lại ta có thể giúp cho việc thanh lọc được truyền thống của chính ta và giúp cho các bạn của những truyền thống khác thanh lọc được truyền thống của chính họ . Thái độ cởi mở và bao dung này đưa tới sự xây dựng tình huynh đệ, xóa bỏ mọi kỳ thị , và đây là công tác căn bản cho hòa bình thế giới .
Bao nhiêu cặp thanh niên đã sa vào tình trạ ng bế tắc tuyệt vọng , bao nhiêu thanh niên đã tự tử cũng vì thái độ giáo đ iều và hẹp hòi đó, cho nên chúng ta phải mở cho họ một con đường thoát . Tại Đạo Tràng Mai Thôn nơi tôi cư trú , các bạn gốc Do Thái Giáo , Tin Lành , Công Giáo , Anh Quốc Giáo , Ấn Độ Giáo , và cả Hồi Giáo nữa , đã đến thực tập và sống chung trong tinh thần này . Có những vị linh mục Công giáo ngồi thiền rất giỏi , có những vị mục sư Tin Lành thuy ết pháp rất hay , có vị đã từng tiếp nhận năm giới và ba quy nhưng không thấy điều này có gì chống đ ối với giáo lý Ki Tô đích thực . Các thầy và các sư cô của đạo tràng Mai Thôn cũng có học Phúc Âm như họ đã học khoa học , và họ cũng đã từng đi tham dự những sinh hoạt tu tập và trao đ ổi tại các tu viện Cơ Đốc giáo ở Pháp , ở Hoa Kỳ và ở nhiều nước Âu Châu khác .
Còn tiếp
Tuổi trẻ, tình yêu, lý tưởng – phần 1: Giấc mơ chung của chúng ta
Tuổi trẻ, tình yêu, lý tưởng – phần 2: Tháo gỡ Hận thù và Kỳ thị
Tuổi trẻ, tình yêu, lý tưởng – phần 3: Xây dựng tình huynh đệ
Tuổi trẻ tình yêu lý tưởng- phần 4: Hiến tặng cho nhau những gì tốt đẹp nhất