Đại lão Hòa thượng là vị chân tu khả kính, đạo cao đức trọng và sự uyên thâm của Hòa thượng, như nhiều vị đã từng nhắc đến, tôi không nói lại, ở đây tôi chỉ xin nêu lên đôi điều mà tôi cảm thấy rất đặc biệt ở Hòa thượng là sự giản dị, mộc mạc, chân tình nhưng rất sâu sắc.
Thường thì Hòa thượng ít nói, nhưng không tỏ ra khó tính, ngược lại, rất dễ gần. Mọi Tăng Ni, Phật tử gần xa, ai có việc đến xin gặp cũng được Hòa thượng ân cần hỏi thăm và chỉ bảo cặn kẽ. Có lẽ vì thế mà đệ tử của Hòa thượng rất đông trong
Ở Hòa thượng, khi tiếp xúc với bất kể đối tượng nào, kể cả đó là khách nước ngoài (thường thì Hòa thượng ít khi trực tiếp tiếp khách nước ngoài), Hòa thượng cũng dùng những lời lẽ chân tình mộc mạc, nhưng thể hiện được sự uy nghi của vị cao tăng thiền đức. Tôi còn nhớ một lần, cách đây đã trên mười năm (khoảng đầu thập niên 90 của thế kỷ XX), lần ấy Hòa thượng tiếp một vị học giả, ông ta là người Italia, vị học giả này ý muốn tìm hiểu về sự tự do tín ngưỡng của dân chúng Việt Nam. Tại cuộc tiếp xúc, sau mấy lời chào hỏi mang tính xã giao, ông ta đưa ra một số câu hỏi để xin Hòa thượng cho biết. Tôi nhớ nhất là hai câu hỏi ông ta đưa ra được Hòa thượng trả lời một cách rất tự nhiên, ngắn gọn, nhưng lại rất đầy đủ làm cho ông ta phải sững sờ.
Câu hỏi ông ta nêu: Xin Ngài cho biết người đến lễ ở chùa thế nào?
Hòa thượng thản nhiên trả lời: Đến đây (chùa Quán Sứ hôm đó có đông Phật tử), ông đã thấy rồi đấy, mọi người đến lễ Phật rất thoải mái. Ở chùa nào cũng vậy, chỉ những ngày lễ hoặc những buổi thuyết pháp mới do vị sư chủ trì hướng dẫn, còn các ngày khác, các Phật tử tự do cầu nguyện theo ý riêng của mình, không có ràng buộc gì cả.
Ông ta hỏi một câu khác: Xin Ngài cho biết ở Việt
Hòa thượng chậm rãi trả lời: Ở Việt
Vị học giả đó lại hỏi thêm : Xin Ngài nói rõ hơn?
Hòa thượng trả lời: Ngoài số người đến chùa lễ Phật ra, còn nhiều người vì bận việc không đến chùa được thì họ tâm niệm ở nhà. Tu tâm dưỡng tính là theo đạo Phật rồi!
Câu trả lời của Hòa thượng tưởng chừng như đơn giản nhưng có sức thuyết phục rất cao làm cho vị học giả kia rất thoải mái và không hỏi thêm được điều gì nữa.
Càng nghĩ lại tôi càng thấy câu trả lời của Hòa thượng rất chí lý. Phật giáo không khuôn vào con số cụ thể được ghi trong danh sách, vì nhiều người không có trong danh sách và cũng chẳng bao giờ đến chùa nhưng họ lại là những Phật tử thuần thành, bởi vì họ luôn tâm niệm làm điều lành, tránh điều ác. Và họ đấu tranh để tiêu diệt cái ác đó chẳng phải là làm theo điều Phật dạy như lời Hòa thượng đã nói đó sao?
Cố Đại lão Hòa thượng Đệ nhị Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thích Tâm Tịch, vị cao tăng đạo cao đức trọng, suốt đời vì đạo vì đời, được Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Tăng Ni Phật tử ghi nhận bằng sự ngưỡng mộ và lòng thành kính thực thi những lời chỉ giáo của Hòa thượng để xây dựng Giáo hội ngày càng xương minh, góp phần xây dựng đất nước thanh bình, an lạc.
Nhà nước ta ghi nhận công lao đóng góp của Hòa thượng bằng việc trao tặng Hòa thượng “ Huân chương Độc lập hạng Nhất”, phần thưởng cao quý của Nhà nước ta.
Tưởng nhớ cố Đại lão Hòa thượng, tôi xin thành tâm ghi lại đôi điều mà tôi cảm nhận thấy sâu sắc nhất trong quá trình được tiếp xúc với Hòa thượng. Ngưỡng mong Giác linh Hòa thượng tiêu diêu Cực lạc.