Trang tin kompas.com trích lời ông Ade Surapriyatna, Chủ tịch Hội đồng Lập pháp Jakarta, nói: “Tôi sẽ đề xuất với ngài thủ hiến Jakarta rút lại giấy phép kinh doanh quán bar này vì rõ ràng nó đã sử dụng những biểu tượng của Phật giáo.”
Ông Chủ tịch Hội đồng Lập pháp Jakarta cũng cho biết thêm ông cũng sẽ đưa vấn đề này ra trước cuộc họp hội đồng lập pháp thành phố.
Ông Surapriyatna nói: “Đây không chỉ là một vấn đề thuộc về đạo đức kinh doanh, mà nó còn liều mạng xâm phạm vào lĩnh vực phỉ báng chống lại tôn giáo nói riêng, vì vậy mà nó đã vấp phải sự phản ứng tức thời của tôn giáo đó.”
Ông cũng thúc giục chủ nhân của quán bar này nên tháo dỡ bất cứ biểu tượng gây chướng tai gai mắt nào đã được trưng bày trong nơi ăn chơi ấy.
“Sau khi những biểu tượng tôn giáo đã được tháo dỡ, quán bar có thể tiếp tục kinh doanh sau khi đã đáp ứng các điều kiện của giấy phép kinh doanh,” ông Surapriyatna hối thúc.
Theo lời ông Chủ tịch Hội đồng Lập pháp Jakarta cho biết thì một số chư Tăng Jakarta đã tiếp kiến với ông vào hôm thứ Năm tuần qua để yêu cầu nơi ăn chơi, nhậu nhẹt, say sỉn, hút chích quốc tế này phải bị đóng cửa nếu không thay đổi tên gọi của nó.
Tại cuộc tiếp kiến, chủ tịch Diễn đàn Chống đối Buddha-Bar, ông Kevin Hu phát biểu rằng lựa chọn một tôn giáo nói riêng để dùng làm tên gọi của một dự án kinh doanh không nằm trong phương châm của giáo lý đạo Phật.
Tương tự, chủ tịch Hội Phật giáo Đại thừa Indonesia, Hòa thượng Guna Badra lên án tên gọi của một quán bar là “đức Phật” có nghĩa là đã xúc phạm đến Phật giáo.
Ủy ban Phòng chống Tham nhũng Indonesia đặt vấn đề về cao ốc Buddha Bar
Ủy ban Phòng chống Tham nhũng Indonesia (ICW) đã yêu cầu chính quyền Jakarta giải thích tình trạng quyền sở hữu của một cao ốc đã được sửa chữa tại Trung tâm Jakarta vốn đang được sử dụng như là một đại lý ủy quyền của Buddha Bar của Pháp.
Hôm thứ Ba, thành viên của ICW, ông Agus Sunaryanto cho biết Ủy ban Phòng chống Tham nhũng Indonesia đang nghi ngờ quyền sở hữu của cao ốc này đã được chuyển từ chính quyền sang một đảng phái riêng.
Ông Agus Sunaryanto nói với tempointeraktif.com rằng: “Chính quyền Jakarta còn nợ chúng tôi một lời giải thích về quyền sở hữu của cao ốc này.”
Cao ốc được xây dựng năm 1913 trong thời kỳ thực dân Hà Lan, để làm trung tâm Nghệ thuật Hà Lan – Ấn Độ (Dutch-Indies Art Center) trước khi nó được chính phủ Ấn Độ sử dụng làm văn phòng xuất nhập cảnh ở Tâm trung Jakarta năm 1945.
Năm 2002, chính quyền thành phố Jakarta đã chuyển cho chính phủ Ấn Độ 28 tỷ Rupee (2,3 triệu Mỹ kim) để mua lại văn phòng xuất nhập cảnh cũ này và đã rót 6,1 tỷ Rupee để tu sửa nó năm 2005.
Ông Agus Sunaryanto cho biết vào thời điểm đó, chính quyền Jakarta đã lập một thỏa thuận làm việc với công ty PT Niresta Vista Creative mà sau đó đã mua sự ủy quyền cho phép của Buddha Bar của Pháp, để quản lý cao ốc này.
Cao ốc này hiện nay đang được sử dụng như là một hộp đêm hoạt động bởi con gái của cựu thủ hiến Jakarta, ông Sutiyoso, người đầu tiên phê chuẩn việc cung cấp tiền để mua và tu sửa nó.
Ủy ban Phòng chống Tham nhũng Indonesia (ICW) quan ngại có một sự mâu thuẫn về quyền lợi trong việc sử dụng cao ốc này.
Thích Minh Trí biên dịch theo The Jakarta Post