Hai vị tăng ni, Sunung và Ijong, đã xây ngôi đền trong suốt những năm đầu thế kỉ thứ 9 dành cho việc nghiên cứu đạo Phật. Ngôi đền là một trong ba ngôi đền báu vật quốc gia, cùng với Songgwang-sa và Tongdo-sa.
Cổng đền
Cổng vào là một điểm ấn tượng của Haein-sa. Cụm từ đền “Haein-sa ở Mt.Gayasan” được khắc ở trên cổng và chính là bút tích của Haegang Kim-Gyu-jin.
Hongje-am (“am” có nghĩa là nhà tu trong tiếng Hàn Quốc), nơi Đức Thích Ca được thờ tự, được xây dựng năm 1614 bởi thiền sư Hyegudaesa vào triều đại của Joseon Gwanghaegun để làm nơi thờ tự cho Samyeongdaesa. Đây là di sản quốc gia thứ 145 của Hàn Quốc.
Nó là tổ hợp của đền Samyeongdaesa và Budo. Đền Samyeondaesa lưu giữ một cuốn nhật kí cuộc đời của Samyeongdaesa, được viết năm 1612. Đền bị phá hủy bởi quân đội Nhật năm 1943 và được trùng tu lại năm 1958. Đền là ngôi chùa có ý nghĩa lịch sử hàng đầu ở Hàn Quốc. budo, một phần của ngôi đền, được xây dựng năm 1610 khi Samyeongdaesa băng hà.
Nhà nguyện chính của Taejeokkwangjo dành để thể hiện ánh hào quang của Phật. Công trình cuối cùng đã bị phá huỷ trong lửa và được xây dựng lại năm 1817, với sự tu bổ thêm vào năm 1971. Công trình lưu giữ và trưng bày rất nhiều bức ảnh Phật và hai vị Bồ tát Mạnusri và Samantabhadra.
Bia của cao tăng Won-gyong Wangsa
Được dựng lên năm 1125 trong suốt triều đại Goryeo (918-1392), tấm bia được chuyển tới nơi này năm 1961 từ Panya-sa (nơi cao tăng Won-gyong Wangsa đã sống), và trở thành di sản quốc gia thứ 128. Theo câu khắc trên bia mộ, tên cổ nhất của tấm bia này là Shin Nak-chin.
Chùa Tam Thuyết
Người ta cho rằng Chùa Tam Thuyết, loại kiến trúc của thời kì Silla (57 BC-AD 935) được xây dựng trong suốt 9 thế kỉ. Chùa cao khoảng 6m, là một trong những ngôi chùa rộng nhất của thời kì này. Nền của chùa được xây hai bậc, bậc thứ 3 được thêm vào khi chùa được sửa chữa lại năm 1926.
Loại đá phủ bên của nền là một loại đá theo phong cách Silla. Ngôi chùa có hình chạm mái rất tinh xảo. (thiết kể bởi miền nam tỉnh Gyeongsang)
Lồng đèn đá
Người ta cho rằng khu đền này được xây dựng vào khoảng cuối thời kì Silla (668-935). Giá đỡ của trụ được trang trí bằng họa tiết cánh hoa sen.
Khởi nguyên của Haksadae
Go-un Choi Chi Won (A.D 857-?) là một học giả và cũng là một nhà văn vĩ đại trong suốt những năm cúôi của thời đại Silla. Ở tuổi 12, Choi Chi Won đến Trung Quốc, lúc này đang là triều đại nhà Tống. Ông dành 17 năm tại đây du học và phát triển tên tuổi của mình với những tác phẩm vĩ đại (như Tohwangsoyokmun nói về thất bại của cuộc nổi loạn Hwangso’s). Ông trở lại Hàn Quốc và phụng sự như một người thủ lĩnh của mỗi hạt.
Tuy nhiên, ông bị mâu thuẫn giữa định kiến xã hội của thời đại và quan điểm chính trị của mình. Vì vậy ông trở lại Nongsan-jong ở thung lũng Hangryudong tỉnh Gaya-san và sống cuộc đời ẩn dật. Ông đã đặt tên cho nơi này là Haksadae sau khi đã nghỉ hưu.
Trong những năm sau đó ông miệt mài với những môn đệ của mình và nói với họ: “Khi thầy còn sống, cái cây này cũng còn sống. Vì vậy hãy học tập hết mình”. Sau đó ông thầm lặng đi vào thung lũng và biến mất. Người ta truyền lại rằng ông trở thành người theo đạo Lão và có sức mạnh siêu phàm. Cây thông (linh sam) vẫn sống tới ngày hôm nay ở Haksadse giống với cây thông ông đã nói đến.