Trang chủ Quốc tế Chùa Byodo-in (Nhật Bản)

Chùa Byodo-in (Nhật Bản)

210

Bản thân công trình đã mang ý nghĩa, nhưng đặc biệt hơn là nó không được xây dựng bằng đá mà bằng gỗ, một vật liệu rất dễ bị phân hủy và hỏa hoạn, sừng sững trong một vùng đất thường hay động đất và nội chiến trong quá khứ. Ngôi chùa vẫn tường tồn theo thời gian, và hình dáng ít nhiều vẫn giống ban đầu.


Hình dáng chùa phỏng theo kiểu Trung Hoa. Du nhập vào Nhật Bản ở thế kỷ 6 sau Công nguyên cùng với đạo Phật. Người Nhật, theo thói quen của mình, mô phỏng mô hình cơ bản nhưng với tầm cao thể hiện vô song trong một loạt các công trình xây dựng mà hiện nay vẫn còn tồn tại.




Chùa Byodo-in


Chùa Byodo-in tọa lạc trên con đường cái quan thời cổ từ Kyoto hướng về Nara, gần dòng sông Uji, nơi nổi tiếng có phong cảnh hữu tình. Các gia đình quý tộc từ Kyoto thường đến xây dựng tư dinh ở vùng này. Năm 1053, nhiếp chính Fujiwara-no-Yorimichi cải tạo tư dinh của thân phụ thành một tu viện, xây dựng một nhóm các công trình để thờ phụng Đức Phật A Di Đà, trong số này chỉ duy nhất chùa Byodo-in còn tồn tại đến ngày nay.

 

Phong cách xây dựng khác xa với truyền thống khung gỗ châu Âu, dễ thấy nhất là ở phần mái với nhiều đường cong và phần mái nhà nhô ra khỏi tường thật tham vọng. Ngoài vẻ đẹp, những mút thừa này có chức năng thực tế là giữ cho khung luôn khô ráo trong một đất nước có lượng mưa khá lớn. Quan sát chi tiết sẽ thấy có sự khác biệt đáng kể về kết cấu – khung không dựa theo hình tam giác, cơ sở căn bản của tính ổn định trong cấu trúc châu Âu. Thay vào đó, thành phần kết cấu mái gài vào đầu cột chống bằng các mối nối phức tạp có thể chịu nổi tải trọng kéo lớn. Vì thế công trình đứng vững như chiếc bàn có nhiều chân, tính ổn định mong manh của khung lại giúp công trình chịu đựng các trận động đất xảy ra định kỳ.


 


Cầu dẫn vào Chùa Byodo-in (ảnh jeffreyg2012–Flickr)

 


Trong sơ đồ, công trình gồm một đại sảnh, đại sảnh Hoo-do hay đại sảnh Phụng Hoàng – với các hành lang nâng cao nhô ra hai bên, ở đầu mút uốn cong một đoạn ngắn hướng về phía hồ, làm người ta dễ liên tưởng đến một con chim đang xòe cánh, với cảm giác thật thanh thoát và yên bình. Hai chim Phụng Hoàng bằng đồng đặt trên nóc giữa (mô phỏng nguyên bản) cũng nhấn mạnh ý tưởng về cái chết và hóa thân trong lời giáo huấn của Phật.

 

Mục đích của tất cả sự tiêu pha phung phí này là nhằm tạo ra một đại sảnh thờ phụng lộng lẫy; trong sảnh có thể đặt một tượng phật lớn, chạm gỗ, do Yorimichi đặt hàng ở điêu khắc gia nổi tiếng Joche. Thường được xem là tuyệt tác nghệ thuật, pho tượng cao gần 3m (10feet).

 

Kết cấu gỗ thời xưa thường có tính đặc trưng dành cho phần bên ngoài, xuất phát từ kết cấu cơ bản của vật chất hữu cơ. Xét về độ tuổi của công trình, có quá nhiều điểm đến mức không thể xem tất cả cấu trúc mang tính độc đáo. Thế nhưng, chùa vẫn được bảo tồn, bởi theo thời gian gỗ đã lên nước bóng loáng và hiện đang được trùng tu hiệu quả. Ngày ngay, chùa là một di sản văn hóa thế giới, và trong những công trình toàn bằng gỗ thì hiếm có công trình nào được công nhận như thế.


 


Tượng phật bên trong chùa Byodo-in
ảnh MacEnsteph (Flickr) 

 


Chuông ở chùa Byodo-in ảnh Aur & Wes (Flickr)

 

Số liệu thực tế:

•  Tổng chiều rộng: 48m.
•  Chiều rộng mặt tiền đại sảnh Phụng Hoàng: 14,24m.
   Chiều cao tượng Phật: 3m.