Trang chủ Đời sống Nghệ thuật sống Thở ra cẳng thẳng hít vào thành công

Thở ra cẳng thẳng hít vào thành công

78

Trong truờng hợp này, biện pháp nào bạn sẽ chọn để giải quyết vấn đề?  Phần đông những học sinh, sinh viên thường đến giải khuây tại các quán nước mỗi khi gặp những vấn đề nan giải, khó khăn; nhưng nếu lần sau sự căng thẳng lại đến với bạn thì bạn nên chọn một giải pháp khác chẳng hạn như thiền định.


 Bạn không cần phải theo một tôn giáo đặc biệt nào hay làm bạn với những thanh niên thời đại mới (Hippies). Thiền là giải pháp lý tưởng cho những người quá bận rộn trong cuộc sống, và cần có thời gian nghỉ ngơi. Nói một cách khác là những người đang ở trong hoàn cảnh như bạn vậy.


 Mặc dù ngồi thiền đòi hỏi nhiều khó khăn hơn là uống một vài ly bia để làm dịu tâm hồn, nhưng nó sẽ đem lại nhiều lợi ích mà không cảm thấy khó chịu như sau khi uống nhiều rượu cũng như những nỗi ân hận ám ảnh trong tâm hồn. Thực tập ngồi thiền mỗi ngày, cho dù chỉ một vài phút đi nữa, cũng giúp cho tâm trí bạn đối phó được với những sự căng thẳng mà không sợ cảm xúc cũng như lo lắng can thiệp khiến vấn đề rắc rối thêm.


 Một cuộc nghiên cứu cách đây hai năm của trường Đại Học đã cho thấy là ngồi Thiền đều đặn mỗi ngày đã làm tăng thêm thành tích và sự tập trung. Omri Gillath, giáo sư trợ giảng môn Tâm Lý Xã Hội cùng một trong những sinh viên tốt nghiệp tên là Beu Clark đã so sánh thành tích của những người trước và sau khi tập thiền. Họ chọn những người trong cộng đồng chưa biết hoặc biết ít về thiền định, chỉ dẫn họ những kĩ thuật căn bản và rồi cho họ thực tập ở nhà. Hai tuần sau, họ so sánh kết quả. Những người mà họ thí nghiệm đơn thuần chỉ đọc những chữ, như “gia đình” hoặc “tình yêu” không những tăng khả năng thành tích mà còn cho thấy giảm mức độ căng thẳng và tăng khả năng chịu đựng. 


Tán tụng hay niệm thần chú là một hình thức của thiền. Nhưng nếu bạn là con người có khả năng tưởng tượng, thì có lẽ tốt hơn nếu bạn nhắm mắt lại và hình dung một cái gì đó để thư giản tâm hồn.


 Gaywyn Moore, sinh viên tốt nghiệp trường đại học Wichita, Kansas, khi 12 tuổi cô đã sử dụng kĩ thuật này để hoá giải sự căng thẳng. Những lúc vọng tưởng nẩy sinh kèm theo sự lo lắng, cô liền nghĩ ngay đến số 1. Trước hết, có ta hít vào thật sâu và cho những dòng tư tưởng ấy đi vào, nhưng khi thở ra, cô tưởng tượng là đang vẽ con số 1 bằng cây viết chì cho đến khi những nỗi phiền muộn lo lắng tan biến đi.


 Khi hít vào, tôi có thể nghĩ bắt cứ cái gì, nhưng khi thở ra, tôi chỉ có thể tập trung vào một tư tưởng mà thôi.” Moore phát biểu như vậy.


Cho dù bạn tập thiền theo cách nào đi chăng nữa, thì chỉ cần có một điều: đó là bạn phải thực hành. Zach Holden, một sinh viên ở Topeka, đã thực tập ngồi thiền hơn bốn năm, và cho biết là sự tập thiền đều đặn đã giúp cho anh ta kiểm soát được sự căng thẳng và chán nản  trong việc học để chuẩn bị thi GRE trong mùa thu này. Anh ta cố gắng thực tập thiền khi thức dậy, hoặc ban đêm khi cảm thấy thanh thản và không quá mệt mỏi.  


Holden đã thực hành Shamatha, hay còn gọi là thiền an trú; theo lời anh ta thì đây là pháp môn được dạy bởi đức Phật, và là hình thức đơn giản nhất của thiền định. Anh ta nói rằng, pháp môn này giúp cho bạn loại bỏ được những ràng buộc về cảm xúc.


 Holden nói “Khi bạn cảm thấy buồn thì bạn chế tác ra những tư tưởng duy trì nỗi buồn này.” 


Nếu việc loại bỏ những cảm xúc này dường như khó khăn như việc loại bỏ máy Computer của bạn thì thật hữu ích nếu có ai đó khuyến khích bạn khi bạn chán nản. Holden đã học được kỹ thuật này từ Yongey Mingyur Rinpoche, một tu sĩ Phật giáo từ Nepal đến thăm trường Đại Học hai năm một lần. Holden cũng đã từng có dịp được tu học tại tu viện của Rinpoche ở Nepal và nay đem những gì đã học để dạy lại cho những người ham thích thực tập thiền. 


 Holden nói rằng, khái niệm căn bản là thư giản trong tỉnh giác.  Để bắt đầu buổi thực tập thiền đầu tiên, bạn nên nhớ 3 việc. Thứ nhất là để ý đến cái lưng, không luận là bạn ngồi thiền trong tư thế nào, luôn luôn giữ cho cái lưng thẳng. Tư thế đúng sẽ giúp tăng thêm sự nhận thức và giảm thiểu được sự vụng về và không thoải mái.


 Thứ hai là chọn một giác quan để thực tập. Holden nói rằng, bạn nên tư duy tác ý (tập trung sự nhận thức) vào một trong những giác quan của bạn. Chẳng hạn, nếu bạn nghĩ  rằng, bạn cần nhắm mắt để tập trung thì hãy cố gắng lắng nghe mọi tiếng động xung quanh bạn mà không phản ứng hay phân biệt. Nếu bạn thích mở mắt thì hãy tập trung vào một đối tượng phía trước bạn, và nghiên cứu hình thể hoặc cấu tạo của nó. Nếu theo cách này mà không thể giúp bạn giữ được sự tác ý thì hãy nên theo dõi hơi thở của bạn.


 Cuối cùng, đừng bỏ cuộc. Holden nói rằng, ngồi thiền giống như rèn luyện thể thao, và bạn không thể đòi hỏi để có thể trở thành một người chạy việt dã có hạng ngay chỉ trong một vài lần tập đầu tiên. Khi bắt đầu tập, bạn chỉ cần không tới một phút để ngồi thiền, nhưng nên tập hai hoặc ba lần mỗi ngày.


 Phần khó khăn nhất trong việc tập thiền là lắng đọng tâm hồn. Trong cuốn sách, The Joy of Living: Unlocking the Secret and Science of Happiness (Niềm vui của cuộc sống: Khám phá sự bí mật và khoa học của hạnh phúc), thầy dạy của Holden, Youngey Mingyur Rinpoche, nói rằng, trong khi một vài tư tưởng có thể dễ dàng bị trừ diệt trong lúc ngồi thiền, nhưng những tư tưởng khác có thể làm sao lãng bạn, và kéo theo một chuỗi những suy nghĩ vẫn vơ khác. Nếu xảy ra như thế, đừng có tự quở trách mình, hay chán nản, chỉ cần mang sự chú tâm của bạn trở về với hơi thở là được. 


 Bạn càng dành thời gian cho việc thực tập thiền bao nhiêu thì việc thực tập càng dễ dàng bấy nhiêu, và cuối cùng chúng ta sẽ có khả năng điều khiển được sự căng thẳng để không đến nỗi phải đổ mồ hôi hay phải uống rượu để tiêu sầu.