Tháng Ba vừa qua, tôi dẫn đầu đoàn Phật giáo Việt
Tôi trao đổi với Hòa thượng Trưởng ban Tổ chức, tuy ngài còn trẻ tuổi, 54 tuổi, nhưng đã gánh vác vai trò lãnh đạo, tổ chức Diễn đàn Phật giáo rất thành công. Như chúng ta đều biết, Trung Quốc có dân số rất đông và có lịch sử Phật giáo tồn tại lâu dài từ đời Đường đến đời Tống, đời Thanh. Vì thế, khi tham quan, chúng tôi thấy ở nhiều chùa còn có cột đá khắc chữ bá quan văn võ đến chùa phải xuống ngựa. Điều này chứng tỏ Phật giáo Trung Quốc đã từng có vị trí quan trọng trong xã hội. Tuy nhiên, thạnh suy là việc bình thường mà Tổ sư chúng ta từng nhắc nhở, coi như hạt sương trên ngọn cỏ.
Theo lịch sử, Phật giáo Trung Quốc đã trải qua bốn lần pháp nạn. Nhưng ngày nay, họ nói rằng có đến năm lần pháp nạn, lần thứ năm Phật giáo Trung Quốc gặp nạn là thời kỳ xảy ra cuộc đại cách mạng văn hóa, chùa chiền và kinh sách bị phá hủy. Tuy nhiên, hiện nay, Chính phủ cho tu bổ, xây dựng chùa và khuyến khích xuất gia. Tăng Ni Trung Quốc rất trẻ và học rất giỏi, điều này cho thấy tương lai Phật giáo Trung Quốc sẽ rất tốt đẹp, vì giới tu sĩ trẻ có năng lực mới gánh vác được Phật sự phát triển lâu dài. Còn người lớn tuổi tất nhiên cũng tốt cho đạo, nhưng thời gian phục vụ không còn dài, vì sức khỏe và năng lực phải yếu dần theo định luật tự nhiên.
Tôi thấy Tăng Ni Trung Quốc trong khoảng 20 đến 30 tuổi rất đông, có trình độ học thức tốt, lại vừa trẻ trung, khỏe mạnh, vui vẻ và đường đường Tăng tướng. Với những yếu tố thuận lợi như thế, chắc chắn dễ cảm hóa được nhiều người trong thời hiện đại. Với sự chuẩn bị tốt cho Diễn đàn Phật giáo thế giới, họ đã huấn luyện giới Tăng Ni trẻ thông thạo tiếng Anh. Học điều hay của người, tôi đề nghị quý Hòa thượng, Thượng tọa nhận thấy thầy cô nào có ngoại hình dễ coi và thông minh, nên cho học ngoại ngữ, không cần nhiều người, nhưng có được một số Tăng Ni trẻ có khả năng giao tiếp trong những dịp phái đoàn Phật giáo quốc tế đến thăm trường lớp, cơ sở của chúng ta.
Với Diễn đàn Phật giáo tại Hàng Châu, họ đã huy động được đại biểu của trên 40 nước tham dự. Tôi theo dõi và tâm đắc nhất là sự hài hòa giữa các pháp môn tu và các hệ phái mà hội nghị nêu ra. Đó là điều tôi muốn trao đổi với Tăng Ni tỉnh nhà hôm nay, vì Phật giáo chúng ta cũng có những điểm tương đồng như vậy.
Muốn hài hòa, trước nhất phải chấp nhận lẫn nhau; đó là vấn đề mà hội nghị Phật giáo tạiTrung Quốc nêu lên. Tất cả đại biểu khắp nơi tập trung đến đây coi như anh em một nhà. Tuy nhiên, cũng có người lớn, người nhỏ, người giỏi, người chưa giỏi, v.v…, cho nên tất yếu phải chấp nhận vấn đề sai biệt. Tuy nhiên, đó không phải là sự phân chia giai cấp, vì Đức Phật đã phá bỏ sự áp đặt giai cấp theo truyền thống cổ của Ấn Độ. Trên bản thể thì nam nữ, già trẻ đều bình đẳng; nhưng ở đây là hiện tượng giới, tức thế giới sai biệt thì tùy theo nghiệp mà có thọ báo khác nhau.
Vì vậy, muốn hài hòa, phải công nhận thực tế khác nhau, người nào việc đó, người kém năng lực không thể làm được việc của người giỏi. Tôi thuyết pháp được, nên làm giảng sư. Thầy nào cúng kính giỏi thì làm nghi lễ, thầy giỏi quản lý, hoặc giỏi hành chánh thì làm công việc tương ưng. Như vậy là chấp nhận vấn đề sai biệt, vì mọi người không thể làm giống nhau được và mỗi người lại có suy nghĩ riêng, có tu chứng khác nhau, sức khỏe, năng lực khác nhau, v.v… Trong kinh Hoa Nghiêm cũng có 52 vị trí Bồ tát khác nhau; chúng ta không nên sai lầm cho tất cả bằng nhau. Ở quả vị Phật thì hoàn toàn bằng nhau, còn từ Bồ tát trở xuống phải khác nhau.
Trước tiên, hài hòa thì chấp nhận nương nhau, người nào làm việc người đó. Hội thảo đã đưa ra đề mục này mà tôi tâm đắc. Và tôi đã phát biểu rằng Giáo hội Phật giáo Việt Nam chúng ta đã thống nhất được sinh hoạt của trên bốn vạn Tăng Ni và Phật tử, vì chủ trương tôn trọng các pháp môn tu hành đúng Chánh pháp, tức tôn trọng pháp tu khác nhau, hành đạo khác nhau; nhưng có mục tiêu chung là đạt đến quả vị Phật và xây dựng xã hội tốt đẹp. Một số Hòa thượng đã hỏi tôi về việc thống nhất Phật giáo của chúng ta. Tôi cho biết trước kia mấy chục hệ phái của chúng ta không thể cảm thông nhau, nhưng nay cùng học một trường lớp, cùng sinh hoạt chung một cách tốt đẹp. Đại biểu các nước rất quan tâm đến kinh nghiệm thực tiễn này của Phật giáo chúng ta.
Ngoài ra, đây cũng là lần đầu tôi đi dự hội nghị Phật giáo bằng chuyên cơ. Những lần hội nghị tôn giáo ở Mỹ, Nhật, hay Ý, không được như vậy, mặc dù tôn giáo ở các nước này sinh hoạt đã thuần. Lần này, nước chủ nhà Trung Quốc đã sử dụng máy bay chuyên cơ để chở riêng các đại biểu Phật giáo từ Hàng Châu ra Phổ Đà sơn. Cách tổ chức của họ vừa giữ được nghi lễ theo truyền thống vừa mang tính văn minh hiện đại để Phật giáo phù hợp với sinh hoạt xã hội. Tất cả chư Tăng đều đắp y và mỗi vị Hòa thượng trưởng đoàn đều có lọng hầu cung kính do một cư sĩ cầm che và có một thị giả đi cùng, nói được tiếng Anh. Về ẩm thực được tổ chức theo cách ăn tự chọn. Thiết nghĩ chúng ta nên làm quen với cách tổ chức này; thức ăn được dọn sẵn, mỗi người tự lấy khẩu phần vừa đủ và thích hợp với mình. Làm như vậy, bỏ được hủ tục lâu nay thường xảy ra là thức ăn thừa dùng dở dang phải đổ đi, gây lãng phí vô ích, còn nếu để cho người khác ăn thì mất vệ sinh. Họ hành lễ, cầu nguyện rất trang nghiêm, nhưng đối với việc ăn uống thì nhẹ nhàng, đơn giản; trong giờ ăn, đại biểu có thể đi lại để trao đổi với những người mình cần giao lưu, tìm hiểu.
Sau hội nghị này, tôi lại dẫn tiếp phái đoàn sang dự Hội nghị Phật giáo thế giới lần thứ ba cùng với Lễ Phật đản của Liên Hiệp Quốc đồng tổ chức tại Thái Lan. Theo truyền thống Bắc tông, chúng ta thường tổ chức Lễ Phật đản vào ngày mùng 8 tháng 4 âm lịch. Phật đản theo
Lần này tổ chức Hội nghị Phật giáo lần thứ ba, vì năm 1999, Liên Hiệp Quốc đã chính thức công nhận Lễ Phật đản là ngày lễ quốc tế. Nhưng hội nghị lúc đó được tổ chức ở
Đoàn Phật giáo Việt Nam tham dự với 25 đại biểu chính thức đại diện cho ba miền Nam, Trung, Bắc và Chính phủ, Hoàng gia Thái Lan đài thọ hoàn toàn cho 25 đại biểu. Ngoài ra, còn có các Phật tử tháp tùng với tư cách là quan sát viên, lúc đầu chỉ cho 100 người dự, nhưng sau tăng thêm đến hơn 200, cho nên đoàn Việt Nam trở thành đông nhất. Trước khi làm lễ, các đoàn đại biểu tụng kinh theo tiếng bản xứ. Đến phiên đoàn Phật giáo Việt
Thái Lan năm nay, đã tổ chức long trọng Lễ Phật đản Phật lịch 2550 cùng với Hội nghị Phật giáo thế giới lần thứ ba thật quy mô, nhờ vậy mà cả thế giới biết được ngày Lễ Phật đản. Sinh hoạt Phật giáo đang tiến triển rất tốt đẹp, đó là tín hiệu đáng mừng. Đa số Tăng Ni trẻ tham dự, vấn đề giao lưu rất thuận lợi vì nhiều người nói được tiếng Anh. Sang năm, Thái Lan sẽ tổ chức Lễ Phật đản. Các thầy cô trẻ nên trau giồi ngoại ngữ thông thạo để tham dự đông hơn, tạo thế phát triển cho Phật giáo chúng ta.
Tại Hội nghị, nhiều chủ đề được triển khai như hòa bình, môi sinh, giáo dục, bảo tồn văn hóa, hoằng pháp, v.v…, nhưng theo tôi, quan trọng nhất là vấn đề làm thế nào hài hòa tất cả các sinh hoạt Phật giáo, các nước theo Phật giáo tìm cho được mẫu số chung về sự phát triển. Về lãnh vực này, Phật giáo Việt
Từ hai hội nghị Phật giáo quốc tế vừa nói, tôi có suy nghĩ và rút ra bài học để xây dựng Phật giáo chúng ta, đồng thời nhắc nhở Tăng Ni chuẩn bị cho tốt sở học của mình để tham gia các hội nghị Phật giáo thế giới trong tương lai. Tôi nghĩ rằng khi chúng ta học hiểu giáo lý và trao đổi với nhau, mà gọi đó là cảm thông thì chưa phải; vì như vậy mới chỉ là xã giao thôi, không có thiện cảm với nhau cũng bắt tay cười. Phật giáo không chủ trương như vậy. Vấn đề hài hòa, tôn trọng, chấp nhận nhau không phải chỉ ở hình thức bề ngoài, trên đầu môi chót lưỡi. Sự hài hòa mà Phật giáo muốn hướng đến cần thể hiện trong cuộc sống thực tiễn, trong hành động, trong việc làm, phát xuất từ trái tim chân thật, từ ái, hiểu biết. Tôi và quý Hòa thượng PG Thái Lan cùng PG các nước, tuy việc làm tại mỗi quốc độ khác nhau, nhưng khi gặp nhau, quý mến nhau, tôn trọng nhau thật sự, mới có thể ảnh hưởng hỗ trợ cho nhau, mới làm được việc đạo; không phải nói xã giao cho vui.
Thiết nghĩ muốn hài hòa được, mỗi người phải tự gạn lọc thân tâm trên bước đường tu. Tinh thần này được Giáo hội chủ trương là trưởng dưỡng đạo tâm, tăng cường đạo lực. Với tôi, giáo lý Đức Phật qua kinh điển rất rộng, nhưng ta phải gom lại, nắm được cốt lõi thực hành mới quan trọng. Trên thực tế dù hệ phái nào cũng phải thực hành ba vấn đề căn bản là tứ Thánh đế, mười hai nhân duyên và sáu pháp ba la mật, vì đó là phương pháp có công năng trưởng dưỡng đạo tâm, phát huy đạo lực. Và có đạo lực mới cảm hóa được người, có đạo tâm mới dung hợp được người.
Một vị Hòa thượng Triều Tiên đã nói với tôi rằng muốn thuyết pháp phải có cái đầu của ông Duy Ma, muốn tiếp Tăng độ chúng phải có bụng của Di Lặc mới dung được tất cả mọi người. Đạo lực là cái đầu của ông Duy Ma, vì nếu chúng ta tu hành mà quên nhập thế, hoặc ứng dụng giáo pháp sai lầm, chắc chắn đạo Phật không tồn tại. Có cái đầu của Duy Ma để thấy người muốn gì, nghĩ gì, cần gì, chúng ta giúp. Duy Ma không cần hình thức, nhưng nhìn thẳng vào tâm người và theo đó hướng dẫn, giáo dưỡng. Làm như vậy đạo Phật mới phát triển. Tiếp Tăng độ chúng thì phải thương đại chúng và chăm sóc đại chúng như con ruột.
Giáo pháp rất nhiều, nhưng pháp nào của Phật dạy cũng nhằm chữa bệnh nghiệp; tất nhiên phải lựa pháp thích hợp với bệnh nghiệp của mình. Không nhận ra ý này, chỉ tu chung chung, kết quả không lớn. Nhiều khi chúng ta nghĩ rằng mình theo Đại thừa phải tu sáu pháp ba la mật, tụng kinh Pháp Hoa, kinh Bát Nhã, v.v… Việc này cần xét lại, vì người kém thì phải làm việc nhỏ, không thể làm việc lớn, người giỏi mới làm được việc lớn. Vì thế, chúng ta thường đặt mục tiêu rằng sau này lớn lên, tôi sẽ làm việc lớn, làm việc của Bồ tát Quan Âm, Văn Thù. Còn bây giờ khả năng không có, sức yếu, không thể mang nặng được. Kinh Pháp Hoa thường ví người làm việc lớn như voi kéo nặng lại đi ngược dốc, mà không có con thú nào ngăn cản được, nhằm chỉ khả năng siêu việt của Bồ tát Văn Thù. Chúng ta chưa có sức mạnh của voi, của sư tử, nên suy nghĩ những việc vượt quá sức mình thì không làm, dù đó là lý tưởng của Đại thừa. Ai tu cũng có thể đạt quả vị Phật, nhưng việc đó không phải ai cũng làm được. Nói cách khác, tham vọng thành Phật liền chẳng thể nào thành. Phải thấy đúng thân phận mình và từ đó khởi tu.
Riêng tôi, từ thuở nhỏ, nhờ nương theo các bậc minh sư là Hòa thượng Trí Đức, Hòa thượng Thiện Hòa, tôi đã trưởng thành. Trong khi huynh đệ của tôi muốn làm việc lớn, vượt hơn khả năng, cuối cùng phải bỏ cuộc. Từng bước đi thật chắc, tôi tuân thủ lời dạy của Hòa thượng Thiện Hoa rằng đời người nên chia làm ba giai đoạn, giai đoạn tuổi nhỏ phải nỗ lực học cho giỏi, giai đoạn lớn làm việc tích cực và giai đoạn ba, lớn tuổi thì cần buông xả tất cả để thâm nhập thế giới Không, tuổi già mà không chịu buông bỏ thì sẽ khổ. Chúng ta cần chuẩn bị ba giai đoạn như vậy trong cuộc đời mình. Tuổi nhỏ mà làm quá sức, liệu thọ mạng của thân vật chất có thể kéo dài được hay không. Vì thế, phải có sức khỏe mới có thể học, tu, và giáo hóa chúng sinh được.
Ý thức điều này, việc đầu tiên của tôi khi bắt đầu tu ở tuổi trẻ là điều hòa cơ thể. Tôi làm việc trải qua một giai đoạn dài nhờ ít bệnh và ít bệnh vì biết điều hòa ăn uống, ngủ nghỉ. Không điều hòa được cơ thể, chắc chắn sinh bệnh thì học và làm việc cũng không được. Người tu cần biết điều hòa sinh hoạt tu học, ăn ngủ, cố gắng quá thì đầu bị đau. Thuở nhỏ, tôi hay bị nhức đầu vì thức đêm và đọc sách nhiều. Nếu tôi không biết cải thiện sinh hoạt tu học, có lẽ không được như ngày nay.
Để điều hòa sự tu tập, chúng ta có thời khóa tụng niệm, lễ bái, tham thiền; ngồi suốt không được, phải có đi, có nghỉ, giúp cho cơ thể được điều hòa. Về tuổi tác cũng vậy, tuổi còn trẻ, cơ thể đang phát triển, nếu bắt chước người lớn ăn ngọ dễ bị bệnh. Muốn ăn ngọ, phải luyện tập. Xưa kia, khi thọ giới Sa di, tôi nghĩ rằng ăn chiều có tội; vì Hòa thượng Thiện Hòa thường bảo rằng khi ăn phải sinh lòng hổ thẹn, như vậy nhịn ăn để khỏi phải hổ thẹn. Vì thế, đói bụng thèm ăn mà chỉ nuốt nước miếng hoài sẽ bào mòn bao tử. Tôi đã bị đau bao tử một thời gian khi ăn ngọ lúc còn trẻ. Một số thầy lại bày sử dụng thuốc tịch cốc, ăn một viên thuốc này sẽ không cảm thấy đói, vì nó phình hơi, nhưng cũng dẫn tới đau bao tử. Hoặc có người ăn ngọ phải ăn trưa thật nhiều để chiều khỏi đói; ăn nhiều làm cho bao tử giãn lớn, rồi không ăn khiến bao tử thun nhỏ lại, lâu ngày cũng thành bệnh.
Theo tôi, có ba thứ đói, một là đói thực, hai là đói con mắt và ba là đói tâm. Thể nghiệm lời Phật dạy, từng bước chúng ta thấy rõ. Trong đầu chúng ta không nghĩ đến thức ăn, như ham đọc sách thì quên ăn, hoặc các Thiền sư ngộ đạo, an trụ trong pháp, nên quên đói. Còn nghĩ đến thức ăn thì đói là đói tâm. Khi nghĩ nhiều đến thức ăn, dịch vị trong bao tử tiết ra làm chúng ta cảm thấy đói, nhưng chúng ta không ăn gì thì dịch vị tác dụng ngược lại, xói mòn bao tử lại khiến chúng ta thấy đói thêm. Ngoài ra, trông thấy thức ăn thì thèm là đói con mắt, cũng kích thích dịch vị tiết ra nên có cảm giác đói.
Theo kinh nghiệm của tôi, không nhìn thức ăn, không thấy thức ăn, không nghĩ đến thức ăn, sẽ không đói. Thí dụ tôi nghe tiếng chuông báo hiệu mới biết đến giờ ăn. Áp dụng vào việc tu hành, pháp hay nhất là đóng kín sáu giác quan mà Tổ dạy rằng “bất dữ chư trần tác đối”. Nghĩa là đừng cho giác quan chúng ta tiếp xúc với sáu trần, cơ thể chúng ta trở thành bình thường thì đói thực chúng ta ăn và cũng không ăn nhiều. Số lượng thực phẩm nhiều hay ít cũng thay đổi tùy theo tuổi. Tuổi trẻ hoạt động nhiều, tiêu hao nhiều năng lượng, thì phải ăn nhiều; nhưng tuổi lớn, ít lao động, không nên ăn nhiều. Tôi khỏe mạnh vì từ lúc 25 tuổi sang Nhật học cho đến ngày nay 69 tuổi, trọng lượng cơ thể không tăng. Khi trọng lượng của thân thể sụt hay tăng, tôi làm cho cân bằng trở lại; đừng để quá mập hoặc quá ốm.
Tóm lại, trong mùa An cư, chúng ta cần thể nghiệm tinh thần Phật dạy để thân thể khỏe mạnh thì tâm mới an vui theo và tiến tu được, tức phát huy trí sáng suốt và cảm hóa được người tin theo tu hành. Thân khỏe, tâm an, trí sáng là nền tảng căn bản của hành giả bước theo dấu chân Phật để làm lợi ích cho mọi người và xây dựng xã hội hòa hợp, hạnh phúc, phát triển bền vững.