Thời gian này khi mà những cảm xúc phiền não như giận dữ, sợ hãi và thù hận đang làm lớn dậy những vấn đề khổ đau trên toàn thế giới. Trong khi tin tức hằng ngày lan truyền nhắc nhở nhớ lại những gì dữ dội của những năng lực tàn phá bởi những xúc cảm như vậy, điều mà chúng ta phải hỏi là chúng ta có thể làm được gì để vượt qua những vấn nạn này?
Dĩ nhiên những xúc tình tai hại phá hoại luôn luôn là một phần của những điều kiện hiện hữu của loài người – nhân loại đã vật lộn với nó qua hàng nghìn năm. Nhưng chúng tôi tin tưởng chúng ta có một cơ hội có thể làm một tiến trình trong việc đối phó với chúng, thông qua sự cộng tác giữa tôn giáo và khoa học.
Với điều này trong tâm, chúng tôi, từ năm 1987, đã tham gia trong một loạt chương trình đối thoại với những nhóm các khoa học gia. Tổ chức bởi Viện Khoa Học và Đời Sống, họ đã đang trên những chủ đề từ vật lý lượng tử và vũ trụ học đến từ bi yêu thương và những cảm xúc tiêu cực tàn phá. Chúng tôi đã thấy rằng trong khi khoa học đang tìm cách cống hiến một sự hiểu biết sâu hơn trên những lĩnh vực kiến thức của vũ trụ học, thì dường như những luận giải của Phật học có thể thỉnh thoảng cho những nhà khoa học một phương pháp mới để nhìn lại những phạm trù của họ.
Sự đối thoại của chúng tôi đã cung cấp những lợi ích không chỉ cho khoa học, những cũng hữu ích cho tôn giáo. Mặc dù người Tây Tạng có những kiến thức giá trị về thế giới nội tại, chúng tôi đã bị vật chất giật lùi phần nào do bởi một sự thiếu vắng kiến thức khoa học. Giáo nghĩa đạo Phật nhấn mạnh tầm quan trọng của sự thông hiểu thực tại. Vì thế, chúng ta nên lưu tâm về những gì khoa học hiện đại đã thực khám phá qua những kinh nghiệm và đo lường những sự vật mà họ đã chứng tỏ là thực tế.
Lúc bắt đầu những cuộc đối thoại này có rất ít người chúng tôi từ phía đạo Phật và trước nhất chỉ mình tôi và hai người thông dịch. Nhưng gần đây, chúng tôi đã bắt đầu giới thiệu khoa hiện đại trong những tu viện của chúng tôi, và tại cuộc đối thoại gần đây nhất có hai mươi hay hơn, tu sĩ Tây Tạng trong cuộc hội kiến. Những mục tiêu của cuộc đối thoại là trên hai trình độ. Một là trình độ học thuật, sự mở rộng kiến thức. Đại thể nói chuyện khoa học đã là một phương tiện đặc biệt để thấu hiểu thế giới vật chất, làm một tiến trình rộng lớn trong cuộc đời chúng ta mặc dù dĩ nhiên vẫn còn nhiều vấn đề để khám phá. Nhưng khoa học hiện đại dường như không chú trọng phát triển những kinh nghiệm nội tại.
Trái lại, đạo Phật, một tư tưởng Ấn Độ cổ xưa , phản chiếu một sự quán sát tìm hiểu sâu xa trong những hoạt động của tâm. Qua nhiều thế kỷ, nhiều người đã khám phá ra điều mà chúng ta có thể gọi là những thể nghiệm trên lĩnh vực này và có những kinh nghiệm đầy ý nghĩa ngay cả phi thường như một kết quả của sự thực hành đặt cơ sở trên kiến thức của họ. Vì thế, có nhiều hơn những cuộc thảo luận và phối hợp học hỏi giữa những học giả khoa học và Phật học trên lĩnh vực học thuật có thể rất hữu dụng cho việc mở rộng kiến thức con người.
Một trình độ hay một lĩnh vực khác, có phải chăng con người hiện hữu để tồn tại, hạnh phúc và yên bình nội tại là chủ yếu. Nói cách khác đời sống của con cháu chúng ta và con cháu của chúng có thể không hạnh phúc, tuyệt vọng, dữ dội và ngắn ngủi. Thảm kịch 11 tháng chín năm 2001 chứng tỏ rằng kỷ thuật hiện đại và thông minh con người bị hướng dẫn bởi hận thù có thể đưa đến sự tàn phá khủng khiếp to lớn. Sự phát triển vật chất chắc chắn cống hiến cho hạnh phúc – trong một vài chừng mực nào đấy – và một tiện nghi thoải mái cho đời sống. Những điều này không đủ. Để đạt đến một trình độ sâu sắc của hạnh phúc chúng ta không thể xao lãng sự phát triển nội tại. Thí dụ, chúng tôi thấy rằng ý thức về những giá trị căn bản của nhân loại không theo kịp với những phát triển mạnh mẽ mới trong khả năng vật chất của chúng ta.
Vì lý do ấy chúng khuyến khích những khoa học gia nâng cao thể nghiệm trên những hành giả tâm linh Tây Tạng để thấy những tác động nào của sự thực hành tâm linh có thể ích lợi cho những người khác, bên ngoài những lý thuyết tôn giáo. Một tiếp cận có thể giúp ích cho những khoa học gia trong sự cố gắng để làm cho những hoạt động của những phương pháp nội tại này rõ ràng. Điểm quan trọng ở đây là để tăng cường sự hiểu biết đối với thế giới của tâm, của ý thức và của những cảm xúc của chúng ta.
Những thí nghiệm đã được tiến hành, cho thấy một số hành giả có thể đạt đến một trình độ an bình nội tại ngay cả khi đối diện với những trạng huống bị làm náo động, hay quấy rầy. Những điều này chứng tỏ những người như thế hạnh phúc hơn, ít bị ảnh hưởng bởi những xúc tình tiêu cực tàn phá và hòa hiệp hơn đến những cảm nhận của người khác. Những phương pháp này không chỉ hữu ích, mà còn ít tốn kém: quý vị không phải mua bất cứ thứ gì hay làm bất cứ thứ gì trong nhà máy, hãng xưởng. Quý vị không cần dùng thuốc uống hay thuốc chích.
Câu hỏi kế tiếp là làm thế nào để chia xẻ những kết quả lợi ích này với những người khác hơn là đối với những ai đã là Phật tử. Điều này không liên hệ đạo Phật cũng như hay cũng giống với bất cứ những tôn giáo truyền thống nào khác – nó chỉ đơn giản là vấn đề của sự cố gắng để làm rõ khả năng của tâm con người. Mọi người, chẳng kể là giàu hay nghèo, học vấn hay không học vấn, đều có khả năng để hướng đến một đời sống an bình và đầy đủ ý nghĩa. Chúng ta phải khám phá thật sâu sắc, thật sâu xa một cách tối đa mà chúng ta có thể, làm thế nào để điều ấy được hiển lộ.
Trong lĩnh vực khám phá ấy, sẽ trở nên rõ ràng rằng những sự quấy rầy náo động nhất không phải bị kích thích bởi những nguyên nhân ngoại tại mà bởi những sự kiện nội tại như thế làm khởi lên những xúc tình quấy rầy, náo động. Phương thuốc giải quyết tốt nhất cho những nguyên nhân đổ vở này sẽ đến thông qua sự nâng cao những khả năng của chúng ta để tự chúng ta kiểm soát,kiềm chế những xúc tình này. Cuối cùng chúng ta cần phát triển một sự tỉnh giác điều này cung cấp những phương thức và biện pháp để vượt thắng những xúc tình, cảm giác tiêu cực gây đổ vở của chính chúng ta.
Những phương pháp tâm linh rất sẵn sàng,hữu hiệu, và tiện dụng, nhưng chúng ta phải chấp nhận đến khối lượng lớn những người có thể không có xu hướng tâm linh. Chúng ta chỉ có thể làm để những phương pháp này có tác động ảnh hưởng rộng rải nhất. Điều này là quan trọng bởi vì sự phát triển khoa học, kỷ thuật, và vật chất không thể giải quyết những vấn nạn của nhân loại. Chúng ta phải kết hợp sự phát triển vật chất với sự phát triển nội tại của những giá trị nhân bản như vậy như là từ bi yêu thương, bao dung, tha thứ, toại ý, và tự rèn luyện.
Tuệ Uyển chuyển ngữ