Trang chủ Quốc tế Tu sĩ Mỹ dịch Lâm Tế Lục sang tiếng Anh

Tu sĩ Mỹ dịch Lâm Tế Lục sang tiếng Anh

104

Thomas Kirchner, một trợ lý nghiên cứu tại Viện nghiên cứu quốc tế về Thiền Phật giáo tại Đại học Hanazono ở Kyoto, đã mất 10 năm để nghiên cứu về “The record of Linji” (Lâm Tế lục) – một bộ sách lớn với nhiều chú thích và tham khảo mở rộng.


Linji (Lâm Tế) là một thuật ngữ của Thiền, được biết tới với tên Rinzai ở Nhật Bản. Thiền sư Kirchner, sống trong một ngôi chùa ở Kyoto, nói “Lâm Tế lục” là một văn bản cốt tủy của thiền Phật giáo Trung Quốc và Nhật bản gần 1000 năm nay.


Công việc dịch thuật đồ sộ văn bản sang tiếng Anh thực tế đã bắt đầu hàng thập kỷ trước đây bởi Ruth Fuller Sasaki, một người Mỹ đã cưới Thiền sư huyền thoại Shigetsu Sasaki.


Hai người sống cùng nhau ở Mỹ, nhưng sau khi Shigetsu qua đời, Sasaki chuyển đến Nhật năm 1949 và bắt đầu dịch “Lâm Tế lục” để giúp giới trẻ Nhật Bản và các học giả phương Tây tìm hiểu về Thiền.


Bà mất đột ngột năm 1967, và mặc dù dự án đã gần hoàn thành nhưng đã bị dừng lại


Một số cao Tăng đã gặp Kirchner năm 1998 để bàn về việc hoàn thành dự án. Ông đã đồng ý và được trao 10 tập tài liệu nghiên cứu do Sasaki thu thập.


Kirchner đã dành toàn bộ thời gian để hoàn thành cuốn sách, trong đó giới thiệu với độc giả Triết học Phật giáo và lịch sử Thiền. Ông nói: “Thậm chí cuốn sách giải thích cả quan hệ giữa Thiền và Khổng giáo, Đạo giáo. Thông tin nền tảng này có thể giúp mọi người hiểu rõ hơn Thiền và Phật giáo


Hàng trăm người nước ngoài thực tập Thiền ở Nhật Bản, Kirchner nói, cùng với hàng ngàn ngàn người trên khắp thế giới.


Vì nhiều người quan tâm đến Thiền là những người thông minh và có ảnh hưởng nên Thiền vẫn đang duy trì sự quan tâm cao trong công chúng ở Hoa Kỳ và châu Âu,” ông nói.


Kirchner đã tự thực tập Thiền từ khi lần đầu tiên đến Nhật Bản ở tuổi 20.


Câu hỏi tôi là ai có ý nghĩa lớn trong cuộc đời tôi. Tôi cảm thấy tự phát triển qua Thiền,” ông nói.


Nói một cách trung thực, Thiền đã từng là một sự khó nhọc đối với tôi, giống như bài tập đối với học sinh. Nhưng giờ đây chính Thiền là mục tiêu duy nhất của cuộc đời.”