Bùi Xuân Anh (mrlal…@yahoo.com) Là một người Phật tử cũng là một người biết chút ít về Công Giáo thông qua các sách kinh Tân ước và Cựu ước. Tôi có vài suy nghĩ về vấn đề nóng bỏng và nhạy cảm của Tòan Khâm Sứ. Nếu nhìn về lịch sử thì Công Giáo và Phật Giáo có nhiều thăng trầm, nhưng đó là thời chiến tranh, đất nước bị chia cắt. Nhưng ngày nay là thời bình, đất nước phát triển làm cho người dân chúng ta được tự do suy nghĩ và quyết định tín ngưỡng của mình. Là người Công giáo hay Phật Giáo thì cũng hướng con người đến những việc thiện, có lòng khoan dung thương yêu vạn vật muôn lòai. Về việc khu đất Tòa Khâm Sứ, Nhà nước mình đang đứng ở thế khó xử ở thời nay vì nếu giao lại cho Công Giáo thì phải xét về lịch sử của Phật Giáo do đó việc không trao trả cho ai cả và biến khu đất tranh chấp này thành công viên phục vụ nhân dân phục vụ lợi ích của cả những người ngòai đạo, đó là một giải pháp công bằng nhất. Theo tôi nghĩ phục vụ cho ai đi nữa thì “phục vụ chúng sinh tức là cúng dường chư Phật” hay “Yêu thương con của Chúa là phụng sự Chúa”. Để tránh bất hòa trong tôn giáo hay đố kỵ nhau về tín ngưỡng, Nhà nước phải trưng dụng mảnh đất ấy để phục vụ nhân dân, đó là một điều rất tốt trong thời đại phát triển. Hien Nguyên – Ấn Độ ([email protected]) Chúng tôi rất hoan hỷ khi biết thông tin Chính phủ Việt Nam có dự án xây dựng khu đất một phần của chùa Báo Thiên trở thành công viên và thư viện phục vụ lợi ích nhân dân, mặc dù rất xót xa trước cảnh chùa Báo Thiên bị tàn phá và cho đến hôm nay vẫn chưa có nơi để phục hồi, tôn tạo cho xứng tầm với một trong tứ đại khí của nước Việt. Và càng xót xa hơn khi mảnh đất ấy lại là nơi “đòi” của một bộ phận giáo dân đứng đầu là TGM Ngô Quang Kiệt. Chúng tôi mong Chính phủ cùng GHPGVN tìm một mảnh đất thích hợp gần Hồ Gươm để phục dựng chùa và tháp Báo Thiên, cũng như phục dựng lại lễ hội văn hóa chùa Báo Thiên dịp đầu năm, tổ chức các khóa quốc lễ cầu quốc thái dân an cho dân tộc. Chắc hẳn đó sẽ là công trình tiêu biểu của Thăng Long ngàn năm văn hiến. Kính mong hồn thiêng sông núi Đại Việt, Thăng Long và Chư Phật 10 phương ba đời gia hộ cho ý nguyện này chóng trở thành hiện thực. Hải – Hà Nội ([email protected]) Tôi tán thành với việc làm của chính quyền thành phố. Thật sự công việc này nên giải quyết từ lâu, vì theo tôi đất đai trên toàn lãnh thổ là của toàn thể dân tộc Việt Nam chứ không thuộc một tôn giáo nào cả. Việc sử dụng đất đai phải hài hòa lợi ích các tôn giáo. Đồng bào Công giáo không nên cầu nguyện chỉ vì đòi đất trên mảnh đất thiêng của Phật giáo một thời. Như thế có khác nào gây chia rẽ tôn giáo.
Vũ Hồng Sơn – Hà Nội (vhs_hn20…@gmail.com) Tôi đã cố đọc đi đọc lại nguyên văn lời phát biểu của TGM Ngô Quang Kiệt để hiểu những vấn đề ông Kiệt nói. Ông Kiệt nói rằng ông đi đòi đất nào không sử dụng vào mục đích công ích, chứ còn đất xây trường học, bệnh viện thì ông không đòi. Thế thì nay Nhà nước đã sử dụng mảnh đất 42 Nhà Chung vào mục đích công ích, làm vườn hoa, thư viện rồi, sao ông còn sống mái với Chính quyền, quyết bảo vệ đất bằng mọi giá làm gì.
Nếu ông dừng lại đúng lúc, mục tiêu như phát biểu của ông với UBND TP. Hà Nội đã đạt được rồi, thì có phải là ông có công trong việc bảo vệ lợi ích cộng đồng không? Vì sao ông cứ cố đòi, như vậy những lời nói và việc làm của ông có thống nhất với nhau không.
Tôi nghĩ giải pháp của Nhà nước là quá phù hợp rồi. Nếu ông đòi được, thì ông nghĩ sao về tình cảm của những người Phật tử, của những người phi Công giáo. Ông nói Lý và Tình mà Lý cũng không xong (vì về lý thì ông muốn đứng trên pháp luật), tình cũng không được (vì về tình thì ông chẳng đếm xỉa đến nguồn gốc mảnh đất nơi có Nhà thờ lớn tòa ngang dãy dọc ấy).
Kính mong ông biết dừng đúng lúc. Đừng đưa những người giáo dân nghe lời ông vào thế đối đầu với Nhà nước, tạo ra những cuộc khủng hoảng, mất ổn định, ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế xã hội của nước nhà, đến tinh thần Đại đoàn kết dân tộc.
Trần Quốc Bình – TP. Hồ Chí Minh (nationalpeacesg…@yahoo.com) Hồng y Phạm Minh Mẫn có bức thư gửi anh chị em linh mục, giáo dân, trong đó có đoạn “Ước mong anh chị em hiệp ý cầu nguyện xin Chúa ban ơn bình an và soi sáng cho mọi người biết tìm về sự thật giải phóng mọi người khỏi nhiều sự dữ”. Tôi nghĩ Hồng Y viết rất hay, rất tốt. Giá mà điều Hồng Y mong ước trở thành sự thật, khi toàn thể các giám mục, linh mục và giáo dân biết được sự thật có bao nhiêu chùa chiền bị thực dân Pháp và người Công giáo phá đi xây nhà thờ, biết được sự thật rằng họ đang mượn tiếng cầu nguyện để đòi lại mảnh đất đã từng bị người Công giáo phá chùa Báo Thiên đi xây Nhà thờ. Và còn vô vàn sự thật nữa về Công giáo ở Việt Nam và trên thế giới.
Tại sao biết được sự thật đó sẽ giải phóng giáo dân khỏi sự dữ? Bởi vì TGM Ngô Quang Kiệt thì biết sự thật đó, nhưng vẫn đẩy đồng bào giáo dân ra cầu nguyện để đối đầu với Chính quyền, và nếu xung đột, bạo động xẩy ra thì có lợi cho ai, sự dữ do ai mang đến? Nếu đồng bào Công giáo biết sự thật việc đòi đất của mình gây chia rẽ tôn giáo, chia rẽ dân tộc, liệu đồng bào Công giáo có còn đi đòi đất hay không? Vậy ta hãy cùng mong điều Hồng Y Mẫn mong muốn trở thành hiện thực.
Hoa Lý – Ninh Bình (hoalyn…@yahoo.com) Tôi nghĩ khi nhà nước sử dụng đất 42 Nhà Chung vào mục đích xây công viên và thư viện, công lý lại một lần nữa được thực thi. Khi giám mục Puginier và tay sai Nguyễn Hữu Độ cho phá chùa Báo Thiên xây Nhà thờ lớn và cơ sở của Công giáo, Công lý đã bị chà đạp lần thứ nhất. Chiến thắng Điện Biên Phủ đuổi thực dân Pháp về nước, Nhà nước sử dụng đất 42 vào mục đích công (xây nhà văn hóa quận Hoàn Kiếm), đó là khi công lý được thực thi khi nước nhà độc lập.
Nay TGM Ngô Quang Kiệt cho đòi lại, đó là hành vi xúc phạm công lý. Nhà nước đã quyết định sử dụng vào mục đích xây công viên, cũng là lúc công lý tái hiện diện. Có thể TGM Ngô Quang Kiệt có công khi không để mảnh đất đó làm nơi kinh doanh, tư lợi cho ai đó. Nhưng nếu ông biết dừng lại đúng lúc, thì người dân sẽ ghi nhận đóng góp của ông. Còn nếu ông tiếp tục huy động giáo dân cầu nguyện ở đó, chẳng khác nào ông lại tiếp tục chà đạp công lý.
Vietmrcb– Cao Bằng (vietmrc…@yahoo.com.vn) Hành động của ông Ngô Quang Kiệt sẽ bị phản tác dụng khi mà đại đa số người dân không đồng tình với việc đòi đất của các linh mục giáo phận Hà Nội. Điều này sẽ gây dị ứng khi nhắc đến hai chữ Công giáo, làm mất tình đoàn kết dân tộc, nhất là khi ông Kiệt phát biểu rằng ông ta xấu hổ khi cầm trên tay hộ chiếu Việt Nam, dù ông ta có bào chữa sau đó rằng muốn nước Việt Nam tốt hơn.
Nguyễn Anh Tuấn – Lê Trọng Tấn, Hà Nội (nathanoi…@yahoo.com) Phật tử Việt Nam là những người dân hiền từ, thực sự có tấm lòng cầu nguyện cho quốc thái dân an. Nếu như ở các nước khác thì có thể dẫn đến xung đột tôn giáo ở VN. Họ sao có thể chấp nhận được đất thiêng của mình bị ngoại lang xâm chiếm trong lịch sử, sao có thể chấp nhận được việc ngôi chùa linh thiêng đã gắn bó bao đời nay bị phá đi xây nhà thờ? Tuy nhiên, đất nước đã độc lập, hòa bình, nhân dân đoàn kết chung sức phát triển. Không nên khơi lại những vết thương của lịch sử. Việc ông Kiệt đòi đất trên chính mảnh đất chùa Báo Thiên cũ là không đẹp chút nào.
Châu Bá Thông (ericclapto…@yahoo.com) Có ai trong chúng ta dám xưng mình hiểu và hành theo đúng lời Phật dạy. Và càng có mấy ai trong chúng ta dám nói mình chưa làm gì sai trước Chúa. Hay chăng chúng ta chỉ biện minh cho những hành động mang nhiều cảm tính. Đúng -Sai, Sai-Đúng, Có mà là Không – Không mà là Có. Các bạn giáo dân chắc còn nhớ bài học vị thầy đã ngăn không cho học trò mình phản ứng “Hãy tra gươm vào vỏ, vì ai sử dụng gươm đao sẽ bị trả lại gươm đao“… Cớ sao lại cuốn nhau vào những chuyện làm ta phiền muộn, chia rẽ… trong khi một hình ảnh rất rất ý nghĩa và đầy tế nhị là thánh giá được vững bên cạnh nền đá giếng ngôi chùa Báo Thiên. Hai vật vô tri vô giác đó lại đứng chắc cạnh cùng nhau trong khi những người sống lại trách lẫn nhau. Tại sao lại “đòi đất” khi tất cả đất đai là của chung, của muôn loài, nhân loại, của dân tộc.
Nguyễn Hoàng – TP. Hồ Chí Minh (hoangminhhung19…@yahoo.com.vn) Người VN vốn hiếu hòa và dễ tha thứ, điều đó lý giải vì sao đại bộ phận người Việt theo đạo Phật. Người Việt đến Chùa thắp nhang niệm Phật trong những ngày tết, lễ sau khi đã thắp nhang cúng ông bà tổ tiên mình. Trong tâm thức người Việt thờ cúng ông bà đi đôi với thờ Phật. Điều đó lý giải vì sao đạo Phật ở VN luôn đồng hành cùng dân tộc, vì sao sự tồn vong của đất nước luôn có sự đóng góp lớn lao của đồng bào Phật tử. Phật dạy chúng ta sống Từ Bi Hỉ Xả nhưng cũng dạy chúng ta trọng công bằng.
Do vậy mà trải qua bao thăng trầm của lịch sử nước nhà, Phật giáo đã đồng hành cùng dân tộc đấu tranh chống ngoại xâm giành lại độc lập tự do cho Tổ Quốc. Trong sự việc ở Tòa Khâm cũ ở Hà Nội, Phật giáo không chủ trương đối đầu, chia rẻ tôn giáo nhưng chúng ta cũng phải biểu thị ý kiến của mình với TGM Ngô Quang Kiệt, và các Cha xứ khác. Chúng ta có quyền đề nghị họ thôi khơi lại nỗi đau của người Phật tử, cũng là nỗi đau của dân tộc thời Pháp thuộc.
Xin họ hãy để quá khứ ngủ yên và cùng nhau xây dựng cuộc sống mới ấm no cho Dân Tộc VN. Đất đai Tòa khâm sứ cũ đã được xây công viên vì lợi ích cộng đồng. Không còn lý hay tình để TGM Ngô Quang Kiệt đòi đất nữa.
Nếu quý độc giả có ý kiến về quyết định của UBND TP. Hà Nội về việc sử dụng mảnh đất 42 Nhà Chung xây công viên và thư viện, cũng như các sự việc có liên quan, xin bấm vào đây, hoặc gửi email về địa chỉ [email protected]. |
Xem bài viết có liên quan: