Mitch Tillman là kẻ cứu rỗi hữu danh vô thực. Cách đây 6 năm, người truyền giáo của hội thánh Baptist này đã mòn mỏi bóc lịch trong nhà tù Alabama, đối diện với bản án cáo trạng buôn bán ma túy. Ngày nay, ông ta xây bệnh viện, nuôi trẻ em đường phố, và cứu rỗi các linh hồn tại Mông Cổ.
Đối với những người truyền giáo Cơ đốc như Tillman, Mông Cổ là tân El Dorado (Mảnh đất vàng). Từ khi Chính quyền Cộng sản thôi nắm quyền năm 1990, khoảng 60 ngàn người Mông Cổ đã cải đạo theo Cơ đốc giáo, – theo ghi nhận của các hội thánh Đa Thê (Mormon) hội thánh Tin lành ngày thứ Bảy (Seventh-day Adventist), và các hội thánh Tin lành khác, và Công giáo.
“Nhiều bạn em đang trở thành tín đồ Cơ đốc giáo, cho nên em quyết định học một cái gì đó từ tôn giáo này,” L.Chimgee, 18 tuổi, một sinh viên Đại học Kỹ thuật ở thủ đô Ulan Bator, nói. “Em vừa tham dự buổi cắm trại của Cơ đốc giáo trong ngày nghỉ cuối tuần ở miền quê. Nó có rất nhiều trò chơi, và em cảm nhận được ý nghĩa thực tế của cộng đồng. Vì vậy, em theo nhà thờ.”
Tillman, – kẻ được tha bổng tội sở hữu ma túy năm 2002, tin rằng những người cầu nguyện đã đảm bảo cho tự do của ông ta. Trước đây, khi mới ra tù, cư dân Chattanooga đã bán cửa hàng xác ô tô của hắn và chuyển đến Mông Cổ, nơi mà cha hắn là mục sư của hội Baptist, đã thành lập một hội truyền giáo.
“Vì Mông Cổ vừa bước vào kỷ nguyên mới của tự do và dân chủ, nên người dân Mông Cổ đang tìm kiếm một cái gì khác,” Tillman, – 53 tuổi, cha của 06 đứa con, gia đình của hắn có 3 đứa trẻ Mông Cổ được hắn nhận làm con nuôi, – nói. “Họ đang tìm kiếm hy vọng và một cuộc sống tốt hơn cho các con trẻ của họ. Tôi nghĩ, chúa Ki-tô sẽ ban cho họ điều đó.”
Các lạt-ma bật đèn đỏ
Nhưng cuộc vận động đối với người cải đạo đã được bấm chuông báo động trong các hành lang cổ kính của Tu viện Gandan, một khu liên hợp Phật giáo lớn nhất nước với 800 tu sỹ. Trưởng lão Khunhur Byambajav nói, ông lo rằng, người Mông Cổ đang đến tu viện của ông ít hơn.
“Đó là một vấn đề về tiền. Những hội truyền bá (Cơ đốc giáo) có tiền để xây trường và giáo dục giới trẻ. Họ dụ dỗ Phật tử bằng mọi cách khác nhau, Trưởng lão Byambajav nói, liên quan đến những món quà mà các nhà thờ dâng tặng như thực phẩm, quần áo, và học bổng du học nước ngoài. Chúng tôi không có đủ tài chính, nhưng chúng tôi phải cố gắng, mặt khác chúng tôi hẳn sẽ không có đủ người trẻ để trở thành Phật tử”.
Chẳng hạn, Hội Truyền bá Phúc âm Quốc tế của Tillman hoạt động tại hai bệnh viện, một trại trẻ mồ côi, một địa điểm phát chẩn, và một chương trình phục hồi sức khỏe cho người nghiện rượu trong một quốc gia, nơi mà rượu uống thay nước, thậm chí vài tu sỹ Phật giáo cũng uống, – vài người quan sát nói.
“Các tự viện Phật giáo của chúng tôi quá yếu, L. Odonchimed, nguyên nghị sỹ quốc hội, nói. “Họ thu tiền của nhân dân, nhưng họ không cho lại nhiều. Các hội truyền bá Phúc âm phát đồ miễn phí và giúp nhân dân – đó là cái mà một tổ chức tôn giáo nên làm”.
Những nhóm chưa đăng ký
Trưởng lão Byambajav nói, ông lo lắng nhất là những nhóm Cơ đốc giáo chưa đăng ký, ý mà ngài muốn nói là những thanh niên nam nữ tình truyền giáo, thuyết phục Phật tử đốt báo tôn giáo, và thậm chí phá hủy cả các bảo tháp (kiến trúc giống như ngọn núi, biểu tượng của giác ngộ). “Không có quyền điều kiển những nhóm này, và không ai để tâm chú ý đến cái mà chúng đang làm”.
Trong một quốc gia tách rời giữa giáo hội và nhà nước, lạt-ma Byambayav đề nghị chính phủ làm cho Phật giáo trở thành quốc giáo. Ngài lý luận rằng, đất nước cần một giới luật của tu sỹ, nên nhà nước tài trợ và cho phép giảng dạy Phật Pháp trong các trường công.
“Chúng tôi đã gửi thư đến chính phủ để thay đổi luật về tôn giáo, nhưng các tổ chức tôn giáo hải ngoại rất mạnh và giàu có”, Byambajav nói. “Họ chi phối các quyết định của các nhà chính trị bởi vì họ cho các nhà chính trị ấy tiền. Vì vậy, nó đặt chúng tôi vào vị thế bất lợi”.
Trở lại vấn đề Phật giáo
Odonchimed, – cựu nghị sỹ quốc hội, – nhất trí rằng, nhiều người Mông Cổ bị các dịch vụ biếu xén của các nhóm nhà thờ thu hút. Nhưng ông tiên đoán, cuối cùng người dân sẽ phớt lờ nó khi kinh tế đất nước phát triển. “Khi thời gian trôi qua, người dân sẽ có nhu cầu ít hơn đối với các hội truyền giáo này, và họ sẽ bị bỏ quên”, ông nói. “Hầu hết mọi người sẽ quay về theo Phật giáo”.
Trong khi chờ đợi, Liên đoàn Bảo tồn Truyền thống Đại thừa (FPMT), – một tổ chức Phật giáo bất vụ lợi trụ sở tại Oregon, – đang vận dụng lối tiếp cận Tây phương để thu hút tín đồ.
Liên đoàn này đã khai giảng các khóa học trong các tu viện và tại trung tâm thủ đô Ulan Bator. “Tôn giáo Mông Cổ cần phải thích nghi với thời đại,” Ueli Minder, lãnh đạo Liên đoàn tại Thụy Sỹ, nói. “Giới trẻ Mông Cổ có ít kiến thức về Phật giáo bởi vì các tự viện không giảng dạy giáo lý cho cư sỹ. Mục đích của chúng tôi là giúp cho mọi người hiểu nguồn cội văn hóa và tôn giáo”.
Phương pháp Tây phương
Trưởng lão Byambajav nói, tu viện Gandan cũng vận dụng phương pháp Tây phương, như một chương trình phát thanh, các kế hoạch mở vài trường tư thục và khai trương một kênh truyền hình.
Tuy nhiên, Minder thừa nhận rằng, giới tu sỹ Phật giáo đang đối diện với một thách thức nản lòng khi leo lên chống lại các hội truyền giáo: Sự cải đạo là một khái niệm xa lạ đối với hầu hết trong số họ.
“Phật giáo không nên trở thành một tôn giáo truyền bá, nhưng chúng tôi cần phải có can đảm vượt qua lối hoằng pháp thụ động trong quá khứ, và phổ cập công tác hoằng pháp,” Minder nói. “Các lạt-ma (tu sỹ Tây Tạng/Mông Cổ) cần phải học để bảo vệ đức tin của họ, và để lấy lại niềm tin của mọi người.”
Tín lý Cơ đốc giáo nằm trong đất nước Mông Cổ của Phật giáo
Cho đến khi tôn giáo bị hạn chế dưới thời Chính quyền Cộng sản từ năm 1921, hầu hết người dân Mông Cổ theo đạo Phật của Tây Tạng. Sau năm 1990, Phật giáo và các tự viện đã mở cửa trở lại. Nhưng đồng thời, nó cũng mở rộng các cửa cho các tôn giáo khác.
Hiện nay, 50% người dân Mông Cổ là Phật tử theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng, 6% là tín đồ của Hoàng giáo (Shamanism) và Cơ đốc giáo, và 4% là tín đồ Hồi giáo. Khoảng 40% nói, họ thực hành phi tôn giáo, theo số liệu của CIA.
Thách thức để giữ Phật tử đầy niềm tin từ sự cải đạo sang Cơ đốc giáo là chướng ngại về ngôn ngữ. Các tu sỹ tụng kinh tiếng Tây Tạng, – thứ ngôn ngữ mà phần đông người Mông Cổ không hiểu. Các bài giảng và Phúc âm của Cơ đốc giáo đã được đọc và viết bằng tiếng Mông Cổ.
Theo ghi nhận của các đoàn thể hội thánh hoạt động ở Mông Cổ, có 60 ngàn tín đồ Cơ đốc giáo- gia tăng 20% trong 8 năm qua. Chính phủ không nắm các số liệu thống kê về tình trạng sáp nhập tôn giáo này.
Tại thủ đô Ulan Bator, nơi mà một nửa tín đồ Cơ đốc giáo sinh sống, theo báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, các nhà thờ tọa lạc nổi bật ở các vùng ngoại ô, bao gồm một nhà thờ của hội thánh Đa thê Năm chuyện (Five-story Mormon) nằm cạnh khách sạn sang trọng nhất của thành phố. Khách trọ có thể xem chương trình Cơ đốc giáo qua kênh truyền hình Đại Bàng (Eagle TV), – một kênh truyền hình vệ tinh được tài trợ bởi các tín hữu Tin lành giáo.
Quay về với lối sống Mỹ cũng là ‘chuyện thường này ở huyện’, kể cả những mục sư danh tiếng giảng những bài giảng sinh động cho các sảnh đường ắp đầy lối sống ấy. Các dịch vụ này bao gồm nhạc rock, ánh sáng đèn chói chang, và video kỹ thuật cao chiếu qua màn ảnh rộng. Những chai nước trắng bố thí tràn ngập, và các cô cậu choai choai có thể đăng ký tham gia “cắm trại Cơ đốc” ở nông thôn.
“Nó là một sự giải thoát nguyên trạng”, Mitch Tillman, mục sư Tin lành Baptist Mỹ nói. “Vì quá nhiều năm rồi, người dân Mông Cổ sống theo đạo Phật, và lúc ấy họ bị đàn áp bởi cộng sản. Họ muốn một cái gì mới và họ tìm thấy nó trong chúa Ki-tô.”
Thích Minh Trí dịch