Ở Việt nam, Phật giáo vẫn là một tôn giáo lớn, có sức hấp dẫn đối với đa số quần chúng nhân dân. Theo các nhà nghiên cứu tôn giáo, tiềm năng tinh thần của đức tin giúp con người cân bằng, hài hòa hơn trong mối quan hệ với thế giới và bản thân mình, giúp cho hiện thực trở nên hoàn hảo và mang tính người hơn. Với chức năng làm phần bù của thế giới thực tại, sự chấn hưng của Phật giáo Việt
1. Thế kỷ 20 đã trôi đi trong lời tiên tri của Blavatxki – Một thành viên của Hội Thông thiên học thế giới – “thế kỷ của sự tiến bộ tri thức nhưng suy thoái tâm linh”. Đầu thế kỷ 21, con người lại chứng kiến những đổi thay đến chóng mặt của cuộc sống hiện tại với những nghịch lý ngày càng sâu sắc: con người vươn tới toàn cầu, vươn tới tầm cao và chiều sâu của vũ trụ nhưng lại xa lạ với đồng loại, hiểu sâu sắc hơn những bí ẩn của thế giới vật chất vi mô và vĩ mô nhưng lại bất lực trước những bí ẩn ngay trong đời sống tâm linh của mình.
Toàn cầu hóa với sự phát triển của khoa học tác động tới sự phát triển nhiều mặt trong đời sống xã hội nhưng lại dẫn tới nguy cơ hủy diệt loài người bởi chiến tranh hạt nhân, ô nhiễm môi trường, bệnh hiểm nghèo… Nền văn minh vật chất một mặt đáp ứng tốt hơn cho những nhu cầu của con người, mặt khác lại khiến cho nhiều người bị tha hóa, tự đánh mất mình, trở thành nô lệ cho những ràng buộc vật chất. Những thành tựu do con người tạo ra lại trở thành phương tiện nô dịch họ. Một nhà báo Mỹ đã so sánh rằng: về mặt vật lý, nhân loại đang ở trong thời đại nguyên tử nhưng về mặt tâm lý học thì lại đang đứng ở thời kỳ đồ đá, giống như một người chân buộc vào máy bay phản lực còn chân kia buộc vào chiếc xe bò kéo.
Khổ đâu của con người chưa chấm dứt bởi sự giằng co giữa quá khứ và hiện tại, truyền thống và hiện tại, tín ngưỡng và khoa học, tâm linh và vật chất… Đối với một phần không nhỏ của nhân loại, hạnh phúc trần gian vẫn còn là một ẩn số. Các nhà xã hội học hiện đại thường bàn tới sự lạc lõng của cá nhân cô đơn giữa một đám đông vô danh như một bi kịch cá nhân không lối thoát. Trong một thế giới tiến lên không ngừng, cá nhân mỗi con người không thể hướng ra bên ngoài, hội nhập với nền văn minh nhân loại để không bị bỏ rơi, tụt hậu. Nhưng nỗi cô đơn trong hiện hữu và những khổ đau trần thế lại khiến cho con người phải hướng vào trong, tìm lối thoát tâm linh… Đây chính là nguyên nhân cơ bản để lý giải tại sao trong khi vào đầu thế ký 20, người ta tưởng rằng đã có thể khâu tấm vải niệm cho tôn giáo thì trái lại, tôn giáo lại chấn hưng mạnh mẽ vào đầu thế kỷ 21.
Trong xã hội Việt
2. Nền tảng cơ bản của đạo Phật là thực nghiệm tâm linh. Tinh thần giải thoát cơ bản của đạo Phật là sự phản tỉnh nội tâm trên những thuộc tính nhân bản. Vì vậy, ảnh hưởng sâu sắc nhất của Phật giáo là đối với người Việt
Từ niềm tin vào bản thân, con người có thêm sức mạnh để cải tạo thế giới và cải tạo bản thân mình, “nhân hóa” hiện thực, giúp cho hiện thực hoàn hảo hơn. Với niềm tin tuyệt đối vào con người, Phật giáo chỉ ra con đường giải thoát khỏi khổ đau là sự tự khai phóng những năng lực tinh thần từ trong chiều sâu tâm thức mỗi con người bằng trí tuệ và đạo đức. Từ quan niệm: “vạn pháp duy tâm tạo”, Phật giáo đi tới khẳng định: giải thoát là tự cởi bỏ ách nô lệ tinh thần trong chính tâm mình, đưa cái tâm trở về trạng thái vô tâm, trong trẻo, tròn trịa, không tì vết, phẳng lặng như mặt hồ không gợn sóng. Đó là con đường vươn tới cái chân (hiểu đúng thực tướng của vạn vật), cái thiện (suy nghĩ thiện, hành động thiện) và cái mỹ (vươn tới cái đẹp vĩnh hằng của cõi Niết Bàn). Giải thoát tâm linh bằng nỗ lực tự thân là nét độc đáo của Phật giáo. Khi nhận tô sữa từ tay cô gái chăn bò, uống hết tô sữa, Đức Phật thả chiếc tô quý bằng vàng mà cô đã cúng dàng xuống dòng nước. Chiếc tô trôi ngược dòng. Giáo lý giải thoát của Phật giáo cũng như chiếc tô quý trôi ngược dòng vô thường của đời sống, ngược dòng chảy bản năng của mỗi con người. Giữa dòng cuộc sống, con người không thể để bị cuốn theo những đam mê ảo ảnh mà phải thắp sáng đuốc tâm hồn, xua màn đêm vô minh, chặt đứt mắt xích sinh tử luân hồi để đạt tới cái “không” vĩnh hằng ngay chính tại tâm mình.
Có người nói, dù lấy lý thuyết “vô ngã” làm trung tâm thì đạo Phật vẫn là đạo “cá nhân chủ nghĩa” nhất. Đấy là lời nhận xét tốt đẹp bởi vì mục tiêu cuối cùng của Phật giáo là giải thoát cho cái tôi khỏi những đau khổ của cuộc đời bằng sự nỗ lực tự thân. Đó chính là giá trị nhân đạo của Phật giáo. Liên tưởng tới chủ nghĩa Marx, ta thấy cốt lõi trong chủ nghĩa Marx là tư tưởng giải phóng con người. Suốt cuộc đời, Marx tìm con đường giải phóng cho nhân loại bằng cuộc cách mạng tấn công vào dinh lũy của chế độ áp bức, bóc lột, giải phóng triệt để con người trên mọi lĩnh vực.
Tuy nhiên, vì toàn tâm toàn ý cho cuộc cách mạng xã hội hiện thực, Marx chưa có điều kiện đi sâu nghiên cứu lĩnh vực tâm linh của cá nhân con người, một lĩnh vực mà tới nay còn rất phức tạp đối với các nhà khoa học xã hội và nhân văn. Bởi thế, Phật giáo với cái nhìn sâu sắc, tế vi về đời sống tâm linh và lời kêu gọi khai phóng những năng lực tâm linh cá nhân để giải thoát khổ đau nhân thế vẫn có giá trị tham khảo và thực hành trong xã hội hiện đại. Khẳng định sức mạnh tự giải thoát có trong mỗi con người, Phật giáo đã tiếp thêm cho con người niềm tin vào chính bản thân mình, khuyến khích, động viên co người vươn tứi hạnh phúc và tự do. Niềm tin ấy giúp con người khắc phục tư tưởng ỷ lại nơi người khác hay thái độ nhẫn nhục chịu đựng để làm chủ cuộc đời mình. Trên thực tế, nếu không có niềm tin vào bản thân thì con người không bao giờ có được sự giải thoát thực sự. Trong mọi sự đổi thay của xã hội, sự tham gia của quần chúng đòi hỏi một sự tự giác cao, xuất phát từ sự hiểu biết sâu sắc mục đích của hành động. Nếu không, quần chúng cũng chỉ là “bầy cừu ngoan ngoãn”, là “bệ tì”, kẻ độn đường lịch sử”, để cho những kẻ có quyền lực thực hiện mục đích vị kỷ mà thôi. Khi đó, con đường giải phóng sẽ là nửa vời, luẩn quẩn mà không bao giờ tới đích. Và quần chúng lại bị chuyển từ hình thức nộ lệ này sang hình thức nô lệ khác mà thôi.
3. Con người Việt nam hôm nay tìm về với đạo Phật cũng là để khắc phục sự xung đột giữa cái tôi cá nhân và thực tế cuộc sống, làm dịu đi những ham muốn nhục dục, giải thoát trạng thái tâm lý nô lệ, đạt tới tự do nội tâm. Trong xã hội hiện đại, không ít người bị cuốn vào cơn lốc của nền văn minh vật chất và văn hóa ngoại lai. Cơ chế thị trường là cơ chế của sự mua bán, trao đổi hàng hóa nên các đối tượng, các quan hệ, kể cả quan hệ tình cảm vô hạn, vô hình cũng trở thành hữu hạn, hữu hình để bị đặt lên cán cân trao đổi. Điều này dẫn tới nghịch lý là con người giàu lên về vật chất nhưng lại nghèo đi về tinh thần và tình cảm. Phật giáo và tinh thần giải thoát bằng trung đạo ít nhiều có thể giúo con người tham khảo để lập lại trạng thái quân bình trong đời sống, tránh lối sống khổ hạnh của thời bao cấp đồng thời cũng tránh lối sống đam mê dục lạc, cơ hội thực dụng trong cơ chế thị trường.
Tinh thần giải thoát trong Phật giáo cũng giúp con người thanh lọc thân tâm, điều chỉnh hành vi đạo đức để sống hòa nhập với cộng đồng. Lời cảnh bảo về nghiệp báo luân hồi có tác dụng như một chiếc phanh hãm những hành động thái quá, cực đoan. Bất kỳ người Việt Nam nào cũng biết tới những câu thành ngữ “ác giả ác báo”, “ở hiền gặp lành”… cùng triết lý về nghiệp báo luân hồi của đạo Phật. Điều này ít nhiều có tác dụng cảnh tỉnh, giúp cho nhiều người dừng lại bên bờ cái thiện giữa ranh giới mong manh của thiện ác, chính tà. Trong bối cảnh hiện nay, bản năng ích kỷ dễ có cơ hội nảy sinh và phát triển hơn là thái độ sống vị tha, độ lượng. Phật giáo góp phần giúp con người vượt qua những tầm thường, bon chen của lợi danh thế tục để sống nhân ái, vị tha hơn. Nỗi đau khổ của cá nhân sẽ vơi nhẹ trước sự cảm thông với nỗi đau khổ của người khác. Thoát khỏi sự ràng buộc của ngã mạn, con người sẽ dễ thừa nhận những thực tại vượt khỏi giới hạnh hẹp hòi của cá nhân để sống thoải mái, dễ dàng hơn.
Tỉnh thức về vô thường, về sự mong manh của vạn hữu phần nào giúp con người điều chỉnh hành vi, bớt phần tham lam, vị kỷ để hướng tới tha nhân nhiều hơn. Cuộc đời vô thường mang trong mình nó những giá trị đặc biệt, giúp con người làm quen với tất cả những chiều cạnh của cuộc sống trong một tiến trình tự nhiên để yên bình hơn trong tâm thức. Nó dạy con người một thái độ sống phù hợp trước những bất trắc của đời sống và trực diện cái chết một cách bình tĩnh, yên lành.
Đối với người lãnh đạo, để bảo vệ và phát triển đất nước, họ cần phải có trong mình tinh thần vô ngã vị tha, từ bi hỷ xả, không thể lấy cái đích là địa vị quyền chức, bổng lộc mà phải là sự cống hiến, hy sinh, phục vụ nhân dân. Muốn hoàn tất triệt để cuộc cách mạng giải phóng con người khỏi mọi hình thức nô lệ, tha hóa, họ phải tự sửa mình để xứng đáng cương vị lãnh đạo nhân dân. Người lãnh đạo hôm nay cũng cần phải tỉnh thức về sự vô thường, trau dồi phẩm chất đạo đức và trí tuệ để có một phần từ bi hỷ xả mà góp sức hoàn tất sự nghiệp giải phóng triệt để con người.
4. Thiền là một trong những giá trị lớn của Phật giáo. Hiện nay Pháp thiền của Phật giáo được nhiều người trên thế giới thực hành. Thiền một mặt là phương pháp dưỡng sinh để phòng và chữa bệnh, mặt khác là phương pháp giúp con người đạt tới trạng thái cân bằng nội tâm, giảm tải sự căng thẳng thần kinh, giải tỏa stress. Con người tìm thấy sự giải thoát khổ đau qua việc đi xuyên qua chiều sâu nội tâm, đánh thức cái tâm thức thăm thẳm trong bản thể mỗi con người, cái mà Phật giáo Đại thừa gọi là “Trực chỉ nhân tâm, kiến tính thành Phật”.
Bằng hành thiền, con người có thể cởi bỏ những ràng buộc quá tải của đời sống, vượt qua những vọng tưởng sai lầm, qua tảng băng nổi của ý thức để nhập vào chiều sâu vô thức, đạt tới bản thể tuyệt đối, hòa nhập làm một với đại ngã vô biên – một trạng thái đỉnh cao của giải thoát. Tâm hồn con người trở nên thanh thản, độ lượng; trí tuệ sáng suốt, nhạy bén hơn. Bản ngã được giải phóng khỏi cái tôi ích kỷ, thấp hèn để giao cảm, hòa đồng với cuộc đời. Cuộc sống của mỗi người vì thế mà nhẹ nhàng, khoáng đạt, công việc đạt hiệu quả cao hơn; quan hệ giữa người với người độ lượng, nhân ái hơn.
Ở Việt
Nhìn chung, Phật giáo đang có ảnh hưởng tới mọi bình diện của đời sống người Việt