NGƯỜI ĐỐI THOẠI: Nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TPHCM Võ Viết Thanh, trong bài trả lời phỏng vấn “Không có chuyện mất bản đồ gốc Thủ Thiêm”, đăng trên báo Tuổi Trẻ, thứ hai, 7/5/2018 có cho rằng: “Còn về các cơ sở tôn giáo, giữ những nơi đó rõ ràng có lợi cho đời sống tâm linh của người dân, văn hóa, lịch sử của khu vực, nó đâu có hại gì cho các công trình công ích? Không có đình, chùa, nhà thờ, chợ, khu dân cư cũ, Thủ Thiêm sẽ thành một đô thị vô hồn.”
Minh Thạnh nghĩ sao trước hiện trạng đình chùa đã giải tỏa hết, chỉ còn độc nhất cơ sở Công giáo, gồm nhà thờ, tu viện?
MINH THẠNH: Nếu quan niệm như Nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TPHCM Võ Viết Thanh, nếu không còn đình, chùa, nhà thờ, Thủ Thiêm sẽ thành một đô thị vô hồn, thì bây giờ, nếu chỉ còn nhà thờ – tu viện Ca tô La Mã, thì Thủ Thiêm có phải Thủ Thiêm vẫn “còn hồn”, nhưng mà chỉ còn hồn Công giáo, hồn Ca tô La Mã.
Mai đây, khi khu đô thị mới Thủ Thiêm xây dựng xong, là một phần của trung tâm TPHCM, gắn với khu trung tâm hiện hữu bằng 4-5 cây cầu, thì cái hồn Công giáo, hồn Ca tô La Mã của khu Đô thị mới Thủ Thiêm cũng sẽ là cái hồn tôn giáo của cả trung tâm TPHCM.
Hiện giờ, trung tâm TPHCM đã được bao phủ bởi cái hồn Công giáo, hồn Ca tô La Mã là nhà thờ Đức Bà, ở ngay vị trí trung tâm, sát bên Dinh Độc Lập.
Mai đây, Trung tâm TPHCM mở rộng sang Thủ Thiêm, thì thêm một cái hồn nữa, rộng hơn, vị trí ưu thế hơn, là tổ hợp nhà thờ giáo xứ tu viện Thủ Thiêm, toàn trung tâm TPHCM, trung tâm mới và trung tâm cũ, trung tâm phía Đông và trung tâm phía Tây, đều là hồn Công giáo, hồn Ca tô La Mã.
Vấn đề là ở chỗ đó.
NGƯỜI ĐỐI THOẠI: Khu Thủ Thiêm hiện nay còn lại cơ sở Công giáo chỉ mới là hiện trạng tạm thời, đâu có gì chắc chắn mà Minh Thạnh nói rất cay đắng như thế?
MINH THẠNH: Hiện nay, vấn đề không còn là có hay không có cưỡng chế tháo dỡ đối với tổ hợp kiến trúc tôn giáo Ca tô La Mã ở Thủ Thiêm. Với sự kiện tai tiếng mất bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Ủy ban Nhân dân Quận 2 đã ngưng cưỡng chế tháo dỡ những công trình còn chưa di dời ở Thủ Thiêm. Có thể coi như Nhà thờ – Tu viện Thủ Thiêm đã được tạm cấp giấy tồn tại.
NGƯỜI ĐỐI THOẠI: Nhưng đó là tạm ngưng, chỉ như Minh Thạnh nói một cách ví von, tạm có giấy, và thực ra đâu có giấy nào đâu cho nhà thờ Thủ Thiêm?
MINH THẠNH: Điều chi được thể hiện là “tạm” đó là biểu hiện cho một xu thế mới. Cao điểm cưỡng chế tháo dỡ đã qua. Bài trả lời phỏng vấn của Nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TPHCM Võ Viết Thanh tạo xu hướng mới.
Nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TPHCM Võ Viết Thanh nói rõ: “Trong buổi trình bày quy hoạch Thủ Thiêm với Chính phủ, tôi nói rõ: quy hoạch phải đảm bảo tái định cư cho người dân trên nguyên tắc bằng hoặc hơn nơi ở cũ, ưu tiên tái định cư tại chỗ để đảm bảo đời sống xã hội cho người dân, bao gồm cả sinh kế lẫn đời sống tâm linh.
Chúng tôi đề xuất giữ lại ngôi chùa, nhà thờ, đình Thủ Thiêm, nâng cấp khu chợ Thủ Thiêm và đường Lương Định Của, tạo điều kiện để người dân chỉnh trang nhà cửa, khu tái định cư được bố trí sát cạnh khu trung tâm mới.
Làm được như vậy, người dân Thủ Thiêm sẽ được sống ổn định, được chứng kiến khu đô thị mới làm đổi thay quê hương mình. Như vậy, hồn của mảnh đất Thủ Thiêm sẽ được giữ lại với đất, với người.”.
Bây giờ, lỡ di dời cưỡng chế tháo dỡ hết chùa chiền rồi, chỉ còn nhà thờ thôi, thì logich tự nhiên là giữ lại nhà thờ, ai dám đi cưỡng chế tháo dỡ nữa?
Nếu lại cưỡng chế tháo dỡ tổ hợp nhà thờ – tu viện ở Thủ Thiêm sẽ là một vấn đề lớn, vì chính Nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TPHCM Võ Viết Thanh đã phát biểu như thế. Và Thủ tướng Chính phủ tiền nhiệm đã phê duyệt trên tinh thần đồng ý đề xuất đó.
Do đó, hiện trạng ở Thủ Thiêm, chùa chiền di dời hết, chỉ còn nhà thờ tu viện Ca tô La Mã không phải là một hiện trạng tạm thời, dù trên giấy tờ có vẻ như thế, mà là một xu hướng diễn tiến có khả năng rất cao.
Hệ quả tất yếu là hồn của khu Đô thị mới Thủ Thiêm, hồn của Trung tâm TPHCM sẽ còn chỉ là hồn Ca tô La Mã, hồn Thiên Chúa giáo, thể hiện bộ mặt TPHCM là một thành phố Ca tô La Mã, thành phố Công giáo, thành phố của đạo Chúa.
NGƯỜI ĐỐI THOẠI: Vậy sẽ cứ vẫn là như bây giờ?
MINH THẠNH: Không. Vẫn có thể điều chỉnh. Những chùa cũ di dời hết rồi thì bây giờ xin chính quyền cấp đất xây lại chùa mới, sát cạnh nhà thờ tu viện, tạo cho trung tâm TPHCM đường nét hài hòa tôn giáo, cái hồn hài hòa tôn giáo.
Đâu khó gì đâu, vì bây giờ ở cạnh đó chưa xây dựng gì hết.
Đây là cơ hội để chính quyền TPHCM điều chỉnh lại diện mạo Ca tô La Mã của khu Sài Gòn – Trung tâm TPHCM do thực dân Pháp để lại.
NGƯỜI ĐỐI THOẠI: Thấy Minh Thạnh nói nhiều lần đề xuất này, mà giới Phật giáo nào có lưu tâm?
MINH THẠNH: Chính vì vậy, nên tôi thấy cần lặp đi lặp lại đề xuất của mình.
Đây là cơ hội tốt để Phật giáo khắc phục tình trạng hình thành từ hàng trăm năm trước dưới thời thực dân Pháp đô hộ là chùa chiền bị xua đuổi ra vùng ngoại ô, vào các ngõ hẻm, vào các xóm lao động.
Cơ hội đã có, nhưng nếu giới lãnh đạo Phật giáo không biết nắm lấy, thì sẽ chỉ là những người vô dụng, vô tích sự.