Quang lâm chứng minh và tham dự buổi bảo vệ luận án tiến sĩ cấp Quốc gia có: HT Thích Thanh Đạt – Phó ban Thường trực Ban Giáo dục Tăng Ni TW, Viện trưởng Học viện PGVN tại Hà Nội; TT.Thích Hạnh Tùng – Trưởng BTS GHPGVN quận Cầu Giấy – đồng thời lời Thầy nghiệp sư của Nghiên cứu sinh;
Cùng chư tôn đức Tăng Ni trong sơn môn đại diện Phật tử đã về tham dự buổi bảo vệ luận án của nghiên cứu sinh Trần Văn Trọng (Đại đức.Thích Nguyên Toàn)
Về phía đại biểu có TS.Nguyễn Văn Sơn – Phó Bí Thư – Chủ Tịch UBND tỉnh Hà Giang; ông Trần Văn Hòa – Bí thư Huyện Ủy Bắc Quang – tỉnh Hà Giang; ông Nguyễn Trung Hiếu – Chủ tịch huyện Bắc Quang – tỉnh Hà Giang cùng đại diện lãnh đạo tỉnh Hà Giang và huyện Bắc Quang – Hà Giang.
Về tham dự còn có PGS.TS Thiếu Tướng Trần Xuân Tịnh – Nhà giáo nhân dân – Nguyên Giám đốc Học viện Biên phòng đại diện họ tộc của Nghiên cứu sinh; PGS.TS Lê Lương Đống – Nguyên Vụ phó Vụ Y học Cổ Truyền Bộ Y tễ Nguyên Phó Giám đốc Học viện Y học Cổ truyền Việt Nam- Hiệu trưởng trường y học cổ truyền Hà Nội cùng quý vị đại biểu bạn bè thân hữu và gia đình cùng về tham dự
Hội đồng khoa học gồm: Phó Giáo sư Tiến sĩ Đoàn Đức Phương (Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn) – Chủ tịch Hội đồng; cùng các phản biện: Phó giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Thu ; GS.TS Trần Đăng Suyền; PGS.TS Phùng Gia Thế. PGS.TS Lý Hoài Thu là người Hướng dẫn khoa học cho nghiên cứu sinh.
Qua thời gian hơn 3 giờ làm việc, Hội đồng khoa học đưa ra những kết quả đánh giá khá cao về đề tài mà nghiên cứu sinh Trần Văn Trọng (Đại đức Thích Nguyên Toàn) đã nghiên cứu và trình bày. Đa số các ý kiến nhận xét đều nhận định “Luận án Thơ lục bát từ truyền thống đến hiện đại là một đề tài hay vừa có ý nghĩa khoa học vừa mang tính thực tiễn, phù hợp với chuyên ngành Lý luận văn học.
Các nhà khoa học đều cho rằng “Thơ lục bát là một thể thơ có vị trí đặc biệt trong lịch sử văn học dân tộc. Vì vậy việc nghiên cứu thể thơ này một cách toàn diện và hệ thống trong tiến trình từ truyền thống đến hiện đaj là một nhiệm vụ bắt buộc mà giới nghiên cứu khoa học phải quan tâm đến.
Do đó có thể nói luận án đã góp phần vào việc giả quyết một vấn đề cấp thiết của của khoa nghiên cứu văn học”… Có thể nói tất cả các ý kiến đều khẳng định đề tài có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Có đóng góp mới cho ngành lý luận văn học lẫn văn học sử.
Nhận xét của Viện văn học TS Hoàng Cẩm Giang TS. Đỗ Thu Hiền, PGS.TS Phạm Thành Hưng…đều nhấn mạnh “Tác gỉa luận án đã giải quyết trọn vẹn mục tiêu khoa học mà mình đề xuất. Trên cơ sở chọn lọc và tổng hợp những thành tựu của nhiều thời đại thơ lục bát, tác giả luận án đã phát hiện rất chính xác những biến động của thi pháp thể thơ này”.
Luận án là công trình nghiên cứu hệ thống khá toàn diện về thơ lục bát trong tiến trình lịch sử qua các phương diện cấu trúc; đặc trưng giá trị kết tinh.
Tác giả luận án đã vận dụng một cách nhuần nhuyễn điêu luyện lý thuyết loại hình học và tiếp cận thi pháp học để làm nổi bật các yếu tố thể loaị của thơ lục bát trên cả hai bình diện đồng đại và lịch đại.
Luận án cũng đã góp phần quan trọng khẳng định vị thế và đóng góp to lớn của thơ lục bát cho đời sống tinh thần Việt Nam cho diện mạo và căn tính dân tộc Việt trong bối cảnh đương đại. Luận án cho thấy sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa văn phong nghiên cứu phân tích và thẩm bình tác phâm nhều phần vết hấp dẫn và lí thú.
Hội đồng đã nhất trí đánh giá. Đây là một luận án có chất lượng. Đáp ứng được các ưu cầu của một luận án tiến sĩ, nghiên cứu sinh xứng đáng được bảo vệ luận án ở cấp ĐHQG để nhận học vị tiến sĩ văn học. Hội đồng chấm thi đã công bố kết quả xuất sắc với 7/7 phiếu cho nghiên cứu sinh Trần Văn Trọng (Đại đức.Thích Nguyên Toàn)
Sau đây là một số hình ảnh ghi nhận được: